Quảng Ngãi: Mạnh tay xử lý việc lấn chiếm vùng nước cảng biển để kinh doanh

Lan Anh | 12/04/2022, 19:26

(TN&MT) - Ngày 12/4, UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đã có văn bản chỉ đạo các cấp ngành và cơ quan chức năng xử lý nghiêm vi phạm lấn chiếm trái phép mặt nước cảng Sa Kỳ (huyện Bình Sơn) của gia đình bà Nguyễn Thị Như Cẩm để làm nơi kinh doanh.

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh giao trách nhiệm cho chính quyền huyện Bình Sơn, tổ chức vận động gia đình bà Cẩm tự giác tháo dỡ toàn bộ phần diện tích vi phạm (lấn chiếm trái phép) tại cảng biển Sa Kỳ, hoàn trả nguyên trạng ban đầu. Trường hợp gia đình bà Cẩm không tự giác tháo dỡ, chủ trì với các cơ quan liên quan, tổ chức cưỡng chế buộc tháo dỡ toàn bộ diện tích vi phạm. Hoàn thành trước ngày 15/5/2022.

Ngoài gia đình bà Cẩm, giao UBND huyện Bình Sơn tiếp tục rà soát, kiểm tra xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm (lấn chiếm trái phép mặt nước) thuộc tuyến sông Sa Kỳ, đoạn từ cầu Tân Đức (QL24B) – cảng Sa Kỳ (nếu có), để hoàn trả lại nguyên trạng ban đầu.

z3334097399321_be74ceb4f577ccc76d3f605959c384d5.jpg
Khu vực gia đình bà Nguyễn Thị Như Cẩm lấn chiếm vùng nước cảng Sa Kỳ 

Sở GTVT tỉnh Quảng Ngãi chịu trách nhiệm cung cấp các hồ sơ, tài liệu có liên quan đến vi phạm mặt bằng trong công tác quản lý, khai thác cảng Sa Kỳ cho UBND huyện Bình Sơn trong quá trình xử lý vi phạm.

Cảng vụ Hàng hải Quảng Ngãi, cơ quan trực tiếp quản lý luồng, tuyến Sa Kỳ - Lý Sơn, vùng nước cảng biển Sa Kỳ chịu trách niệm cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan phạm vi bảo vệ, xử lý vi phạm trong phạm vi bảo vệ luồng, tuyến Sa Kỳ - Lý Sơn tại cảng Sa Kỳ, cho UBND huyện Bình Sơn.

Chủ trì phối hợp với các cấp, ngành liên quan của Quảng Ngãi, xác định cụ thể ngoài thực địa phạm vi vùng nước cảng biển Quảng Ngãi tại khu vực Sa Kỳ theo quy định hiện hành của pháp luật. Quản lý, giám sát thực hiện xây dựng công trình khác trong vùng nước cảng biển Sa Kỳ theo quy định; kịp thời phát hiện và phối hợp với các cấp, ngành và lực lượng chức năng liên quan xử lý những trường hợp vi phạm theo quy định.

Như báo TN&MT đã phản ánh trong bài viết “Quảng Ngãi: Lấn chiếm, san lấp trái phép khu vực mặt nước cảng Sa Kỳ để kinh doanh”, vào tháng 4/2019, gia đình bà Cẩm bị lực lượng chức năng địa phương lập biên bản vi phạm, yêu cầu tháo dỡ phần tường rào xây dựng trái phép trên hành lang đường bộ Quốc lộ 24. Thế nhưng gia đình bà Cẩm không chấp hành.

qngai2.jpg
Cơ quan chức năng sẽ tiến hành cưỡng chế nếu gia đình bà Cẩm không chịu tự động tháo dỡ phần diện tích lấn chiếm

Đến đầu tháng 1/2020, gia đình bà Cẩm tiếp tục cơi nới khu vực mặt nước cảng Sa Kỳ ra khoảng 40m2 và dùng ghe chở đá đổ lấn chiếm vùng nước cảng Sa Kỳ, để bồi đắp và cơi nới 1 lô đất mới, có chiều rộng 5m theo mặt tiền đường Quốc lộ 24 và dài 7m (so với bờ).

Việc làm trên không chỉ là hành vi trái pháp luật mà còn gây cản trở, vướng mắc cho tàu thuyền ra vào, neo đậu, tránh trú bão ở khu vực này, đặc biệt là số tàu khách tuyến Lý Sơn - Sa Kỳ và ngược lại khi ra vào đón, trả khách tại cảng.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
ĐBQH Lý Thị Lan đề nghị sớm triển khai chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Theo Đại biểu Lý Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, việc chậm, chưa ban hành các quy định pháp luật tất yếu dẫn tới lãng phí cơ hội thụ hưởng, tiếp cận chính sách của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đừng bỏ lỡ
  • Mường Tè (Lai Châu): Giải pháp đưa nước sạch về với đồng bào dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Mường Tè là một trong những huyện vùng cao có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống ở Lai Châu. Trước đây, người dân luôn phải sống trong cảnh thiếu nước sinh hoạt. Từ khi có các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình 30a, 135, nông thôn mới… của Nhà nước, đồng bào DTTS đã có nước sạch, hợp vệ sinh sử dụng trong sinh hoạt mỗi ngày. An ninh nguồn nước được đảm bảo.
  • Mở rộng mạng lưới nước sạch cho người dân vùng nông thôn Yên Bái
    (TN&MT) - Trong thời gian qua, thông qua các chương trình và lồng ghép nhiều nguồn vốn khác nhau, tỉnh Yên Bái đã và đang tích cực đưa nước sạch tới người dân vùng nông thôn, trong đó có sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội.
  • Thể chế quan điểm tuần hoàn tài nguyên nước
    (TN&MT) - Trong bối cảnh hướng đến nền kinh tế tuần hoàn trên thế giới, việc tuần hoàn tài nguyên nước là một yêu cầu cần thiết. Các quốc gia cần xây dựng được môi trường pháp lý cho phép thực hiện các giải pháp kinh tế nước tuần hoàn, đưa ra các chính sách khuyến khích và thúc đẩy thích hợp, nâng cao nhận thức và tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các công nghệ tiết kiệm nước, tuần hoàn, tái sử dụng nước. Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) đã đặt ra vấn đề này.
  • Đắk Nông: Đảm bảo nguồn nước, giúp người dân phát triển nông nghiệp
    Đắk Nông là một trong năm tỉnh thuộc Tây Nguyên được thiên nhiên ưu đãi với khí hậu thổ nhưỡng rất phù hợp để phát triển nông nghiệp. Trong đó, vấn đề an ninh nguồn nước luôn được tỉnh Đắk Nông quan tâm, chú trọng chỉ đạo đầu tư xây dựng hệ thống kênh mương thủy lợi, giúp người dân có điều kiện tốt nhất phát triển sản xuất nông nghiệp, vươn lên thoát nghèo.
  • Phiên họp thứ 55 Ủy hội sông Mê Công:Thúc triển khai thực hiện Tuyên bố chung Viêng Chăn
    (TN&MT) - Ngày 18/5, tại Đà Nẵng đã diễn ra Phiên họp lần thứ 55 của Ủy ban Liên hợp Ủy hội sông Mê Công quốc tế. Phiên họp nhằm thúc đẩy triển khai việc thực hiện Tuyên bố chung của Hội nghị cấp cao lần thứ 4 của Ủy hội sông Mê Công quốc tế (Tuyên bố chung Viêng Chăn).
  • Bạc Liêu: Quản lý, sử dụng, bảo vệ nguồn nước sạch cho mục tiêu phát triển bền vững
    Xác định tầm quan trọng của tài nguyên nước, trong những năm qua tỉnh Bạc Liêu đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nước, phục vụ đời sống nhân dân và mục tiêu giảm nghèo đa chiều, đảm bảo nước sạch cho mọi tầng lớp nhân dân. Để hiểu hơn về vấn đề này, Phóng viên Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Bình Thuận, Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Bạc Liêu.
  • Sơn La: Lấy ý kiến dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)
    (TN&MT) - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La vừa tổ chức Hội nghị tham gia ý kiến vào dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Bà Hoàng Thị Đôi - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ủy viên Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh chủ trì Hội nghị.
  • Vĩnh Phúc lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Tài nguyên nước
    (TN&MT) - Sáng 17/5, Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị lấy ý kiến vào Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Ông Nguyễn Văn Mạnh - Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc chủ trì Hội nghị.
  • Quảng Ngãi: Tìm giải pháp cấp nước ngọt ổn định cho đảo tiền tiêu Lý Sơn
    Nguồn nước ngầm trên huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đang dần cạn kiệt khiến đời sống sinh hoạt và sản xuất của bà con trở nên khó khăn. Các cơ quan chức năng của tỉnh cùng chính quyền địa phương khẩn trương tìm phương án tối ưu trong việc cấp nước ngọt ổn định, lâu dài cho đảo.
  • Thừa Thiên – Huế: Đưa vào vận hành hồ chứa trong tình huống khẩn cấp
    (TN&MT) - Dự án vận hành hồ chứa nhằm bảo vệ an toàn di tích lịch sử Cố đô Huế và hạn chế tình trạng lũ lụt, giảm thiểu thiệt hại cho lưu vực sông Hương.
  • Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái lấy ý kiến tham gia vào Dự án Luật Đất đai và Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)
    Sáng 12/5, tại Sở TN&MT, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến tham gia vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) trình kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Ông Đỗ Đức Duy – Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái chủ trì hội nghị.
  • Yên Bái: Nỗ lực đưa nước sạch tới người dân vùng nông thôn
    Vượt qua những khó khăn về địa hình, những năm qua tỉnh Yên Bái đã nỗ lực đưa nước hợp vệ sinh tới nhiều vùng nông thôn, đặc biệt là những địa phương có đồng bào dân tộc sinh sống.
  • Yên Bái: Gần 300 công trình cấp nước tập trung phát huy được hiệu quả
    (TN&MT) – Đến hết năm 2022, người dân khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái có khoảng trên 600.000 người được tiếp cận và sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, đạt tỷ lệ 93%. Hiện toàn tỉnh có 358 công trình cấp nước tập trung, với 254 công trình đang phát huy tốt hiệu quả với tổng mức đầu tư trên 400 tỷ đồng.
  • Quy định rõ trách nhiệm các Bộ ngành, cơ quan đối với đảm bảo an ninh nguồn nước
    (TN&MT) - Chiều 9/5, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức Phiên họp toàn thể lần thứ 6 về nội dung thẩm tra dự án Luật tài nguyên nước (sửa đổi). Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy và Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Thị Lệ Thủy đồng chủ trì Phiên họp.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO