Quảng Ngãi: Lũ quét kèm sạt lở núi, suýt cuốn trôi cả ngôi làng

An Nhiên | 02/11/2020, 18:11

(TN&MT) - Trận lũ quét, kèm sạt lở kinh hoàng đã làm một ngôi làng ở huyện miền núi Sơn Tây (Quảng Ngãi) bị cuốn trôi 6 căn nhà, hàng chục căn nhà khác có nguy cơ bị cuốn trôi. Rất may không có thiệt hại về người vì đã được di dời đến nơi an toàn

Nhiều ngôi nhà bị san phẳng

Chiều 2/11, ông Đinh Quang Ven - Quyền Chủ tịch UBND huyện Sơn Tây (tỉnh Quảng Ngãi) cho biết, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 9, tại làng Hang Rin, thôn Mang He, xã Sơn Bua (giáp ranh xã Trà Vân, huyện Nam Trà My, Quảng Nam) đã xảy ra vụ sạt lở đất kèm lũ quét vào sáng 30/10, cuốn trôi 6 nhà dân trong tích tắc. 

Sạt lở đất kèm lũ quét kinh hoàng gần như xóa sổ ngôi làng Hang Rin

Sức tàn phá khủng khiếp của trận sạt lở kèm lũ bùn quét qua đã tạo thành một dòng chảy mới. Ngôi làng không còn nguyên vẹn. Những ngôi nhà còn lại cũng có thể sụp đổ bất cứ lúc nào do đều nằm hai bên điểm sạt lở và có độ dốc cao. Được biết, thời điểm xảy ra lũ quét, tất cả người dân đã được di dời đến nơi an toàn, tuy nhiên toàn bộ tài sản, gia cầm, gia súc của các hộ dân đều bị nước lũ cuốn trôi.

Anh Đinh Văn Que (khu dân cư Măng Ring, thôn Măng He, huyện Sơn Tây) cho biết, hiện tại gia đình anh đang được ở tạm tại Nhà văn hóa thôn, nhưng ngoài những thứ mang theo được là vài bộ quần áo thì anh không còn gì.

Sức tàn phá khủng khiếp của trận sạt lở kèm lũ bùn quét qua đã tạo thành một dòng chảy mới

“Nhà tôi được chính quyền cho di chuyển đến đây để tránh bão số 9, nhưng không nghĩ ngày trở lại nhà thì không. Giờ chính quyền nói phải ở tạm đây, vì nhà bị lũ cuốn trôi hết rồi. Tôi cũng chỉ biết chờ vào sự giúp đỡ của chính quyền để có thể có chỗ ở mới và ổn định cuộc sống”, anh Que chia sẻ.

Để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân, chính quyền địa phương yêu cầu bà con không được quay trở lại tìm kiếm tài sản, đề phòng sạt lở, lũ quét tiếp tục xảy ra. Ông Lê Văn Tùng, Bí thư Huyện ủy Sơn Tây, Quảng Ngãi cho biết, qua kiểm tra thực tế hiện trường vụ lũ quét, địa phương nhận thấy khu vực này có thể tiếp tục xảy ra lũ quét, sạt lở bất cứ lúc nào, đặc biệt là khi trên địa bàn còn mưa lớn. Do đó, huyện đã yêu cầu chính quyền địa phương vận động người dân không được quay về nơi ở cũ để tìm kiếm tài sản.

 Nhà cửa, tài sản của người dân bị chôn vùi sau trận lũ quét kèm sạt lở.

 “Hiện nay, địa phương tiếp tục bố trí người dân ở lại khu vực an toàn, hỗ trợ lương thực để bà con đảm bảo cuộc sống. Về lâu dài, địa phương cũng sẽ tìm địa điểm mới an toàn để người dân ổn định cuộc sống”, ông Tùng nói.

Tập trung khắc phục sạt lở

Thời điểm này, các tỉnh miền Trung đang chịu ảnh hưởng nặng của nạn sạt lở núi. Tại Quảng Ngãi, hàng chục điểm sạt lở núi đang đe dọa trực tiếp đến nhiều khu dân cư. Để chủ động ứng phó tình trạng sạt lở đất do mưa, lũ gây ra, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của người dân, Chủ tịch UBND tỉnh đã có văn bản yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và ban, ngành liên quan khẩn trương tổ chức các đoàn kiểm tra, rà soát các điểm dân cư, trụ sở cơ quan, nơi làm việc, nơi đóng quân ở những khu vực có nguy cơ cao bị sạt lở đất, lũ quét, vùng ngập sâu; xây dựng kịch bản ứng phó cụ thể, phân công trách nhiệm người đứng đầu để chỉ huy, chỉ đạo.

Hàng chục căn nhà khác ở làng Hang Rin có nguy cơ bị cuốn trôi.

Đồng thời, tổ chức di dời, sơ tán ngay các hộ dân ở vùng có nguy cơ rủi ro cao nêu trên, đồng thời, đảm bảo điều kiện sinh hoạt cho các hộ dân tại nơi di dời, sơ tán đến, không để người dân nào bị đói, rét; đối với trường hợp không chấp hành lệnh di dời, sơ tán thì thực hiện cưỡng chế; tuyệt đối không để xảy ra thiệt hại về người; cắm biển cảnh báo nguy hiểm và bố trí lực lượng canh gác trên các tuyến đường có nguy cơ bị sạt lở đất để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện qua lại.

Một ngôi nhà bị đổ sập hoàn toàn

Đặc biệt lưu ý các điểm dân cư, trụ sở cơ quan ở vùng đã bị sạt lở đất và có nguy cơ cao bị sạt lở đất tại các huyện: Sơn Tây, Ba Tơ, Trà Bồng, Minh Long, Sơn Hà. Riêng tại huyện Sơn Tây, yêu cầu Chủ tịch UBND huyện phải tổ chức di dời ngay các hộ dân khu vực bị ảnh hưởng sạt lở núi đến nơi an toàn, đảm bảo điều kiện sinh hoạt cho Nhân dân tại nơi di dời, sơ tán đến; đồng thời, có kế hoạch tái định cư cho các hộ dân vùng đã bị sạt lở núi.

Lãnh đạo các địa phương chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh và pháp luật (do thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, chỉ đạo) nếu để xảy ra thiệt hại về người do sạt lở đất gây ra.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Bão KOINU đổi hướng di chuyển trước khi tiến vào Biển Đông
(TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 19 giờ ngày 4/10, vị trí tâm bão KOINU ở vào khoảng 22,1 độ Vĩ Bắc; 122,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Nam đảo Đài Loan (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (150-166km/h), giật cấp 17, di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 15km/h.
Đừng bỏ lỡ
  • Dự báo xâm nhập mặn đến sớm ở Đồng bằng sông Cửu Long
    Mùa mưa năm nay theo dự báo chỉ tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long trong tháng 9 - 10 và sẽ kết thúc sớm vào giữa tháng 11. Do vậy, mùa khô năm 2023 - 2024, xâm nhập mặn dự báo xuất hiện sớm so với trung bình nhiều năm một tháng (bắt đầu vào giữa hoặc cuối tháng 12).
  • Bão KOINU có sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14, giật cấp 17
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, 7 giờ sáng 4/10, cơn bão KOINU cách phía Nam đảo Đài Loan khoảng 300km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (150-166km/h), giật cấp 17, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, khoảng 10km/h.
  • Bão KOINU cách đảo Đài Loan (Trung Quốc) khoảng 410km
    (TN&MT) - Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết hồi 19 giờ ngày 3/10, vị trí tâm bão KOINU ở vào khoảng 21,7 độ Vĩ Bắc; 124,6 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Bắc đảo Lu-Dông (Philippin), cách đảo Đài Loan (Trung Quốc) khoảng 410km về phía Đông Đông Nam.
  • Chỉ số bảo vệ môi trường Điện Biên xếp 19/63 tỉnh, thành trong cả nước
    (TN&MT) - Chỉ số bảo vệ môi trường của tỉnh Điện Biên trong 2 năm 2020 và 2021 luôn đứng trong top khá, xếp thứ 19/63 tỉnh thành trong cả nước. Thực tế cho thấy, những năm qua Điện Biên là tỉnh không để phát sinh mới về các cơ sở gây ô nhiễm môi trường. Đây là một trong những nỗ lực lớn của ngành tài nguyên môi trường trong việc kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ môi trường trong những năm trở lại đây.
  • Bộ TN&MT đứng thứ 2 về Chỉ số ICT Index 2022
    (TN&MT) - Tại Hội thảo Hợp tác phát triển Công nghệ thông tin - Truyền thông Việt Nam lần thứ 24 năm 2023 vừa được tổ chức, Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố Báo cáo chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT Index 2022). Bộ TN&MT đã bứt phá ngoạn mục, tăng hạng mạnh, vươn lên xếp thứ 2/17 Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có dịch vụ công về chỉ số ICT Index 2022.
  • Dự báo thời tiết ngày 3/10: Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ mưa rào và dông
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 3/10, ở khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa 20-40mm, có nơi trên 70mm (thời gian mưa tập trung vào chiều và tối).
  • Quảng Ninh: Chuyển đổi cây trồng thích ứng biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Biến đổi khí hậu (BĐKH) diễn ra theo chiều hướng ngày càng cực đoan, gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
  • Chủ động ứng phó với bão KOINU ở vùng biển phía Đông Bắc Philippin
    (TN&MT) - Sáng 3/10, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai ban hành Văn bản số 3688/VPTT về việc chủ động ứng phó với bão KOINU ở vùng biển phía Đông Bắc của Philippin.
  • Hậu Giang: Tăng cường quản lý, bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Thời gian qua, công tác quản lý, bảo vệ môi trường (BVMT) trên địa bàn tỉnh Hậu Giang luôn được các cấp, các ngành, người dân quan tâm triển khai thực hiện, góp phần hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ngày càng ổn định, bền vững.
  • Lai Châu: Nhiều giải pháp bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Trong những năm qua, cùng với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, các cấp, các ngành và địa phương, tỉnh Lai Châu đã tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường. Qua đó, công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ.
  • Người dân Cẩm Lệ chung tay xây dựng Đà Nẵng – Thành phố môi trường
    (TN&MT) - Cẩm Lệ là quận vùng ven của Đà Nẵng nhưng những năm qua, địa phương luôn nỗ lực, quyết tâm cao để xây dựng quận xanh - sạch - đẹp, chung tay đưa Đà Nẵng trở thành Thành phố môi trường.
  • Ngành KTTV liên tục hiện đại hóa phục vụ cảnh báo sớm thiên tai
    (TN&MT) - Với truyền thống 78 năm xây dựng và phát triển, Ngành Khí tượng Thủy văn Việt Nam đã hoàn thiện thể chế chính sách, tăng cường năng lực quản lý nhà nước về lĩnh vực KTTV, tập trung đẩy mạnh việc xây dựng chính sách, pháp chế trong công tác điều tra cơ bản, dự báo phục vụ cộng đồng, thông tin lưu trữ tư liệu, giám sát biến đổi khí hậu, đặc biệt ngành liên tục đổi mới, hiện đại hóa công nghệ phục vụ cảnh báo sớm thiên tai.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO