Quảng Ngãi: Lo lắng nhà máy bột giấy xả thải ra biển

Võ Hà | 04/05/2022, 20:01

(TN&MT) - Mặc dù chủ đầu tư khẳng định an toàn, thế nhưng, việc nhà máy Bột - Giấy VNT19 ở Quảng Ngãi dự kiến sẽ xả thải ra vịnh Việt Thanh khiến người dân ở đây lo ngại sẽ ảnh hưởng đến sinh kế và môi trường.

Nỗi lo ô nhiễm

Dự án Nhà máy Bột - giấy VNT19 do Công ty CP Bột giấy VNT19 làm chủ đầu tư, được UBND tỉnh Quảng Ngãi cấp chứng nhận đầu tư vào ngày 31/3/2011. Đây là một trong những nhà máy bột giấy có quy mô lớn nhất Việt Nam, dự kiến sử dụng gần 117 ha đất, công suất thiết kế 350 nghìn tấn/năm (giai đoạn I), chủ yếu nằm ở thôn Phú Long, xã Bình Phước, huyện Bình Sơn; tổng vốn đầu tư gần 9.900 tỉ đồng, thời gian hoạt động là 50 năm.

Theo chủ đầu tư, nhà máy đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải mới 100% do Phần Lan thiết kế, cung cấp thiết bị, giám sát lắp đặt và chạy thử đảm bảo nước thải sau xử lý đạt các tiêu chuẩn quy định. Các nguồn nước thải của nhà máy được xử lý qua hệ thống xử lý tập trung với công suất 50.000 m3/ngày đêm.

Dự án thực hiện thiết kế xây dựng tuyến ống thoát nước đúng yêu cầu kỹ thuật; lắp đặt đường ống đảm bảo yêu cầu về độ nghiêng và chịu lực. Thiết kế các van sự cố trên tuyến ống để dễ dàng đóng, ngắt kịp thời; đảm bảo khắc phục sự cố trong mọi trường hợp để tránh gây ảnh hưởng đến người dân. Phương án vị trí xả thải cách bờ 1.000 m tại vịnh Việt Thanh với công nghệ xả thải phân tán.

Dù chủ đầu tư khẳng định việc xả nước thải ra vịnh Việt Thanh đảm bảo an toàn, nhưng qua sự cố môi trường tại một số dự án lớn ở miền Trung, chính quyền địa phương, người dân và cử tri huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi hết sức quan tâm, lo ngại về vấn đề xả thải của Nhà máy sẽ ảnh hưởng, tác động đến môi trường và đời sống sinh hoạt của người dân; phạm vi, mức độ ảnh hưởng khi Nhà máy để xảy ra sự cố môi trường, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị khi để xảy ra sự cố...

nhamaygiay1.jpg
Nhà máy Bột giấy VNT19 sắp đi vào hoạt động 

Ông Thới Văn Kim - Bí thư Chi bộ thôn Lệ Thủy, xã Bình Trị (huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi), khu vực biển ở Bình Trị - có nhiều cá cơm, ruốc… Đây là sinh kế của người dân địa phương, do đó cần tính toán kỹ khoảng cách từ bờ đến vị trí xả thải. Chính vì vậy, việc Nhà máy Bột - Giấy VNT19 trong quá trình xả thải gặp sự cố về môi trường thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế của bà con ở đây.

“Đường ống nước xả thải ra vịnh Việt Thanh còn ngắn, cần đưa từ 1km cách bờ lên 1,5km để dòng nước khuếch tán nhiều hơn, loãng hơn, tránh ảnh hưởng đến khai thác nguồn lợi thủy sản, khu vực tắm biển của người dân. Nên xây dựng hồ kiểm chứng ngay trên động cát sát bãi biển để bà con cộng đồng dễ giám sát hơn” - ông Kim nói.

Một người dân khác cũng bày tỏ lo lắng khi đi vào hoạt động trong trường hợp nhà máy xảy ra sự cố công ty có nhận trách nhiệm không? Hồ sinh học và hồ kiểm chứng của nhà máy cần phải làm lớn hơn so với lượng nước thải dự kiến mỗi ngày. Hơn nữa, nhà máy xả thải ra vịnh Việt Thanh, một vịnh đẹp về du lịch của Quảng Ngãi sẽ gây nguy cơ ảnh hưởng đến phong cảnh nơi đây. Do vậy, nhà máy cũng cần phải có cam kết với địa phương và người dân việc xả thải không ảnh hưởng đến việc đánh bắt thủy sản ven bờ; tổ chức đối thoại, lấy ý kiến nhân dân để chuyển tải thông tin liên quan đến môi trường.

Cần cam kết bảo vệ môi trường

Ông Đỗ Thiết Khiêm – Phó bí thư Thường trực Huyện uỷ Bình Sơn cũng cho rằng, việc người dân xã Bình Trị (nơi có tuyến ống xả thải và điểm xả thải) lo lắng là hoàn toàn xác đáng. Chính vì vậy mà Huyện uỷ, Ban thường vụ huyện uỷ đặc biệt quan tâm, theo dõi để có chỉ đạo kịp thời. “Lãnh đạo huyện cơ bản thống nhất với phương án xả thải nhưng cần phải được kiểm soát, quản lý môi trường chặt chẽ, hệ thống thiết bị cần phải mới 100% như cam kết. Đề nghị ban quản lý nhà máy cần phải tiếp thu, bổ sung theo ý kiến tư vấn phản biện tại hội thảo này trước khi lấy ý kiến của người dân lần cuối. Đồng thời, các đơn vị thuộc huyện cần phải công khai thông tin liên quan dự án cho người dân nắm bắt”, ông Khiêm đề nghị.

nhamaygiay2.jpg
Từ khi đi vào triển khai xây dựng, người dân Bình Sơn lo lắng, phản ứng về vấn đề môi trường của Nhà máy

Theo Thạc sĩ Trần Đông Phong - Tổng thư ký Hội Đánh giá tác động môi trường Việt Nam cho rằng, đối với nhà máy Bột- Giấy VNT19, vấn đề liên quan môi trường nhiều nhất chính là nước thải, chủ yếu là trong quá trình tẩy trắng, do đó hệ thống xử lý rất quan trọng.

“Vịnh Việt Thanh rất nhạy cảm, yêu cầu cần phải giám sát chặt chẽ trước khi xả thải, vị trí thực hiện có đảm bảo khoảng cách theo quy định không? Bên cạnh đó, hồ sơ thiết kế xả thải của nhà máy là 50.000 m3/ngày đêm, tuy nhiên dung tích chứa của hồ sinh học chỉ có 25.000 m3/ngày đêm. Như vậy sẽ xảy ra hiện tượng nước xả sau xử lý sẽ luôn chảy tràn. Trong khi bình thường nước thải sẽ được tích trong hồ ổn định và cá nuôi kiểm chứng trong đó không bị ảnh hưởng. Do đó, cần kiểm tra lại để đảm bảo việc xả thải đảm bảo 50.000 m3/ngày đêm như thiết kế.”, Thạc sĩ Trần Đông Phong bày tỏ.

Để nhà máy sớm đi vào hoạt động ổn định, hiệu quả và thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường, các nhà khoa học, chuyên gia và lãnh đạo huyện Bình Sơn đề nghị Công ty CP Nhà máy Bột – Giấy VNT19 giải trình làm rõ, bổ sung, chỉnh sửa, cam kết, hoàn thiện đối với những nội dung góp ý của Hội đồng tư vấn phản biện. Chú ý lựa chọn phương án tối ưu về công nghệ và quy trình xử lý nước thải hoặc bố trí lại mặt bằng khu xử lý nước thải nhằm đảm bảo khoảng cách an toàn theo quy định.

Được biết, cách đây 5 năm (khoảng tháng 5/2017), trong quá trình bắt đầu triển khai xây dựng Nhà máy Bột-Giấy VNT19, người dân và chính quyền địa phương của tỉnh đã bày tỏ lo ngại, phản ứng về vấn đề môi trường, đặc biệt là việc xây dựng và xử lý nước thải của dự án này.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Lan tỏa tinh thần bảo vệ môi trường của đạo Tin Lành
(TN&MT) - Cộng đồng đạo Tin Lành Việt Nam đang phát huy nhiều sáng kiến, triển khai những mô hình hay nhằm chung tay với các tôn giáo thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
Đừng bỏ lỡ
  • Thừa Thiên - Huế: Điều tra vụ phá rừng tại huyện Nam Đông
    Một vụ phá rừng vừa được phát hiện tại huyện miền núi Nam Đông, lực lượng chức năng Thừa Thiên - Huế đang điều tra, xác minh các đối tượng vi phạm để xử lý theo quy định pháp luật.
  • Nghi Sơn (Thanh Hóa): Dân mòn mỏi chờ bồi thường đất sau hơn 10 năm dự án đi vào hoạt động
    Hơn 10 năm kể từ khi thực hiện Dự án Khu cư xá và vận hành Trung tâm nhiệt điện Nghi Sơn I, cũng là từng ấy năm người dân Tổ dân phố Đại Thủy, phường Trúc Lâm, thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) vẫn chưa được bồi thường thỏa đáng về đất do bị giải phóng mặt bằng. Cũng vì vậy, khiến nhiều hộ lâm vào hoàn cảnh nhiều thế hệ cùng sinh sống trong diện tích đất chật hẹp, ảnh hưởng không nhỏ trong sinh hoạt hàng ngày.
  • Nghệ An: Người dân lo ngại vì Công ty Biomass Fuel Việt Nam xả khói mù mịt ra môi trường
    Từ khi Công ty TNHH Biomass Fuel Việt Nam đi vào hoạt động (địa chỉ tại xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) vào đầu năm 2021, đơn vị này thường xuyên xả khói thải “mù mịt” ra môi trường khiến cho người dân sống gần khu vực này không khỏi lo ngại.
  • Dự án ĐT601 (Đà Nẵng): Kịp thời xử lý, khắc phục những tồn tại
    (TN&MT) - Tiếp nhận phản ánh của Báo TN&MT trong bài viết “Đà Nẵng: Nhà thầu ‘hô biến’ đất đổ thải thành đất K95, K98?” tại dự án “Nâng cấp, cải tạo đường ĐT601 trên địa bàn huyện Hoà Vang, TP. Đà Nẵng”, chủ đầu tư đã khẩn trương chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp kiểm tra, khắc phục những tồn tại, bất cập nhằm đảm bảo chất lượng công trình.
  • Thừa Thiên – Huế: Dự án trung tâm thương mại gần 4.000 tỷ loay hoay tìm nơi đổ đất thải
    Do thay đổi thiết kế, Dự án trung tâm thương mại Aeon Mall tại Huế phát sinh khối lượng đổ thải khoảng 80.000 m3. Các đơn vị liên quan đang tìm nơi đổ thải phù hợp.
  • Hà Trung (Thanh Hóa): Nhiều bất cập tại dự án nạo vét sông Hoạt
    Chậm tiến độ, thi công không đúng biện pháp được duyệt… là những tồn tại của dự án Nạo vét sông Hoạt phục vụ sản xuất nông nghiệp huyện Hà Trung. Ngoài ra, việc thay đổi biện pháp thi công cho phép triển khai thi công từ phía thượng lưu có ảnh hưởng tới mục tiêu ban đầu của dự án là nạo vét sông Hoạt phục vụ công tác tiêu thoát lũ, tạo nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp?
  • Tứ Kỳ - Hải Dương: Công trình sai phạm “khủng” trên đất nông nghiệp
    (TN&MT) - Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp đã được một cá nhân tự ý chuyển đổi xây dựng thành Khu sinh thái tại thôn Ô Mễ, xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ (Hải Dương). Hiện nay, có công trình đang được xây dựng, hoàn thiện khiến dư luận bức xúc đặt ra câu hỏi: Trách nhiệm của các cấp chính quyền Hải Dương đang ở đâu?
  • Hà Đông (Hà Nội): Chính quyền làm sai người dân lãnh đủ!
    (TN&MT) - Vừa qua, Báo Tài nguyên và Môi trường nhận được đơn thư của người dân phường Hà Cầu, quận Hà Đông phản ánh về việc chính quyền quận Hà Đông thiếu trách nhiệm về thực hiện chỉ đạo của UBND TP. Hà Nội và hàng loạt sai phạm tại dự án đầu tư xây Nhà văn hóa Hà Trì 4.
  • Đà Nẵng: Chấn chỉnh hoạt động khu du lịch tự phát tự ý chặn dòng suối, thu phí tham quan
    (TN&MT) - Khu du lịch Dreamer In The Forest tại Đà Nẵng hoạt động tự phát và tự ý thu phí khách tham quan vừa bị chính quyền địa phương "tuýt còi", chấn chỉnh.
  • Sầm Sơn (Thanh Hóa): Vì sao chưa xử lý nhà hàng xây dựng trái phép trên bờ biển?
    Công trình được gắn biển hiệu “Nhà hàng Tình Hoa” xây dựng trái phép trên bờ biển thuộc xã Quảng Đại, TP. Sầm Sơn (Thanh Hóa) đã tồn tại suốt nhiều năm. Dù đã có cam kết di dời, tháo dỡ công trình, song chính quyền địa phương còn chậm trễ, thiếu kiên quyết trong việc xử lý dứt điểm sai phạm.
  • Bắc Ninh: Một cá nhân bị xử phạt  235 triệu đồng do vi phạm về môi trường
    UBND tỉnh Bắc Ninh vừa xử phạt một cá nhân số tiền 235 triệu đồng do thực hiện tiếp nhận chất thải rắn thông thường nhưng không có biện pháp hoặc không chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý.
  • Hoàng Mai, Thường Tín (Hà Nội): Người dân mong không tái diễn tình trạng tồn đọng rác
    (TN&MT) - Vừa qua, Báo Tài nguyên và Môi trường nhận được thông tin phản ánh của người dân quận Hoàng Mai, huyện Thường Tín về tình trạng rác thải tồn đọng hàng tháng không vận chuyển đi xử lý. Sau nhiều ngày ý kiến, đến nay toàn bộ rác thải của quận Hoàng Mai, nhất là phường Hoàng Văn Thụ đã được đơn vị thu gom chuyển đi.
  • Điện Biên: Nhà máy gạch tuynel Duyên Hùng xả khói giữa vùng dân cư
    (TN&MT) - Trong buổi làm việc giữa phòng TN&MT huyện Điện Biên, UBND xã Thanh Xương và người dân bản Bánh, xác minh nội dung báo chí nêu một số vấn đề xoay quanh Nhà máy gạch tuynel Duyên Hùng. Người dân bản Bánh kiến nghị ngay trong buổi làm việc: đề nghị Nhà máy tuân thủ quy định về thời gian, nâng cao ống khói, tưới nước thường xuyên để giảm tiếng ồn, khói lò và khói bụi không làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân.
  • Cao Sơn - Đà Bắc (Hòa Bình): Ngang nhiên lấn suối, xây nhà trái phép
    (TN&MT) - Thời gian qua, người dân xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình rất bức xúc trước tình trạng xây dựng nhà trái phép của một số hộ dân, trong đó điển hình là hộ ông Chu Văn Tý tại khu suối Láo, xóm Rằng ngang nhiên chiếm lòng suối từ tháng 10/2022 đến nay để xây dựng nhà trái phép.
  • Nghệ An: Vướng mặt bằng, tiến độ cao tốc đoạn Nghi Sơn – Diễn Châu nguy cơ chậm
    Gói thầu thi công dự án đường cao tốc Bắc – Nam đoạn Nghi Sơn (Thanh Hoá) đến Diễn Châu (Nghệ An) đang có một số vướng mắc về mặt bằng. Vì thế, máy móc nhiều tháng không thể thi công theo kế hoạch khiến cho tiến độ thi công có nguy cơ bị lỡ hẹn so với tiến độ đặt ra.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO