Quảng Ngãi: Khai thác bền vững, giữ gìn nguồn lợi rong mơ

Lan Anh | 24/06/2022, 18:19

(TN&MT) - Rong mơ được ví như “mỏ bạc” của biển miền Trung. Hàng năm cứ vào tầm giữa tháng 4 âm lịch, ngư dân ở các vùng bãi ngang Bình Sơn (Quảng Ngãi) lại í ới rủ nhau ra biển khai thác rong mơ. Rong mơ năm nay được mùa, được giá hơn mọi năm nên ngư dân ai cũng phấn khởi. Ngư dân cũng đã có ý thức hơn trong việc bảo vệ rong mơ, tổ chức khai thác đúng thời vụ và thời gian cho phép.

Lặn ngụp... kiếm tiền triệu mỗi ngày

Mới mờ sáng nhưng ngư dân Nguyễn Văn Phụng, ở thôn Phú Quý, xã Bình Châu đã chuẩn bị các ống dây hơi, vật dụng, thúng chài rồi chèo thuyền ra biển lặn hái rong mơ. Mỗi chuyến ra biển hái rong mơ bắt đầu lúc 5 giờ sáng cho đến xế chiều. Sau khi rong mơ được các người dân lặn hái dưới đáy biển đưa lên chất đầy thuyền, rồi vận chuyển rong mơ vào bờ phơi khô và chờ thương lái đến thu mua.

rong-mo-1.jpg
Hàng trăm người dân sống dọc ven biển ở các xã Bình Hải, Bình Châu... (Bình Sơn) đang bước vào mùa khai thác rong mơ

Tranh thủ nghỉ ngơi lúc bè kéo rong mơ tươi vào bờ, anh Nguyễn Văn Phụng chia sẻ: Gần 3 tuần qua, trung bình mỗi ngày gia đình anh có thu nhập 1,5 triệu đồng từ khai thác rong mơ. Giá năm ngoái chỉ có 6 nghìn đồng/kg, năm nay giá tăng cao, dao động từ 8 - 9 nghìn đồng/ kg nên bà con vui vẻ, có cực khổ chi cũng cố gắng để kiếm thêm thu nhập.

“Khai thác rong mơ rất vất vả, muốn khai thác đạt sản lượng cao nam giới phải có sức khỏe để lặn thời gian dài dưới nước.Tuy nhiên, không chỉ đàn ông mà phụ nữ cũng có thể khai thác rong mơ và đem lại nguồn thu nhập cao cho gia đình. Những người già, trẻ con cũng có thêm thu nhập nhờ việc thu nhặt rong mơ gần bờ và phơi rong cho các hộ đi khai thác nhiều”, anh Phụng chia sẻ.

rong-mo-2.jpg
Niềm vui của ngư dân khi rong mơ năm nay được mùa lại được giá

So với nghề đánh bắt hải sản, khai thác rong mơ dễ dàng và ít tốn kém chi phí đầu tư hơn. Nếu khai thác quy mô lớn, ngư dân sử dụng tàu công suất lớn cùng máy nén khí ô xy để lặn. Người khai thác nhỏ chỉ cần một thuyền thúng bơi ra vùng biển ven bờ là có thể khai thác được.

Có hơn 10 năm chuyên khai thác rong mơ trên biển, vào mùa rong, gia đình 4 người của ông Nguyễn Thành Vũ, sáng nào cũng ra biển từ sáng sớm. Ông cho biết rong mơ hay mọc ở các dải đá, rạn san hô dưới độ sâu từ 4 đến 6m. Muốn khai thác, cần phải chuẩn bị áo quần, kính lặn, dao cắt và cả chì quấn quanh người để tạo độ nặng khi lặn. Tuy mùa khai thác rong mơ chỉ diễn ra trong vài tháng nhưng nguồn lợi thiên nhiên này đem lại cho nhiều hộ dân nơi đây nguồn thu nhập đáng kể.

“Thông thường mùa hái rong mơ từ đầu tháng 6 đến tháng 8 thì kết vụ. Nhưng mùa rong mơ năm nay ít hơn mọi năm nên sẽ kết vụ sớm. Vào thời gian này, đa số những người dân làm biển tại đây đều sử dụng thuyền đi hái rong mơ thay vì khai thác hải sản. Mỗi ngày gia đình tôi khai thác 3 chuyến, mỗi chuyến khoảng 3 tiếng đồng hồ và thu đạt trên 1,5 tạ rong mơ khô. Nghề này vất vả lắm, phải hái nhanh chứ không rong sẽ già, rụng, khó hái và khó bán ” - ngư dân Vũ chia sẻ.

rong-mo-3.jpg
Hái rong mơ không những giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập mà còn chống ô nhiễm môi trường

Khai thác hợp lý bảo vệ tài nguyên biển

Việc khai thác rong mơ không những giải quyết được bài toán kinh tế cho người dân ven biển mà còn giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường biển. Với khối lượng hàng trăm tấn rong mơ tươi ở các vùng ven biển Quảng Ngãi, nếu không được thu hoạch, khi già đi sẽ gãy, trôi dạt vào bờ biển, gây ô nhiễm môi trường, bốc mùi hôi thối. Tháng 1- 5 hàng năm là thời gian để cây sinh trưởng, phát triển. Đến tháng 6, cây rong có hàm lượng agar đạt tiêu chuẩn thương phẩm, người dân có thể khai thác.

Ông Phạm Cầu, Phó Chủ tịch UBND xã Bình Hải cho biết, trên địa bàn xã có khoảng 400 hộ khai thác rong mơ. Hiện ngư dân địa phương đang vào giữa vụ khai thác rong mơ. Nhờ rong mơ mà ngư dân địa phương có thêm khoản thu nhập kha khá để trang trải cuộc sống. Địa phương cũng đã vận động và con ngư dân khai thác rong mơ phải chừa khoảng 10cm phần gốc cho các loại hải sản sinh sôi. Khai thác rong mơ phải đúng mùa, nếu không sẽ làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của tôm cá.

“Ngư dân cũng đã có ý thức hơn trong việc bảo vệ rong mơ, tổ chức khai thác đúng thời vụ và thời gian cho phép. Điều này không chỉ giúp cho ngư dân ven biển có được nguồn thu hàng năm mà còn tạo môi trường thuận lợi cho các loại hải sản về trú ngụ, sinh sản và bảo vệ tài nguyên môi trường biển”, ông Cầu nói.

rong-mo-4.jpg
Mỗi năm, khi thời tiết thuận lợi, các xã ven biển huyện Bình Sơn thu hoạch hơn 1.000 tấn rong mơ khô.

Nhằm góp phần bảo vệ rong mơ ven biển, tại các địa phương Bình Hải, Bình Châu đã thành lập nhiều tổ tự quản bảo vệ tài nguyên và môi trường biển. Thành viên tổ tự quản vừa giám sát, vừa tuyên truyền, vận động người dân cùng bảo vệ, có ý thức trong khai thác rong mơ và các nguồn lợi từ biển khác. Nhờ vậy, những mảng rong mơ dọc theo bờ biển Bình Sơn phát triển tốt, thu hút nhiều loài hải sản đến sinh sống và sinh sản, góp phần phục hồi hệ sinh thái biển ven bờ.

Theo ông Cầu, nhờ sự cộng đồng trách nhiệm của người dân thông qua các tổ tự quản và sự phối hợp chặt chẽ giữa cán bộ chuyên môn của UBND xã, công an xã, xã đội và tổ tự quản trong tuần tra, kiểm tra, đã giúp Bình Hải chấm dứt được tình trạng người dân khai thác đá san hô trái phép; đưa hoạt động khai thác rong mơ ven bờ đi vào quy củ khi 2 năm trở lại đây, địa phương không có hộ nào vi phạm trong việc khai thác rong mơ trước mùa vụ.

rong-mo-5.jpg
Rong mơ được ví như “mỏ bạc” của biển miền Trung

Từ hiệu quả mà mô hình này mang lại, năm 2018, Sở TN&MT từng đề ra mục tiêu nhân rộng mô hình tổ tự quản bảo vệ tài nguyên, môi trường biển và khuyến khích các địa phương ven biển của tỉnh phát triển mô hình này. Song, từ đó đến nay, mô hình này vẫn chỉ dừng lại ở hai xã Bình Châu, Bình Hải, dù toàn tỉnh có 22 xã ven biển và 1 huyện đảo.

Quảng Ngãi có đường bờ biển dài hơn 130 km, cùng với đó là vùng đới bờ (được tính từ bờ biển ra 6 hải lý) rộng khoảng 2.000 km2. Với diện tích rộng lớn, trải dài như vậy, để quản lý và bảo vệ hiệu quả tài nguyên, môi trường biển, ngoài sự vào cuộc quản lý của các ngành chức năng cần sự đồng hành, tiếp sức của cộng đồng dân cư tại từng địa phương.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Đẩy mạnh xây dựng phát triển văn hóa người Hà Nội
    (TN&MT) - Thông tin từ Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, theo đó Ban Tuyên giáo Thành uỷ vừa đề nghị các cơ quan báo chí trên địa bàn Thủ đô tăng cường, cũng như đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền xây dựng và phát triển văn hóa Hà Nội.
  • “Mở triệu ước mơ" - thông điệp đẹp, đậm chất nhân văn từ một show ca nhạc
    (TN&MT) - Không theo bất kỳ “công thức thành công” nào của các show âm nhạc, không quảng cáo rầm rộ và chỉ tổ chức trực tuyến, nhưng “NCB Sing & Share Show - Mở triệu ước mơ” lại hút khán giả một cách ấn tượng giữa vô vàn những chương trình giải trí nở rộ thời gian qua. Điều gì làm nên “phép màu âm nhạc” này?
  • Quảng Bình: Nhiều chính sách hỗ trợ ngư dân nghèo yên tâm bám biển
    (TN&MT) - Với 6.792 tàu thuyền đánh bắt thuỷ, hải sản, thu hút trên 24.000 lao động, Quảng Bình là một trong những địa phương có số lượng tàu thuyền thuộc tốp đầu khu vực miền Trung. Chính bởi lẽ đó, trong những năm qua, địa phương này đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ nhằm giúp ngư dân, đặc biêt là ngư dân nghèo yên tâm bám biển phát triển kinh tế.
  • Thanh Hóa: Nông thôn mới thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững
    Chương trình xây dựng NTM nói chung, đã góp phần quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế bền vững tại các vùng nông thôn của tỉnh Thanh Hóa. Để hiểu rõ hơn về sự hiệu quả của chương trình này, Phóng viên Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Cao Văn Bắc, Chủ tịch UBND xã Hoằng Giang, huyện Hoằng Hóa.
  • Bù Đốp - Bình Phước: Sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp giúp thoát nghèo
    (TN&MT) - Trong chiến lược phát triển kinh tế vùng biên của tỉnh Bình Phước, huyện Bù Đốp đã và đang có nhiều chính sách hỗ trợ để phát huy hiệu quả nguồn lực đất đai trong sản xuất nông nghiệp, từ đó giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ổn định cuộc sống, từng bước vươn lên thoát nghèo.
  • Ba Tri không nghèo nữa

    Ba Tri không nghèo nữa

    20:19 23/03/2023
    Là một trong ba huyện ven biển của tỉnh Bến Tre, trước đây, hình ảnh những căn nhà lá đơn sơ nghèo nàn nép mình bên những rừng cây, con đường làng đã ăn sâu vào ký ức với mỗi ai đã từng đến với xứ sở này. Thế nhưng, sau những nỗ lực giảm nghèo từ những giải pháp thiết thực, hiệu quả đã mang đến diện mạo mới cho miền quê biển Ba Tri, đời sống nhân dân nơi đây ngày càng được cải thiện, đổi thay.
  • Thanh niên Điện Biên sáng tạo xung kích trong chuyển đổi số
    (TN&MT) - Tháng Thanh niên năm 2023, các cấp bộ Đoàn trên địa bàn tỉnh Điện Biên tích cực tham gia công tác chuyển đổi số trên mọi lĩnh vực của Đoàn. Với nền tảng tri thức, đổi mới sáng tạo, thanh niên giữ vai trò xung phong đi đầu trong thực hiện đẩy mạnh chuyển đổi số, vận dụng, ứng dụng công nghệ số trong thực tiễn cuộc sống
  • Nỗ lực đảm bảo quyền tự do tôn giáo, phản bác luận điệu xuyên tạc về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam
    (TN&MT) - Đảng, Nhà nước Việt Nam khẳng định: Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tình thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc, đồng bào các tôn giáo là một bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Việt Nam là Quốc gia đa tôn giáo cùng tồn tại trong lòng dân tộc và bình đẳng trước pháp luật.
  • Triển lãm Nghệ thuật “Sen Việt 2023 – vẻ đẹp thuần khiết”
    (TN&MT) - Triển lãm "Nghệ thuật Sen Việt 2023: Vẻ đẹp thuần khiết" (diễn ra từ ngày 25/3 – 31/3, tại Chùa Quán Sứ, Hà Nội) do Giáo hội Phật giáo Việt Nam, UNESCO phối hợp thực hiện với mong muốn chia sẻ, lan tỏa sự thuần khiết của hoa sen và vẻ đẹp trân quý của Phật giáo.
  • Hà Nội: Điều chỉnh giao thông giảm ùn tắc nút giao Trường Chinh - Tôn Thất Tùng
    (TN&MT) - Thông tin từ Sở Giao thông vận tải thành phố Hà Nội, để đảm bảo trật tự an toàn giao thông, giảm ùn tắc khu vực nút giao Trường Chinh - Tôn Thất Tùng - Lê Trọng Tấn nằm trên địa bàn 2 quận Đống Đa, Thanh Xuân, Sở Giao thông Hà Nội sẽ tiến hành thí điểm điều chỉnh tổ chức lại nút giao nói trên, nút giao Ngã Tư Sở và các nút giao lân cận.
  • Văn Yên (Yên Bái): Tạo sinh kế cho người dân để thoát nghèo
    Năm 2023, huyện Văn Yên (Yên Bái) đặt mục tiêu giảm 4,05% hộ nghèo, tương đương với giảm 1.434 hộ nghèo; giảm tỷ lệ hộ cận nghèo 1,5%, tương đương giảm 528 hộ. Để đạt mục tiêu trên, huyện Văn Yên đã chú trọng thực hiện đa dạng hóa sinh kế, hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo phát triển sản xuất, cải thiện thu nhập, từng bước nâng cao đời sống.
  • Điện Biên: Hiệu quả của Chương trình " Mái ấm nghĩa tình, An sinh xã hội"
    (TN&MT) - Theo Ban Chỉ đạo Chương trình “Mái ấm nghĩa tình, an sinh xã hội” tỉnh Điện Biên, công tác làm nhà cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Điện Biên thời gian qua đã được các cấp lãnh đạo quan tâm triển khai sâu rộng, mang lại hiệu quả thiết thực cho những hộ còn khó khăn của các huyện: Tủa Chùa; Tuần Giáo; Mường Ảng; Điện Biên; Mường Chà; Nậm Pồ và thị xã Mường Lay.
  • Việt Nam đã đạt những thành tựu lớn trong công tác giảm nghèo
    (TN&MT) - Sau gần 10 năm thực hiện 2 giai đoạn của Chương trình giảm nghèo bền vững (giai đoạn 2016 - 2020 và giai đoạn 2021 - 2025), Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu góp phần ổn định, bảo đảm an sinh xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững, giảm nghèo, đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
  • Phụng Hiệp, Hậu Giang: Tập trung hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh tế, cải thiện đời sống
    (TN&MT)- Từ đầu năm 2023 đến nay, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang đã tập trung triển khai các chương trình, dự án, mô hình phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người, góp phần kéo giảm tỉ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện.
  • Sức sống mới ở Khuổi Ma
    (TN&MT) - Đến với thôn Khuổi Ma (xã Hùng Lợi, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang) hôm nay, người ta dễ dàng cảm nhận thấy bầu không khí tươi vui của mùa Xuân vẫn kéo dài tới tận tháng 3 này bởi sự rộng ràng tươi mới của vùng đất đang ngày càng "thay da, đổi thịt"...
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO