Xã hội

Quảng Ngãi: Đồng bào Hre làm kinh tế giỏi, từng bước thoát nghèo

Võ Hà 14:46 23/05/2023

(TN&MT) - Những năm gần đây, đời sống của người dân tộc Hrê ở huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi được nâng lên, từng bước thoát nghèo nhờ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp dựa trên thế mạnh của địa phương.

Với tinh thần dám nghĩ, dám làm, anh Đinh Kni (SN 1985), người dân tộc Hrê ở thôn Trường An, xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi đã nỗ lực tìm tòi phát triển kinh tế gia đình để vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên chính quê hương mình.

Anh Đinh Kni cho biết, nhờ có chính sách giao đất, giao rừng của Đảng và Nhà nước, gia đình anh đã mạnh dạn nhận 15ha đất trống, đồi núi trọc để cải tạo, trồng rừng, phát triển kinh tế lâm nghiệp. Dựa vào lợi thế đất rừng, anh Kni đã cùng với gia đình tập trung phát triển trồng keo. Anh Kni cho biết, chu kì cây keo 5 năm cho thu hoạch 1 lần. Bình quân mỗi ha keo anh thu hoạch 100 triệu đồng.

bato1.jpg
Nhờ có chính sách giao đất, giao rừng, anh Kni đã mạnh dạn nhận đất trống, đồi núi trọc để trồng rừng, phát triển kinh tế lâm nghiệp.

Cùng với địa phương có cơ chế Nắm bắt  chính sách hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số, anh Kni đã nắm bắt cơ hội để phát triển kinh tế. Anh mạnh dạn vay vốn thêm 100 triệu đồng, rồi mở rộng làm trang trại chăn nuôi kết hợp trồng cây ăn quả.

“Qua nhiều đêm trằn trọc suy nghĩ, tôi bàn với vợ lấy số tiền tích lũy để dành đầu tư 1,2 ha trồng cây ăn quả và chăn nuôi. Vợ tôi ban đầu cũng rất lo lắng, những với quyết tâm tận dụng lợi thế đất đai, khí hậu vốn có, vợ chồng tôi đã làm giàu trên chính quê hương mình”, anh Kni bộc bạch.

bato2.jpg
Bà con Hrê đang từng bước giảm nghèo hiệu quả nhờ trồng rừng và chăn nuôi

Đất đai ở vùng đồi núi tuy rộng nhưng cằn cỗi, nguồn nước lại khó khăn, năm 2019 vợ chồng anh Kni bắt tay cải tạo đất đồi, đào giếng và kéo nước từ thác Hố La về. Từ những kiến thức đi tham quan học hỏi cùng với hội nông dân địa phương và kinh nghiệm thực tế, anh mạnh dạn ứng dụng vào phát triển kinh tế gia đình mình. Đầu tư vốn xây dựng trại chăn nuôi tổng hợp, tập trung vào việc phát triển giống heo đen bản địa, nuôi trâu, nuôi hươu lấy nhung, gà vườn thả đồi... Anh lấy phân từ chăn nuôi để bón cho cây ăn quả, hiện trong vườn anh có mít, ổi, cam, quýt đường, bưởi da xanh, cây sim và trồng lúa nước.

“Tôi thâm canh như vậy để có thu hoạch liên tục quanh năm, từ những trái cây thu được tôi làm thức ăn cho vật nuôi. Hiện có 11 con hươu, 20 con trâu, 6 con chồn. Tôi mới xuất bán đàn gà 200 con với giá thị trường 100 ngàn đồng/ kí. Gía bán nhung hươu 1.600 ngàn đồng/ lạng, tôi mới bán 3 lạng 9. Mỗi con hươu cho lấy nhung 2 lần/năm”, anh Kni chia sẻ.

Anh Phạm Văn Mác, Chủ tịch Hội nông dân xã Ba Thành cho biết: Đây là mô hình phát triển kinh tế đầu tiên của địa phương. Nhiều bà con ở xã Ba Thành đã học tập và mạnh dạn trồng rừng, chăn nuôi phát triển kinh tế gia đình để góp phần vào công cuộc xây dựng đời sống càng no ấm.

Ba Tơ là huyện nghèo vùng cao của tỉnh Quảng Ngãi, địa hình phức tạp, nhiều núi cao, suối sâu chia cắt, với dân số hơn 57.600 người, trong đó đồng bào dân tộc Hrê chiếm 84%. Những năm gần đây, tình hình kinh tế - xã hội của Ba Tơ đang có những chuyển nhanh chóng, tích cực và nhiều khởi sắc. Kinh tế của huyện liên tục tăng trưởng, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống không ngừng được đầu tư xây dựng. Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo còn khoảng dưới 26%. Đời sống, thu nhập của nhân dân được cải thiện và nâng lên rõ rệt, thu nhập bình quân đầu người ước đạt hơn 30 triệu đồng/người/năm.

bato3.jpg
Dựa vào lợi thế đất rừng, bà con Hrê tập trung phát triển trồng keo.

Lãnh đạo UBND huyện Ba Tơ cho biết, huyện đã thực hiện nhiều biện pháp, chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất nông -lâm nghiệp, trong đó phong trào trồng rừng nguyên liệu thu hút nhiều nông dân hăng hái tham gia. Hàng ngàn hộ nông dân đã vươn lên xóa đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng, góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại địa phương.

Kinh tế phát triển nên đời sống tinh thần của người Hrê cũng được cải thiện đáng kể. Những tập quán, phong tục lạc hậu như tảo hôn, chôn tài sản có giá trị theo người chết, cúng bái khi đau ốm, nghi kỵ cầm đồ thuốc độc… từng bước được ngăn chặn, đẩy lùi, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Thời gian tới, địa phương tiếp tục dựa vào thế mạnh nông - lâm nghiệp để bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, tiếp tục đầu tư hỗ trợ những mô hình sinh kế cho người dân Hrê để tăng thu nhập, khuyến khích họ tổ chức theo hình thức tập trung để giảm rủi ro. Đồng thời, có cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư ở những địa bàn khó khăn có người Hrê sinh sống để giải quyết việc làm, tiêu thụ sản phẩm… Từ đó, bà con Hrê sẽ giảm nghèo hiệu quả, có căn cơ, bền vững giúp họ tự bảo đảm cuộc sống, giảm thấp nhất sự phụ thuộc vào hỗ trợ của Nhà nước.

Bài liên quan
  • Nghệ An: Nỗ lực giúp người dân có nơi ở kiên cố, tạo sinh kế thoát nghèo
    Với mục đích chăm lo cho người nghèo, người có hoàn cảnh đang khó khăn trên địa bàn huyện Nghi Lộc. Mới đây, các cấp chính quyền đã ra sức kêu gọi, lồng ghép các chương trình để xây dựng nhà kiên cố cho các hộ dân có khó khăn về nhà ở,  hỗ trợ con giống phát triển kinh tế, giúp người dân xóa đói, giảm nghèo.

(0) Bình luận
Nổi bật
Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn
Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Quan Sơn.
Đừng bỏ lỡ
  • Triển khai hiệu quả công tác phòng chống tác hại của thuốc lá
    (TN&MT) - Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi Khí hậu đã xây dựng và triển khai hiệu quả công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá thông qua việc tuyên truyền và thông tin quy định về tác hại của thuốc lá, hướng đến tạo dựng môi trường công sở trong lành, xanh sạch và giảm thiểu tình trạng hút thuốc lá thụ động trong cơ sở.
  • [Infographic] - Kế hoạch phòng, chống tác hại của thuốc lá giai đoạn 2023 – 2024 của Bộ TN&MT
    (TN&MT) - Bộ TN&MT vừa ban hành Quyết định 2461/QĐ-BTNMT về Kế hoạch phòng, chống tác hại của thuốc lá giai đoạn 2023 – 2024 nhằm tuyên truyền việc thực thi Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá và duy trì nhân rộng mô hình “Công sở không khói thuốc” trong các đơn vị trực thuộc.
  • Lai Châu cảnh báo lũ quét, sạt lở, sụt lún do mưa lũ
    (TN&MT) - Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Lai Châu ngày 22/9, cảnh báo trong 06 giờ tới trên địa bàn tỉnh tiếp tục có mưa, nguy cơ xảy ra lũ quét, lũ ống trên các khe suối nhỏ; sạt lở đất trên các sườn núi dốc, taluy dương; ngập úng ở các vùng trũng, thấp.
  • Little Ba Na Hills, mang Bà Nà xuống phố
    (TN&MT) - Ngày 20/9, Công ty CPDV Cáp treo Bà Nà đã đưa vào vận hành Nhà hàng Little Ba Na Hills tại địa chỉ 36 đường Bạch Đằng, Quận Hải Châu (Đà Nẵng). Đây là một không gian thư giãn, trải nghiệm mới mẻ và mang đậm dấu ấn của miền tiên cảnh Sun World Ba Na Hills giữa lòng thành phố bên sông Hàn.
  • Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội: Khai mạc giải bóng đá sinh viên
    Chiều ngày 21/9 tại Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường đã diễn ra lễ khai mạc giải bóng đá sinh viên do Liên chi Đoàn khoa Lý luận Chính trị tổ chức.
  • Kết nối du lịch ĐBSCL với các tỉnh Tây Bắc tại Lào Cai
    (TN&MT) - Nhằm tăng cường quảng bá hình ảnh, thông tin, tiềm năng du lịch của các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long( ĐBSCL) đến với các địa phương phía Tây Bắc, ngày 21/9, Hiệp hội Du lịch ĐBSCL phối hợp tổ chức Hội nghị Xúc tiến, quảng bá du lịch ĐBSCL với các tỉnh Tây Bắc tại Lào Cai.
  • Lan tỏa phong trào khởi nghiệp ở miền núi Quảng Ngãi
    Tận dụng lợi thế về đất đai và sản vật địa phương, nhiều thanh niên ở huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi đã “dám nghĩ, dám làm” phát triển kinh tế, khởi nghiệp kinh doanh, mang lại thu nhập cho bản thân và người dân địa phương.
  • Thoát nghèo nhờ cây quế
    (TN&MT) - Hơn 20 năm về trước, cây quế bén duyên với người dân Tràng Định (Lạng Sơn). Từ mục đích ban đầu chỉ nhằm phủ xanh đất trống đồi núi trọc, giờ đây, quế đã trở thành một trong những cây trồng chủ lực đem lại giá trị kinh tế cao, giúp người dân có thu nhập ổn định, vươn lên xóa nghèo.
  • Phú Thọ: Phát triển kinh tế từ mô hình chăn nuôi tập trung
    (TN&MT) - Những năm gần đây, tình hình chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có sự chuyển biến tích cực và đã đạt được kết quả quan trọng, trong đó quy mô tổng đàn vật nuôi chủ lực phát triển khá.
  • Lan tỏa Phong trào Cựu chiến binh giúp nhau làm kinh tế giỏi
    (TN&MT)- Thời gian qua, phát huy phẩm chất, truyền thống Bộ đội Cụ Hồ trên mặt trận kinh tế trong thời kỳ đổi mới, Hội Cựu chiến binh Việt Nam đã đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, huy động được nhiều nguồn lực, phát huy được tiềm năng, trí tuệ, kinh nghiệm, sức sáng tạo, dám nghĩ, dám làm tạo nên Phong trào “Cựu chiến binh giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi” với nhiều kết quả tốt đẹp.
  • Người TNG Holdings Vietnam mang “Giọt Thương” gửi vào ngân hàng máu
    (TN&MT) - Ngày 20/9, hàng trăm người TNG và cán bộ nhân viên một số công ty tại tòa nhà TNR Tower đã nô nức tham dự ngày hội “Giọt Thương”, chung tay đóng góp vào ngân hàng máu. Chương trình do TNG Holdings Vietnam phối hợp với Bệnh viện Việt Đức tổ chức.
  • Thừa Thiên – Huế phát động phong trào “Nhà tôi có bình chữa cháy”
    (TN&MT) - UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế vừa ban hành kế hoạch phát động phong trào “Nhà tôi có bình chữa cháy” trên địa bàn tỉnh.
  • Lào Cai: Trao giải thưởng Văn học - nghệ thuật
    (TN&MT) - Ngày 21/9, Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Lào Cai tổ chức trao giải thưởng Văn học - nghệ thuật Kỷ niệm 65 năm Bác Hồ thăm Lào Cai (23/9/1958 – 23/9/2023) và ra mắt ấn phẩm mới.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO