Quảng Ngãi: Bảo tồn rừng dừa nước gắn với sinh kế bền vững

Võ Hà | 15/03/2023, 06:35

(TN&MT) - Quảng Ngãi có 2 rừng dừa nước nổi tiếng là rừng dừa nước Cà Ninh tại xã Bình Phước, huyện Bình Sơn với và rừng dừa nước Tịnh Khê, xã Tịnh Khê, thành phố Quảng Ngãi được người dân bảo tồn. Rừng dừa nước không chỉ giúp điều hòa không khí, ứng phó BĐKH mà còn là nơi sinh kế bền vững của người dân địa phương.

Khai thác bền vững rừng dừa nước

Nằm ở hạ lưu sông Trà Khúc, xã Tịnh Khê, TP. Quảng Ngãi nổi tiếng với rừng dừa nước mênh mông, nơi đây được ví như một tấm lá chắn, hướng ra biển, che chở dải đất liền. Ngay từ những năm 1930, người dân rừng dừa Tịnh Khê đã “nương nhờ” khoảnh dừa này để sinh sống, họ bắt cá, bắt cua, lội đầm đi chặt từng lá dừa về chằm lại thành từng tấm lớn lợp mái nhà, mái hiên, chuồng trại. Trải qua nhiều biến cố, rừng dừa nước Tịnh Khê vẫn là nơi mưu sinh của người dân, từ nghề đan lá dừa, bán trái dừa, chèo ghe cho khách tham quan... của người dân địa phương.

rungdua1.jpg
Nhiều diện tích rừng dừa nước ở Quảng Ngãi được người dân bảo tồn và khai thác hợp lý

Bà Nguyễn Thị Tía, người dân thôn Trường Định, xã Tịnh Khê cho biết, trước đây có giai đoạn rừng dừa nước bị tàn phá nhiều nhất vào các năm 1989 - 2001. Lúc ấy nghề nuôi tôm sú mang lại nguồn thu nhập cao nên nhiều người ồ ạt phá dừa, lấn sông Kinh để nuôi tôm tự phát. Những năm đầu trúng lớn, nhiều người phất lên chỉ sau vài vụ tôm. Nhưng cũng chỉ được vài năm thì nguồn nước sông Kinh bị ô nhiễm, tôm nuôi bị bệnh chết, người nuôi thất thu. Hàng loạt hồ nuôi bị bỏ không, người dân chuyển sang nghề chằm lá dừa, đan lát… Diện tích rừng dừa cũng vì thế được bảo tồn.

“Mình vừa khai thác vừa giữ gìn tài sản cha ông để lại. Mỗi năm chúng tôi chỉ được thu hoạch 1 – 2 kỳ, từ tháng Giêng đến tháng 2 và từ tháng 6, tháng 7, tháng 8. Không chỉ bán lá dừa, gia đình còn thu lợi từ việc đánh bắt tôm, cá tại các luồng lạch. Cây dừa nước đã gắn liền với cuộc sống người dân bao đời nay nên gia đình luôn gìn giữ, bảo vệ rừng dừa”- bà Tía chia sẻ.

Cũng như rừng dừa nước Tịnh Khê, nhờ việc bảo tồn và khai thác hợp lý, rừng dừa Cà Ninh tại xã Bình Phước, huyện Bình Sơn với nguồn lợi thủy sản tự nhiên như cá, tôm, cua và các sản phẩm từ trái dừa nước đã mang lại cuộc sống no đủ cho nhân dân. Ông Nguyễn Ngọc Sơn, người dân xã Bình Phước cho biết, rừng dừa nước Cà Ninh có nguồn lợi thủy sản đa dạng, dưới đáy là bùn non rất thích hợp cho tôm sinh sôi, phát triển. Ngoài tôm, cá, nhánh sông này còn là nơi trú ngụ của nhiều sinh vật nước lợ khác như chem chép, don, dộp… Từ bao đời nay, thấy được lợi ích từ việc giữ rừng dừa nên người dân cùng nhau ký vào hương ước, thỏa thuận giữ gìn.

rungdua2.jpg
Người dân mưu sinh ở rừng dừa nước

“Rừng dừa có từ thời ông bà để lại. Tôi có hơn 20 ha dừa nước, mỗi ngày thu hoạch và đan hơn 20 tấm lá dừa, bán được khoảng 500 nghìn đồng. Người dân ở đây cắt lá dừa bằng kỹ thuật truyền thống cây 3 lá thì để lại 1 lá cho cây phát triển và cắt sát bẹ mới tự nhảy cây con được”- ông Sơn chia sẻ.

Hướng đến khai thác du lịch

Không chỉ là một "lá phổi xanh" giúp điều hòa không khí, có tác dụng chắn gió bão, ngăn chặn xâm nhập mặn…, các rừng dừa nước ở Quảng Ngãi hiện đang thu hút một lượng lớn khách du lịch đến đây tham quan, tận hưởng không khí mát mẻ từ đặc trưng rừng dừa mang lại.

Theo ông Võ Minh Chính - Chủ tịch UBND xã Tịnh Khê cho biết, hiện rừng dừa nước Tịnh Khê còn khoảng 10 ha. Những năm trở lại đây không chỉ hồi sinh, mà ngày càng xanh tốt và nhân rộng. Người dân Tịnh Khê nâng niu, gìn giữ những cánh rừng dừa, bằng tất cả tình yêu với mảnh đất họ đã gắn bó.

Bảo tồn và sử dụng bền vững rừng dừa nước không chỉ là chuyện của riêng đơn vị hay cá nhân nào mà cần có sự đồng thuận của cả cộng đồng. Trách nhiệm và lợi ích phải được chia sẻ hợp lý để cùng phát triển.

rungdua3.jpg
Nghề chằm lá dừa nước mang lại thu nhập cho nhiều hộ dân xã Tịnh Khê.

Ông Nguyễn Mãi- trưởng thôn Phú Long, xã Bình Phước cũng chia sẻ, rừng dừa nước Cà Ninh hiện đang phát triển tươi tốt, tạo thành lá chắn phòng hộ ven sông, hạn chế nước mặn xâm nhập. Ngoài ra, rừng dừa còn giúp người dân có cơ hội nâng cao thu nhập. Hàng năm chính quyền và ngành chức năng thả hàng vạn con giống xuống sông này để tái tạo nguồn lợi thủy sản. Đồng thời, chính quyền xã Bình Phước đang phát triển rừng dừa nước Cà Ninh trở thành điểm du lịch sinh thái mới của huyện Bình Sơn nhằm phục vụ du khách đến khám phá, trải nghiệm.

“Chúng tôi vận động người dân cùng nhau bảo tồn rừng dừa nước và nguồn lợi thủy sản trong khu vực này để phát triển du lịch cộng đồng và mang lại lợi ích bền vững cho nhân dân địa phương" – ông Mãi cho hay.

Bài liên quan
  • Quảng Ngãi cần cân nhắc cẩn thận trước khi phá bỏ 50 ha rừng dừa nước
    TS Võ Văn Minh - Phó Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng, Trưởng nhóm nghiên cứu, giảng dạy "Môi trường và Tài nguyên sinh vật" thuộc Đại học Đà Nẵng khuyến nghị lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi cần cân nhắc khi phá bỏ 50 ha rừng dừa nước tại xã Bình Phước (huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) làm hồ chứa nước phục vụ nhà máy bột giấy VNT 19.

(0) Bình luận
Nổi bật
Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn
Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Quan Sơn.
Đừng bỏ lỡ
  • Kết nối du lịch ĐBSCL với các tỉnh Tây Bắc tại Lào Cai
    (TN&MT) - Nhằm tăng cường quảng bá hình ảnh, thông tin, tiềm năng du lịch của các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long( ĐBSCL) đến với các địa phương phía Tây Bắc, ngày 21/9, Hiệp hội Du lịch ĐBSCL phối hợp tổ chức Hội nghị Xúc tiến, quảng bá du lịch ĐBSCL với các tỉnh Tây Bắc tại Lào Cai.
  • Lan tỏa phong trào khởi nghiệp ở miền núi Quảng Ngãi
    Tận dụng lợi thế về đất đai và sản vật địa phương, nhiều thanh niên ở huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi đã “dám nghĩ, dám làm” phát triển kinh tế, khởi nghiệp kinh doanh, mang lại thu nhập cho bản thân và người dân địa phương.
  • Thoát nghèo nhờ cây quế
    (TN&MT) - Hơn 20 năm về trước, cây quế bén duyên với người dân Tràng Định (Lạng Sơn). Từ mục đích ban đầu chỉ nhằm phủ xanh đất trống đồi núi trọc, giờ đây, quế đã trở thành một trong những cây trồng chủ lực đem lại giá trị kinh tế cao, giúp người dân có thu nhập ổn định, vươn lên xóa nghèo.
  • Phú Thọ: Phát triển kinh tế từ mô hình chăn nuôi tập trung
    (TN&MT) - Những năm gần đây, tình hình chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có sự chuyển biến tích cực và đã đạt được kết quả quan trọng, trong đó quy mô tổng đàn vật nuôi chủ lực phát triển khá.
  • Lan tỏa Phong trào Cựu chiến binh giúp nhau làm kinh tế giỏi
    (TN&MT)- Thời gian qua, phát huy phẩm chất, truyền thống Bộ đội Cụ Hồ trên mặt trận kinh tế trong thời kỳ đổi mới, Hội Cựu chiến binh Việt Nam đã đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, huy động được nhiều nguồn lực, phát huy được tiềm năng, trí tuệ, kinh nghiệm, sức sáng tạo, dám nghĩ, dám làm tạo nên Phong trào “Cựu chiến binh giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi” với nhiều kết quả tốt đẹp.
  • Người TNG Holdings Vietnam mang “Giọt Thương” gửi vào ngân hàng máu
    (TN&MT) - Ngày 20/9, hàng trăm người TNG và cán bộ nhân viên một số công ty tại tòa nhà TNR Tower đã nô nức tham dự ngày hội “Giọt Thương”, chung tay đóng góp vào ngân hàng máu. Chương trình do TNG Holdings Vietnam phối hợp với Bệnh viện Việt Đức tổ chức.
  • Thừa Thiên – Huế phát động phong trào “Nhà tôi có bình chữa cháy”
    (TN&MT) - UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế vừa ban hành kế hoạch phát động phong trào “Nhà tôi có bình chữa cháy” trên địa bàn tỉnh.
  • Lào Cai: Trao giải thưởng Văn học - nghệ thuật
    (TN&MT) - Ngày 21/9, Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Lào Cai tổ chức trao giải thưởng Văn học - nghệ thuật Kỷ niệm 65 năm Bác Hồ thăm Lào Cai (23/9/1958 – 23/9/2023) và ra mắt ấn phẩm mới.
  • Bảo hiểm xã hội đối thoại với 120 doanh nghiệp tiêu biểu về chính sách BHXH, BHYT
    Ngày 19/9, Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Bùi Minh Đức cùng lãnh đạo các ban, ngành thành phố tổ chức đối thoại với 120 doanh nghiệp tiêu biểu trên địa bàn về chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT).
  • Bảo hiểm xã hội Việt Nam: Giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội cho thân nhân người tử vong vụ cháy chung cư mini
    Tính đến sáng 19/9, Bảo hiểm xã hội Hà Nội và các đơn vị đã chi chế độ tử tuất cho thân nhân người lao động của 17 người tử vong trong vụ cháy chung cư mini tại Khương Hạ, Hà Nội. Đây là 17 nạn nhân có tham gia bảo hiểm xã hội trong tổng số 56 người thiệt mạng của vụ cháy.
  • Bộ TN&MT phối hợp với Công ty TNHH Unilever Việt Nam: Chung tay hành động vì một Việt Nam xanh
    (TN&MT) - Ngày 21/9, tại xã Nghĩa An (Thị xã Nghĩa Lộ, Tỉnh Yên Bái), Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND Thị xã Nghĩa Lộ; Công ty TNHH Unilever Việt Nam và Nhãn hàng Omo tổ chức Chương trình trồng cây “Hành động vì một Việt Nam xanh”.
  • Tích cực xây dựng "Trường học không khói thuốc"
    (TN&MT) - Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã ban hành quyết định số 3459/QĐ-TĐHHN ngày 12/9/2023 về Kế hoạch phòng, chống tác hại của thuốc lá giai đoạn 2023 – 2024 nhằm thực hiện xây dựng môi trường làm việc trong lành, văn minh theo hướng “Trường học không khói thuốc”.
  • Hậu Giang: Xây dựng 1.400 căn nhà Đại đoàn kết cho hộ dân khó khăn
    (TN&MT) - Chiều 20/9, tỉnh Hậu Giang đã tổ chức Lễ phát động chương trình xây dựng 1.400 căn nhà "Đại đoàn kết" cho người có công, hộ nghèo, hộ cận nghèo khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO