Quảng Nam: Ứng phó với biến đổi khí hậu và những việc cần làm ngay

02/08/2018, 13:35

(TN&MT) - Hàng năm, Quảng Nam phải hứng chịu nhiều cơn bão, lụt lớn gây thiệt hại nghiêm trọng về người, cơ sở vật chất, tài sản. Bên cạnh đó, Quảng Nam cũng là địa phương thường xuyên bị hạn hán, xâm nhập mặn dẫn đến tình trạng thiếu nước sinh hoạt và sản xuất ở một số địa phương.

Tiết mục văn nghệ tuyên truyền về biển đảo tại TP. Hội An
Tiết mục văn nghệ tuyên truyền về biển đảo tại TP. Hội An

Trong những năm qua, tại tỉnh Quảng Nam, tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) đã gây ra tình trạng sạt lở nghiêm trọng bờ sông Thu Bồn, Vu Gia, và bờ biển Cửa Đại (Hội An). BĐKH cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất Nông, Lâm, Ngư nghiệp, tài nguyên nước, môi trường và sức khỏe người dân.

Ông Võ Văn Thơ- Phó Giám đốc Sở TT&TT Quảng Nam tuyên truyền về BĐKH tại TP. Hội An tối ngày 1/8
Ông Võ Văn Thơ - Phó Giám đốc Sở TT&TT Quảng Nam tuyên truyền về BĐKH tại đêm văn nghệ ở TP. Hội An tối ngày 1/8

Tuy nhiên, nhận thức của người dân, cộng đồng về BĐKH vẫn còn rất hạn chế. Từ nhận thức đến hành động cụ thể vẫn còn là khoảng cách. Trong khi đó, công tác tuyên truyền ở các địa phương vẫn còn nhiều bất cập, chưa thường xuyên; chiến lược ứng phó với BĐKH chưa được khảo sát, xây dựng một cách bài bản; nguồn kinh phí cho hoạt động này vẫn còn khó khăn.

Tiết mục ca kịch tuyên truyền về ứng phó với BĐKH và những việc cần làm ngay
Tiết mục ca kịch tuyên truyền về ứng phó với BĐKH và những việc cần làm ngay

Trong tháng 7 và đầu tháng 8, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Nam đã phối hợp với chính quyền các địa phương (Tam Kỳ, Hội An, thị xã Điện Bàn, huyện Duy Xuyên, Núi Thành…) tổ chức những đêm văn nghệ truyền thông nhằm tuyên truyền sâu rộng, nâng cao nhận thức cho người dân về BĐKH với thông điệp “ Ứng phó với biến đổi khí hậu - Những việc cần làm ngay”. Từ đó, từng bước làm thay đổi hành vi, thói quen sinh hoạt của cộng đồng dân cư, giúp cộng đồng chủ động trong công tác ứng phó với thiên tai. Đồng thời, góp phần nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ môi trường.

Tiểu phẩm về tác động của BĐKH ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống con người
Tiểu phẩm về tác động của BĐKH ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống con người

Chương trình văn nghệ truyền thông về BĐKH với các nội dung như: chiếu phóng sự về tác động môi trường; văn nghệ truyền thông bảo vệ môi trường, tiểu phẩm phản ánh về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với cuộc sống của con người... Đặc biệt, phần giao lưu trả lời câu hỏi của khán giả thi tìm hiểu về BĐKH (có tặng quà) đã thực sự hấp dẫn và thu hút đông đảo người dân tham gia.

Đông đảo người dân Hội An đã tham gia trong đêm văn nghệ truyền thông tối ngày 1/8
Đông đảo người dân Hội An đã tham gia trong đêm văn nghệ truyền thông tối ngày 1/8

Ông Võ Văn Thơ - Phó Giám đốc Sở TT&TT Quảng Nam cho biết: Đợt văn nghệ truyền thông lần này nhằm tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân những thông tin cơ bản về biến đổi khí hậu, tác động của BĐKH đến địa phương. Qua đó, truyền thông nâng cao nhận thức về BĐKH và các biện pháp ứng phó liên quan cho cộng đồng dân cư.

Chương trình truyền tải những thông điệp cụ thể, mỗi người dân cần phải có những hành động cụ thể thiết thực như: không vứt rác thải bừa bãi ra môi trường, hạn chế và tiến tới loại bỏ sử dụng túi ni lông trong sinh hoạt hàng ngày, sử dụng tiết kiệm điện, nước; tham gia trồng cây xanh, trồng và bảo vệ rừng.

Bài liên quan
  • Mộc Châu – Sơn La: Chủ động ứng phó BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên
    (TN&MT) - Thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La đã tổ chức triển khai đồng bộ trên nhiều lĩnh vực, bước đầu đạt được những kết quả tích cực.

(0) Bình luận
Nổi bật
ĐBQH Lý Thị Lan đề nghị sớm triển khai chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Theo Đại biểu Lý Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, việc chậm, chưa ban hành các quy định pháp luật tất yếu dẫn tới lãng phí cơ hội thụ hưởng, tiếp cận chính sách của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đừng bỏ lỡ
  • Phú Thọ ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước
    (TN&MT) - Nhằm ứng phó với nguy cơ thiếu hụt nguồn nước, nắng nóng và khô hạn có thể xuất hiện trong thời gian tới, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ đã ký ban hành Văn bản số 1854/UBND-CNXD về việc chủ động triển khai các giải pháp cấp bách ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước.
  • Thanh Hóa: Trồng rừng gỗ lớn thích ứng biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Việc xây dựng và triển khai đề án trồng rừng gỗ lớn ở huyện Như Thanh và Như Xuân (Thanh Hóa) đã cho thấy không những phát huy hiệu quả kinh tế, chống xói mòn, rửa trôi đất, ổn định kinh tế hộ gia đình, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo… mà còn là “công cụ” để thích ứng biến đổi khí hậu.
  • Sơn La: Canh tác thông minh thích ứng biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Dưới tác động ngày càng khó lường của biến đổi khí hậu (BĐKH), chủ động thích ứng, đảm bảo an ninh lương thực là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được các cấp, các ngành, các địa phương trên địa bàn tỉnh Sơn La quan tâm chú trọng.
  • Long An: Chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng giúp giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Trước những tác động ngày càng gia tăng của biến đổi khí hậu (BĐKH), tỉnh Long An đã và đang chủ động triển khai thực hiện nhiều mô hình, giải pháp ứng phó, nhất là tập trung đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ đó góp phần tăng thu nhập cho người dân địa phương, hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững.
  • Bộ TN&MT tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về ứng phó BĐKH
    (TN&MT) - Ngày 23/5, tại Hà Nội, Cục Biến đổi khí hậu (Bộ TN&MT) đã tổ chức “Hội nghị tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật ứng phó với biến đổi khí hậu trong Luật Bảo vệ môi trường” cho các cơ quan quản lý Nhà nước và tổ chức chính trị, xã hội của các tỉnh phía Bắc.
  • Nguy cơ bệnh tật tăng theo nhiệt độ
    (TN&MT) - Theo Cục Quản lý môi trường Y tế (Bộ Y tế), hiện nay, tình trạng nắng nóng gay gắt xuất hiện tại nhiều địa phương, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân và người lao động. Các vấn đề thường gặp phải là say nắng, say nóng, đột qụy do nắng nóng.
  • Phòng, chống thiên tai: Các địa phương chủ động, linh hoạt ứng phó
    (TN&MT) - Thời gian qua, mặc dù thiên tai diễn ra bất thường, cực đoan, trái quy luật, nhưng các bộ, ngành, lực lượng vũ trang đã khắc phục khó khăn, đặc biệt là sự chủ động của các địa phương và cộng đồng nên công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2022 và các tháng đầu năm 2023 đã đạt được những kết quả toàn diện, góp phần giảm thiểu thiệt hại.
  • Ngân hàng ADB tài trợ Dự án biến đổi khí hậu nhằm giải quyết các rủi ro về thiên tại Thanh Hóa
    Vừa qua, đoàn công tác của Ngân hàng ADB do ông Keiju Mitsuhashi, Quyền Giám đốc Quốc gia, ADB Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến làm việc với UBND tỉnh Thanh Hóa về Dự án biến đổi khí hậu.
  • Hội thảo chính sách và công nghệ tái chế phế liệu nhựa thực hiện kinh tế tuần hoàn
    (TN&MT) Ngày 18/5, tại thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường (Bộ TN&MT) đã tổ chức hội thảo “Chính sách và công nghệ tái chế phế liệu nhựa để sản xuất hạt nhựa tái sinh, thực hiện mục tiêu kinh tế tuần hoàn theo quy định của Luật BVMT 2020".
  • Quảng Bình: Phát triển du lịch thích ứng biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Nhờ vị trí địa lý tự nhiên và địa hình đa dạng, Quảng Bình có tiềm năng lớn về phát triển du lịch. Tuy nhiên, tỉnh cũng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, biến đổi khí hậu. Làm thế nào để phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển du lịch bền vững, thích ứng với thiên tai đang là bài toán đặt ra bức thiết với địa phương này.
  • Châu Âu đối mặt với hạn hán: Nhiều quốc gia thiếu nước nghiêm trọng
    (TN&MT) - Thời gian qua, hạn hán đã khiến phần lớn các nước ở châu Âu trải qua tình trạng khô hạn và thiếu nước nghiêm trọng trong bối cảnh giới khoa học lo ngại hiện tượng El Nino mạnh có thể khiến nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng kỷ lục.
  • Bến Tre: Chú trọng phòng, chống thiên tai hướng đến cuộc sống an toàn, bền vững
    (TN&MT) - Là tỉnh ven biển với bờ biển dài cùng với hệ thống sông rạch chằng chịt, Bến Tre thường xuyên chịu ảnh hưởng khá nặng nề bởi các loại hình thiên tai gây ra. Để hướng đến cuộc sống an toàn, tạo sinh kế bền vững cho người dân địa phương, tỉnh Bến Tre đã có nhiều giải pháp nhằm nâng cao năng lực, chủ động phòng chống thiên tai. PV Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Đoàn Văn Đảnh, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bến Tre xung quanh nội dung này.
  • Giảm nhiệt đô thị bằng giải pháp làm mát bền vững
    (TN&MT) - Trong giai đoạn 2022-2024, 3 thành phố: TP. Cần Thơ, TP. Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam) và TP Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) sẽ tham gia chương trình “Làm mát đô thị bền vững tại khu vực đô thị ở Việt Nam”.
  • Dự báo thời tiết ngày 17/5, cả nước nắng nóng gay gắt
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTVQG, ngày 17/5, khu vực Hà Nội và Bắc Bộ có mây, ngày nắng nóng và nắng nóng gay gắt. Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng, có nơi nắng nóng; chiều tối có mưa rào rải rác và có nơi có dông, đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió tây nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO