Quảng Nam: Truy quét “vàng tặc” lộng hành trong vùng lõi Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh

01/09/2019, 17:24

(TN&MT) - Qua 5 ngày truy quét “vàng tặc” từ ngày 28/8 đến 1/9, Đoàn liên ngành huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam đã phá hủy nhiều công cụ, thiết bị phục vụ việc khai thác vàng trái phép; đồng thời đẩy đuổi gần 40 người ra khỏi rừng thuộc vùng lõi Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh.

Đoàn liên ngành huyện Nam Giang tiến hành phá hủy máy nổ phục vụ việc khai thác vàng trái phép trong vùng lõi Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh
Đoàn liên ngành huyện Nam Giang tiến hành phá hủy máy nổ phục vụ việc khai thác vàng trái phép trong vùng lõi Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh

Thời gian gần đây, nhiều đối tượng trong và ngoài tỉnh Quảng Nam đã tìm cách trà trộn vào vùng lõi của Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh (thuộc xã Đắc Pring và Tà Pơơ, huyện Nam Giang) để khai thác vàng trái phép, nguy cơ gây mất an ninh trật tự vùng biên giới và ô nhiễm môi trường, hệ sinh thái, tài nguyên rừng.

Trước tình trạng trên, UBND huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam vừa thành lập đoàn liên ngành để mở đợt truy quét trên diện rộng tại các bãi vàng Thạnh Mỹ 1, khe Tà Vạc nằm trong vùng lõi Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh.

Tiêu hủy lán trại trái phép của “vàng tặc”
Tiêu hủy lán trại trái phép của “vàng tặc”

Một thành viên đoàn liên ngành cho biết, mặc dù trong kỳ nghỉ dịp lễ Quốc khánh 2/9, song các thành viên trong đoàn vẫn sẵn sàng lên đường truy quét “vàng tặc”. Để đến được các bãi khai thác vàng trái phép trong bí mật, đoàn phải ngược dòng Sông Thanh và băng qua nhiều ngọn đồi, nhiều con suối, vách đá. Đặc biệt, trong những ngày mưa như hiện nay thì đường đến với các bãi vàng trái phép càng trơn trượt, khó khăn hơn rất nhiều.

Sau nhiều giờ băng rừng lội suối, đoàn liên ngành cũng đến được các điểm khai thác vàng trái phép. Qua 5 ngày truy quét từ ngày 28/8 đến 1/9, đoàn liên ngành huyện Nam Giang đã phá hủy 5 máy nổ, 1 củ điện, tiêu hủy 21 lán trại và nhiều công cụ phục vụ việc khai thác vàng, đồng thời đẩy đuổi gần 40 người ra khỏi khu vực khai thác vàng trái phép.

Điều đáng lo ngại là qua đợt truy quét này cho thấy, các đối tượng khai thác vàng trái phép ngày càng manh động và tinh vi hơn khi các thiết bị máy móc phục vụ việc khai thác vàng được chỉ đạo chôn rất kỹ và rất sâu, có nơi đến gần 2m dưới lớp đất đá nhằm gây khó khăn cho lực lượng truy quét phát hiện được; đồng thời các đối tượng được chia nhau phân tán rải rác trên các đỉnh đồi, cùng với thiết bị quan sát như ống nhòm để có thể nhìn xuống quan sát nhất cử nhất động của đoàn liên ngành hòng tìm cách đối phó.


(0) Bình luận
Nổi bật
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng dự Hội nghị Liên Hội đồng Giám mục Á Châu
Từ ngày 05-10/6, tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Hội đồng Giám mục Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Liên Hội đồng Giám mục Á châu (FABC) với chủ đề “50 năm FABC: Nhìn lại các văn kiện và áp dụng”. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng đến tham dự và phát biểu tại Hội nghị.
Đừng bỏ lỡ
  • Ăn rừng, ngủ núi Tìm dấu vết thiên tai
    (TN&MT) - 25 bộ Bản đồ Hiện trạng trượt lở đất đá tỷ lệ 1:50.000, 15 bộ Bản đồ Phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá tỷ lệ 1:50.000 cho 40 tỉnh; 59 bộ Sơ đồ Hiện trạng khối trượt lở đất đá và 59 bộ Sơ đồ Khoanh vùng nguy cơ trượt lở đất đá cho 59 xã trọng điểm…
  • Chuyển đổi số trong khai thác khoáng sản: Xu thế tất yếu
    (TN&MT) - Chuyển đổi số là xu thế tất yếu trong thời đại ngày nay, mở ra cơ hội chưa từng có cho các nước, các địa phương, doanh nghiệp trên thế giới vượt lên trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
  • Chuyển đổi số trong khai thác khoáng sản: Hướng tới kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn
    (TN&MT) - Chiều 28/5, tại Thanh Hóa, Khối Thi đua số I, Khối Thi đua số II, Bộ TN&MT phối hợp với Sở TN&MT tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội thảo “Chuyển đổi số trong lĩnh vực khai thác khoáng sản hướng tới nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn”.
  • Quảng Bình sau hơn 10 năm thi hành Luật Khoáng sản: Hiến kế khai thác khoáng sản hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả
    (TN&MT) - Quá trình tìm hiểu về công tác triển khai thi hành Luật Khoáng sản 2010 tại Quảng Bình, phóng viên đã ghi nhận nhiều ý kiến tâm huyết, thực tế từ các nhà quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp hoạt động khoáng sản trên địa bàn. Đa số các ý kiến cho rằng, Luật đã có những đóng góp quan trọng, giúp phát huy tiềm năng tài nguyên khoáng sản trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đồng thời cũng thẳng thắn chỉ rõ những tồn tại, hạn chế cần sớm được sửa đổi.
  • Quảng Ninh đề xuất gỡ vướng khi thi hành Luật Khoáng sản: Sửa đổi quy định trong Nghị định
    (TN&MT) - Với tiềm năng, lợi thế được thiên nhiên ưu đãi, những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã có những bước phát triển vượt bậc trong ngành công nghiệp khai khoáng. Tuy nhiên, tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc khi thi hành các Nghị định quy định chi tiết Luật Khoáng sản.
  • Quảng Bình: Thúc đẩy phát triển bền vững tài nguyên khoáng sản
    (TN&MT) - Quảng Bình hiện có 127 giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực. Từ năm 2012 đến nay, hoạt động khoáng sản đã nộp cho ngân sách Nhà nước hơn 433 tỷ đồng. Đây là nguồn tài chính quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, hiện nay nhiều quy định của pháp luật đang gây cản trở quá trình phát triển của ngành kinh tế quan trọng này. Trước thực trạng đó, ngành TN&MT Quảng Bình đã đề xuất nhiều giải pháp tháo gỡ.
  • Luật Địa chất và Khoáng sản sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7
    (TN&MT) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7 và dự kiến thông qua tại kỳ họp thứ 8 đối với 09 dự án luật, trong đó có Luật Địa chất và khoáng sản.
  • Thừa Thiên - Huế quản lý khoáng sản hiệu quả để phát triển bền vững - Kiểm soát chặt, quản lý nghiêm
    (TN&MT) - Trong quá trình khai thác khoáng sản, bên cạnh những doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện quy định pháp luật về khai thác, chế biến khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường, vẫn tồn tại không ít doanh nghiệp “phớt lờ” quy định, coi thường luật pháp. Các cơ quan chức năng của tỉnh đã và đang tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm vi phạm.
  • Thừa Thiên - Huế: Khoáng sản là nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội
    (TN&MT) - Quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản tại Thừa Thiên - Huế đã và đang góp phần phát triển ổn định kinh tế - xã hội của địa phương. Phóng viên Báo TN&MT đã phỏng vấn ông Phan Quý Phương - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế để rõ hơn về vấn đề này.
  • Thanh Hóa: Quản lý khoáng sản hiệu quả để phát triển kinh tế bền vững
    Thời gian qua, để khắc phục các tồn tại, vi phạm trong khai thác tài nguyên khoáng sản, các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều giải pháp hiệu quả, từng bước đưa hoạt động khai thác khoáng sản đi vào nề nếp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo các khu vực nông thôn, miền núi.
  • Mức thu lệ phí cấp Giấy phép khai thác khoáng sản cao nhất 100 triệu đồng
    Theo Bộ Tài chính, mức thu lệ phí cấp Giấy phép khai thác khoáng sản đặc biệt và độc hại là 100 triệu đồng/giấy phép; lệ phí cấp Giấy phép khai thác khoáng sản quý hiếm là 80 triệu đồng/giấy phép.
  • Tiền Giang: Quản lý hiệu quả khoáng sản, phục vụ giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý về tài nguyên khoáng sản, tỉnh Tiền Giang đã có nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài nguyên khoáng sản, nhất là cát lòng sông trên địa bàn tỉnh, từ đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ mục tiêu giảm nghèo bền vững của địa phương. PV Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Kiệt, Phó Giám đốc Sở TN&MT Tiền Giang xung quanh nội dung này.
  • Chủ tịch HĐTV Tập đoàn TKV Ngô Hoàng Ngân thăm, tặng quà CNLĐ các đơn vị khu vực Thái Nguyên
    Sáng 15/5, đồng chí Ngô Hoàng Ngân - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn dẫn đầu đoàn công tác Tập đoàn tới kiểm tra sản xuất, thăm, tặng quà công nhân lao động nhân dịp tháng công nhân năm 2023 tại các đơn vị thành viên của Tập đoàn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Tham gia chương trình có Chủ tịch Công đoàn TKV Lê Thanh Xuân, Phó TGĐ Tập đoàn Nguyễn Tiến Mạnh; lãnh đạo, công đoàn TCT Khoáng sản, TCT Điện lực và TCT Công nghiệp Mỏ Việt Bắc.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO