Quảng Nam: Truy quét các tụ điểm khai thác vàng trái phép

Võ Hà | 02/12/2022, 16:51

(TN&MT) - Trước tình hình khai thác vàng trái phép đang “nổi lên” tại một số huyện trên địa bàn, UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu lực lượng chức năng tiếp tục truy quét các tụ điểm khai thác vàng trái phép, xử phạt nghiêm các đối tượng có hành vi vi phạm.

Theo đó, để kịp thời ngăn chặn, lập lại trật tự kỷ cương trong công tác quản lý khoáng sản, UBND tỉnh Quảng Nam giao Công an tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện Phú Ninh, Đông Giang khẩn trương chỉ đạo các lực lượng chức năng tiếp tục tổ chức kiểm tra, truy quét các tụ điểm khai thác khoáng sản vàng trái phép tại các khu vực: Thác Trắng, Hồ Ray, Núi Kèm, Hố Gần ở xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh và tại thôn Ga Doong, xã Tư, huyện Đông Giang.

vang1.jpg
Phá huỷ các lán trại khai thác vàng trái phép trong khu vực Bồng Miêu

Tiêu hủy, tịch thu toàn bộ công cụ, dụng cụ, phương tiện tham gia hoạt động khai thác vàng trái phép; đồng thời điều tra, xác minh các đối tượng đứng đầu tổ chức khai thác vàng trái phép ở các tụ điểm nêu trên và xử lý nghiêm, kiên quyết đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm trong hoạt động khai thác khoảng sản, lâm sản trái phép theo đúng quy định của pháp luật. Trường hợp đủ yếu tố cấu thành tội phạm thị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định.

Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam cũng yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện Phú Ninh, Đông Giang phải tăng cường vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác quản lý tài nguyên khoáng sản và môi trường trên địa bàn mình quản lý; chỉ đạo các lực lượng chức năng và chính quyền địa phương các xã liên quan thường xuyên tổ chức kiểm tra, phát hiện, kịp thời truy quét, đẩy đuổi các tụ, nhóm khai thác vàng trái phép và xử phạt nghiêm các đối tượng có hành vi vi phạm theo đúng quy định, tuyệt đối không được làm ngơ, bao che để hoạt động khai thác vàng trái phép tiếp diễn trên địa bàn.

vang2.jpg
Hoạt động khai thác vàng trái phép tại khu vực vàng Bồng Miêu gây nhiều hệ luỵ về môi trường

Sở Tài nguyên và Môi trường thường xuyên theo dõi, kiểm tra tình hình hoạt động khai thác khoáng sản vàng trái phép trên địa bàn huyện Phú Ninh và các huyện miền núi phía Tây của tỉnh; kịp thời tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương và lực lượng chức năng tiếp tục tổ chức truy quét, đẩy đuổi, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Đồng thời, khẩn trương tham mưu UBND tỉnh ban hành Chỉ thị chỉ đạo các ngành, các địa phương tăng cường hơn nữa công tác quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Tháng 8 vừa qua, UBND tỉnh Quảng Nam đã có Quyết định đóng cửa mỏ vàng Bồng Miêu ở xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh. Ngày 22/11/2022, Bộ TN&MT có Quyết định số 3218 về việc điều chỉnh khối lượng thực hiện Đề án đóng cửa mỏ khoáng sản quặng vàng tại mỏ Bồng Miêu. Thời gian thực hiện đóng cửa mỏ đến hết năm 2024 với kinh phí thực hiện hơn 14 tỷ đồng.

Thế nhưng theo phản ánh, tranh thủ lúc mỏ chưa đóng, nhiều đối tượng kéo đến khai thác rầm rộ ở các địa điểm Núi Kẽm, Hố Gần, Đồi Sim, Hố Ráy. Họ giăng lều trại, đặt máy nổ và đổ hóa chất chảy tràn lan gây ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khỏe của người dân.

Bài liên quan
  • Quảng Nam: Lại “nóng” nạn vàng tặc trong rừng phòng hộ Phước Sơn
    Thời gian qua, tình trạng đào đãi vàng trái phép ở rừng phòng hộ Phước Sơn (tỉnh Quảng Nam) tiếp tục diễn biến phức tạp. BQL Rừng phòng hộ huyện Phước Sơn vừa phối hợp với lực lượng chức năng và chính quyền địa phương tổ chức kiểm tra, truy quét và đẩy đuổi các đối tượng khai thác vàng trái phép tại bãi 8, thôn 3 và bãi 699 thuộc xã Phước Thành.

(0) Bình luận
Nổi bật
Sửa các Nghị định quy định chi tiết Luật Khoáng sản để tránh “lợi ích riêng, chi phí công”
(TN&MT) - Sáng 9/6, tại Vĩnh Phúc, trong khuôn khổ cuộc họp 2 ngày về tham vấn kinh nghiệm của chuyên gia để xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết Luật Khoáng sản, các chuyên gia, nhà quản lý đã tiếp tục góp ý cho dự thảo này.
Đừng bỏ lỡ
  • Chuyển đổi số trong khai thác khoáng sản: Xu thế tất yếu
    (TN&MT) - Chuyển đổi số là xu thế tất yếu trong thời đại ngày nay, mở ra cơ hội chưa từng có cho các nước, các địa phương, doanh nghiệp trên thế giới vượt lên trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
  • Chuyển đổi số trong khai thác khoáng sản: Hướng tới kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn
    (TN&MT) - Chiều 28/5, tại Thanh Hóa, Khối Thi đua số I, Khối Thi đua số II, Bộ TN&MT phối hợp với Sở TN&MT tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội thảo “Chuyển đổi số trong lĩnh vực khai thác khoáng sản hướng tới nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn”.
  • Quảng Bình sau hơn 10 năm thi hành Luật Khoáng sản: Hiến kế khai thác khoáng sản hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả
    (TN&MT) - Quá trình tìm hiểu về công tác triển khai thi hành Luật Khoáng sản 2010 tại Quảng Bình, phóng viên đã ghi nhận nhiều ý kiến tâm huyết, thực tế từ các nhà quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp hoạt động khoáng sản trên địa bàn. Đa số các ý kiến cho rằng, Luật đã có những đóng góp quan trọng, giúp phát huy tiềm năng tài nguyên khoáng sản trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đồng thời cũng thẳng thắn chỉ rõ những tồn tại, hạn chế cần sớm được sửa đổi.
  • Quảng Ninh đề xuất gỡ vướng khi thi hành Luật Khoáng sản: Sửa đổi quy định trong Nghị định
    (TN&MT) - Với tiềm năng, lợi thế được thiên nhiên ưu đãi, những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã có những bước phát triển vượt bậc trong ngành công nghiệp khai khoáng. Tuy nhiên, tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc khi thi hành các Nghị định quy định chi tiết Luật Khoáng sản.
  • Quảng Bình: Thúc đẩy phát triển bền vững tài nguyên khoáng sản
    (TN&MT) - Quảng Bình hiện có 127 giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực. Từ năm 2012 đến nay, hoạt động khoáng sản đã nộp cho ngân sách Nhà nước hơn 433 tỷ đồng. Đây là nguồn tài chính quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, hiện nay nhiều quy định của pháp luật đang gây cản trở quá trình phát triển của ngành kinh tế quan trọng này. Trước thực trạng đó, ngành TN&MT Quảng Bình đã đề xuất nhiều giải pháp tháo gỡ.
  • Luật Địa chất và Khoáng sản sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7
    (TN&MT) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7 và dự kiến thông qua tại kỳ họp thứ 8 đối với 09 dự án luật, trong đó có Luật Địa chất và khoáng sản.
  • Thừa Thiên - Huế quản lý khoáng sản hiệu quả để phát triển bền vững - Kiểm soát chặt, quản lý nghiêm
    (TN&MT) - Trong quá trình khai thác khoáng sản, bên cạnh những doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện quy định pháp luật về khai thác, chế biến khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường, vẫn tồn tại không ít doanh nghiệp “phớt lờ” quy định, coi thường luật pháp. Các cơ quan chức năng của tỉnh đã và đang tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm vi phạm.
  • Thừa Thiên - Huế: Khoáng sản là nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội
    (TN&MT) - Quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản tại Thừa Thiên - Huế đã và đang góp phần phát triển ổn định kinh tế - xã hội của địa phương. Phóng viên Báo TN&MT đã phỏng vấn ông Phan Quý Phương - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế để rõ hơn về vấn đề này.
  • Thanh Hóa: Quản lý khoáng sản hiệu quả để phát triển kinh tế bền vững
    Thời gian qua, để khắc phục các tồn tại, vi phạm trong khai thác tài nguyên khoáng sản, các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều giải pháp hiệu quả, từng bước đưa hoạt động khai thác khoáng sản đi vào nề nếp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo các khu vực nông thôn, miền núi.
  • Mức thu lệ phí cấp Giấy phép khai thác khoáng sản cao nhất 100 triệu đồng
    Theo Bộ Tài chính, mức thu lệ phí cấp Giấy phép khai thác khoáng sản đặc biệt và độc hại là 100 triệu đồng/giấy phép; lệ phí cấp Giấy phép khai thác khoáng sản quý hiếm là 80 triệu đồng/giấy phép.
  • Tiền Giang: Quản lý hiệu quả khoáng sản, phục vụ giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý về tài nguyên khoáng sản, tỉnh Tiền Giang đã có nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài nguyên khoáng sản, nhất là cát lòng sông trên địa bàn tỉnh, từ đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ mục tiêu giảm nghèo bền vững của địa phương. PV Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Kiệt, Phó Giám đốc Sở TN&MT Tiền Giang xung quanh nội dung này.
  • Chủ tịch HĐTV Tập đoàn TKV Ngô Hoàng Ngân thăm, tặng quà CNLĐ các đơn vị khu vực Thái Nguyên
    Sáng 15/5, đồng chí Ngô Hoàng Ngân - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn dẫn đầu đoàn công tác Tập đoàn tới kiểm tra sản xuất, thăm, tặng quà công nhân lao động nhân dịp tháng công nhân năm 2023 tại các đơn vị thành viên của Tập đoàn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Tham gia chương trình có Chủ tịch Công đoàn TKV Lê Thanh Xuân, Phó TGĐ Tập đoàn Nguyễn Tiến Mạnh; lãnh đạo, công đoàn TCT Khoáng sản, TCT Điện lực và TCT Công nghiệp Mỏ Việt Bắc.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO