Quảng Nam: Tiếp tục lan toả mô hình tôn giáo chung tay bảo vệ môi trường

Võ Hà | 13/04/2023, 14:32

(TN&MT) - Để phát huy vai trò, nguồn lực của các tôn giáo trong việc tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với BĐKH, thời gian tới, Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Nam và các tổ chức tôn giáo tiếp tục vận động tăng, ni, Phật tử, giáo dân tích cực tham gia và nhân rộng các hoạt động bảo vệ môi trường hiệu quả.

Nhiều mô hình hiệu quả

Quảng Nam có 213.000 người theo các tôn giáo, chiếm khoảng 15% dân số trên địa bàn tỉnh. Thực hiện chương trình phối hợp giữa Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam với Bộ Tài nguyên và Môi trường với các tôn giáo về bảo vệ môi trường và ứng phó với BĐKH, Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Nam phối hợp với Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam và 12 tổ chức tôn giáo trên địa bàn đã triển khai lồng ghép vào triển khai thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, đặc biệt là phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ môi trường” và nhận được sự ủng hộ đồng tình của các tổ chức, cá nhân, cũng như các cộng đồng tôn giáo.

Ông Nguyễn Phi Hùng – Phó Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Nam cho biết, nhiều địa phương, Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã phối hợp với UBND cùng cấp và các cơ sở thờ tự ký kết và triển khai thực hiện, như TP Hội An là mô hình tuyến đường tự quản về “Bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu” được triển khai đến tất cả các cơ sở tôn giáo; Huyện Núi Thành là mô hình “Tổ đoàn kết tôn giáo với công tác bảo vệ môi trường” được tổ chức tại chùa Long Quang và nhiều cơ sở tôn giáo khác nữa.

Hằng năm, hưởng ứng ngày môi trường thế giới, nhiều cơ sở thờ tự các tôn giáo cùng chính quyền thực hiện mô hình trồng cây xanh, góp phần chung tay bảo vệ môi trường.

moitruong1.jpg
Bà con đạo hữu cùng chung tay với nhân dân Núi Thành (Quảng Nam) dọn vệ sinh, tạo cảnh quan môi trường

Tại tịnh xá Ngọc Truyền ở phường Cẩm Phô, TP. Hội An là địa điểm du lịch thường xuyên có nhiều du khách đến tham quan. Chính vì vậy, việc nâng cao ý thức người dân trong giữ gìn di tích và bảo vệ môi trường là rất cần thiết. Đại đức Thích Giác Nhẫn, trụ trì Tịnh xá Ngọc Truyền cho biết, trong khuôn viên của tịnh xá trồng nhiều cây xanh và lắp đặt các thùng rác để phục vụ nhu cầu của Phật tử gìn giữ cảnh quan môi trường.

Trong các buổi thuyết pháp, Đại đức Thích Giác Nhẫn cũng thường xuyên vận động phật tử hạn chế sử dụng túi ni lông, phân loại rác thải tại nguồn. Ngoài ra, Tịnh xá cũng thường xuyên tổ chức các buổi Chủ nhật Xanh – sạch – đẹp để các sư thầy, Phật tử và người dân xung quanh dọn vệ sinh, xây dựng đoạn đường nở hoa để tạo ấn tượng đẹp với du khách khắp nơi mỗi khi đến thắp hương hay vãn cảnh chùa.

“Tịnh xá luôn được các phật tử nơi đây gìn giữ sạch sẽ. Nhiều Phật tử còn dành thời gian, công đức để chăm chút cây cối, cảnh quan và bảo vệ môi trường để phật tử và du khách thập phương đến đây sẽ được hoà vào không gian yên ả, trong lành, trút bỏ mọi vấn vương bụi trần”- Đại đức Thích Giác Nhẫn chia sẻ.

Cũng theo Đại đức Thích Giác Nhẫn, vừa qua, Mặt trận của thành phố và Tịnh xá đã phát động lễ “Giảm thiểu sử dụng túi ni lông”, qua đó phát hơn 50 giỏ đi chợ cho bà con phật tử Tịnh xá. Vận động các gia đình phật tử hạn chế sử dụng túi ni lông để bảo vệ môi trường.

Tiếp tục triển khai hiệu quả

Để tiếp tục nhân rộng và lan toả hiệu quả vai trò các tổ chức tôn giáo bảo vệ môi trường trong giai đoạn mới, nhiều địa phương tại Quảng Nam đã tổ chức ký kết Chương trình phối hợp thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực tài nguyên môi trường giai đoạn 2021 – 2025 giữa Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp và Phòng TN&MT. Điển hình như tại huyện Nam Giang, địa phương phấn đấu đến năm 2025 xây dựng ít nhất 2 mô hình điểm về bảo vệ môi trường trong cộng đồng dân cư.

Tại các địa phương khác cũng triển khai mô hình tôn giáo bảo vệ môi trường trong giai đoạn mới như Hội thánh Truyền giáo Cao đài Quảng Nam (phường Tân An, Hội An) và chùa Phước Quang (xã Bình Phú, Thăng Bình). Thời gian thực hiện từ tháng 6/2022 – 6/2024 với 5 hoạt động trọng tâm: tổ chức hội nghị tuyên tuyền; tuyên truyền trực quan; vận động ký cam kết; hiệp thương với các tổ chức thành viên tổ chức các hoạt động hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện mô hình; công tác sơ kết, tổng kết.

Thông qua mô hình nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường trong sinh hoạt hằng ngày tại hộ gia đình tín đồ tôn giáo, cộng đồng dân cư, cơ sở thờ tự tôn giáo. Hướng dẫn và hỗ trợ các tôn giáo đồng hành vận động gia đình tín đồ tham gia chỉnh trang khuôn viên nhà vườn, trồng cây tạo cảnh quan xanh - sạch - đẹp, môi trường thông thoáng, góp phần thực hiện hiệu quả tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.

Xác định trách nhiệm chủ trì, hiệp thương giữa Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã với các tổ chức thành viên có liên quan tham gia hỗ trợ gia đình đoàn viên, hội viên, gia đình tín đồ các tôn giáo thực hiện mô hình hiệu quả. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã chủ trì soạn thảo mẫu cam kết, tùy vào điều kiện thực tế, các địa phương thực hiện mô hình điểm tuyên truyền vận động hộ gia đình, cộng đồng dân cư và cơ sở thờ tự các tôn giáo cam kết chung tay bảo vệ môi trường “xanh-sạch-đẹp”.

moitruong2.jpg
Phát túi vải vận động Phật tử, đạo hữu hạn chế sử dụng túi ni lông

Theo đó, hộ gia đình cam kết chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, hương ước thôn, khối phố về bảo vệ môi trường; thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, thu gom và chuyển rác thải sinh hoạt đã được phân loại đến nơi quy định; xử lý và xả nước thải sinh hoạt đúng nơi quy định; không để vật nuôi gây mất vệ sinh trong khu dân cư; chi trả kinh phí dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải theo đúng quy định pháp luật; tích cực tham gia hoạt động bảo vệ môi trường tại cộng đồng dân cư; trong nhà, ngoài ngõ luôn được quét dọn sạch sẽ; khuôn viên nhà ở được chỉnh trang theo hướng xanh- sạch- đẹp.

Đối với cộng đồng dân cư, tham gia sửa đổi, bổ sung nội dung bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu vào hương ước, quy ước thôn, khối phố; cụm dân cư có địa điểm lưu giữ tạm thời chất thải rắn sinh hoạt bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường trước khi vận chuyển đến địa điểm xử lý theo quy định.

Bài liên quan
  • Cần Thơ: Phát huy giá trị tín ngưỡng tôn giáo trong đời sống xã hội
    (TN&MT)- Các tôn giáo trên địa bàn TP. Cần Thơ đã và đang phát huy các giá trị tín ngưỡng tôn giáo để tạo sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng vào sự phát triển TP. Cần Thơ ngày càng văn minh, hiện đại, xứng đáng là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long.

(0) Bình luận
Nổi bật
Cần quy định tiêu chuẩn, định mức đối với đất tôn giáo
Trong quá trình lấy ý kiến góp ý hoàn thiện Luật Đất đai (sửa đổi), nhiều kiến nghị cho rằng cần có thêm những quy định cụ thể hơn đối với loại đất tôn giáo, tín ngưỡng. Trong đó, cần có quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng đối với đất tôn giáo để làm cơ sở thẩm định nhu cầu sử dụng đất, góp phần sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả.
Đừng bỏ lỡ
  • Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tín ngưỡng tôn giáo
    (TN&MT) - Ngày 10/5, tại thành phố Buôn Ma Thuột, Ban Tôn giáo Chính phủ phối hợp với Sở Nội vụ tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc lớp tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo các tỉnh khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
  • Chuyện thầy Mo được phong tặng Nghệ nhân ưu tú
    Ông Lò Đình Ước, 77 tuổi, dân tộc Thái (là đời thứ 9 của nhà Mo) thuộc làng Roộc Răm, xã Xuân Phúc, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa là người đứng ra chủ trì giúp dân làng tổ chức làm Lăm chá Kin chiêng Boọc Mạy (hát múa ăn mừng dưới cây Bông) để mời Mường Trời, thần linh về dự và giúp dân làng có cuộc sống bình an. Năm 2019 ông vinh dự được Chủ tịch nước tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú vì đã có cống hiến xuất sắc trong giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá phi vật thể của dân tộc.
  • Càng tiến bộ, chúng ta càng phải yêu quý thiên nhiên
    (TN&MT) - “Càng tiến bộ, chúng ta càng phải biết gần gũi với thiên nhiên, yêu quý thiên nhiên. Hơn nữa, là đệ tử Phật - những người có lòng thương yêu muôn loài, lòng thương yêu sự sống đơn giản, lòng biết ơn sâu sắc - chúng ta càng phải yêu quý thiên nhiên hơn”.
  • Đồng bào công giáo Yên Bình chung sức xây dựng nông thôn mới
    Thời gian qua, bà con giáo dân huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tích cực hưởng ứng phong trào "xây dựng nông thôn mới", góp sức cùng huyện về đích nông thôn mới vào cuối năm 2023.
  • TP.HCM: Nhân rộng mô hình tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường
    TP.HCM phấn đấu đến hết năm 2026, 100% các chức sắc, chức việc, nhà tu hành các tổ chức tôn giáo, các tổ chức tôn giáo trực thuộc được tiếp cận thông tin và tích cực hưởng ứng, tham gia BVMT và ứng phó BĐKH…
  • Thừa Thiên – Huế: Phát huy giá trị tôn giáo trong đời sống
    Thời gian qua, tín ngưỡng tôn giáo ở Thừa Thiên – Huế đã được các ban ngành và cộng đồng rất quan tâm, phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp, qua đó đời sống người dân ngày càng phát triển, sống tốt đời đẹp đạo. Để rõ hơn về vấn đề này, PV Báo TN&MT có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Lập (ảnh), Trưởng ban Ban Tôn giáo tỉnh Thừa Thiên – Huế.
  • Cộng đồng tôn giáo Lạng Sơn nêu cao trách nhiệm BVMT
    Thời gian qua, các tổ chức tôn giáo tỉnh Lạng Sơn đã chủ động, chung tay cùng chính quyền các cấp tham gia BVMT, ứng phó BĐKH. Qua đó đã xuất hiện nhiều mô hình tốt, cách làm hay được nhân rộng, duy trì hiệu quả.
  • Thái Nguyên: Các cơ sở tôn giáo chung tay bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Thời gian qua, các cơ sở tôn giáo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã tích cực tham gia bảo vệ môi trường (BVMT) với nhiều mô hình thiết thực, hiệu quả. Đến nay, các cơ sở tôn giáo đã xây dựng được 24 mô hình “Cộng đồng tôn giáo và dân cư tham gia BVMT, ứng phó với biến đổi khí hậu”.
  • Các tôn giáo luôn đoàn kết, đồng hành cùng sự phát triển của tỉnh Hậu Giang
    (TN&MT) - Tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai nhiều giải pháp nhằm phát huy vai trò của các tôn giáo trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, góp phần xây dựng tỉnh Hậu Giang ngày càng văn minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, bền vững. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, PV Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Sơn, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hậu Giang.
  • Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang thăm, chúc mừng các tổ chức tôn giáo tại Lạng Sơn
    (TN&MT) - Nhân dịp Lễ Phục sinh năm 2023, vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã có chuyến thăm, chúc mừng các tổ chức tôn giáo, tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
  • Quảng Nam: Tiếp tục lan toả mô hình tôn giáo chung tay bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Để phát huy vai trò, nguồn lực của các tôn giáo trong việc tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với BĐKH, thời gian tới, Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Nam và các tổ chức tôn giáo tiếp tục vận động tăng, ni, Phật tử, giáo dân tích cực tham gia và nhân rộng các hoạt động bảo vệ môi trường hiệu quả.
  • Môi trường xanh ở Giáo xứ Thanh Thủy
    Về Giáo xứ Thanh Thủy ở phường Trúc Lâm, thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) trong những ngày này cảm nhận của chúng tôi là cả một màu xanh, những bức tranh sơn thủy hữu tình với những loại hoa, cây cỏ thơm ngát. Đây là một trong những Giáo xứ đã tích cực phối hợp với chính quyền địa phương, triển khai hiệu quả Chương trình bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO