Quảng Nam: Sóng lớn đánh sập kè cứng, dân lo sợ làng bị “xoá sổ”

Lan Anh | 06/02/2023, 15:56

(TN&MT) - Mặc dù đã qua mùa mưa bão, nhưng những đợt sóng mạnh cùng với triều cường liên tục xuất hiện từ đầu năm đã khiến bờ kè kiên cố ở vùng biển Tam Thanh, tỉnh Quảng Nam bị hư hỏng, sụt lún nghiêm trọng, đe doạ các khu dân cư trong đất liền.

Dẫn chúng tôi tận mắt thấy các vết nứt gãy, nhiều khối bê tông bị bung ra ngổn ngang ở thân kè, ông Phạm Văn Mười, trú thôn Hoà Trung, xã Tam Thanh, TP. Tam Kỳ cho biết, từ khi tuyến kè biển được xây dựng, cuộc sống của người nơi đây được bảo đảm ổn định, tuyến kè là bức tường chắn sóng, ngăn triều cường bảo vệ tài sản và tính mạng của người dân. Nhưng từ sau Tết Nguyên đán đến nay, kè biển bị triều cường xâm thực gây sụt lún, đứt gãy, người dân nơi đây luôn sống trong nỗi bất an.

kebien1.jpg
Hơn 200m kè biển Tam Thanh đoạn đi qua thôn Hoà Trung bị sạt lở nghiêm trọng sau các đợt sóng lớn

“Nếu không sửa chữa kịp thời, kè biển rất dễ bị cuốn trôi theo dòng nước. Tuyến kè sạt lở chỉ cách đường bê tông 2m, nếu mà sạt lở tiếp tục đà lan rộng chắc chắn sẽ uy hiếp đến đất vườn và đường đi ra biển của ngư dân quanh khu vực này”- ông Mười lo lắng.

Bờ biển xã Tam Thanh có vai trò như một đê biển tự nhiên bảo vệ cho khu vực dân cư rộng lớn bao gồm nhiều công trình trọng điểm về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và an ninh, quốc phòng của Quảng Nam. Xuất phát từ thực trạng biển xâm thực sâu vào đất liền, UBND tỉnh đã đề nghị Trung ương hỗ trợ kinh phí đầu tư kè bảo vệ bờ biển. Dự án kè bảo vệ bờ biển Tam Thanh do Ban quản lý đầu tư dự án của TP Tam Kỳ làm chủ đầu tư hoàn thành vào năm 2006 nhằm chống sạt lở, triều cường, bảo vệ đường quốc phòng ven biển, các khu dân cư và du lịch phía đông TP.Tam Kỳ.

kebien3.jpg
Hầu hết các cấu kiện bê-tông của đoạn kè đã bị nước biển đánh gãy, hư hỏng

Ông Nguyễn Tấn Sơn, trú thôn Hòa Trung cũng cho biết, trước đó vào năm 2017, đoạn bờ kè này cũng đã bị sạt lở và được ngành chức năng khắc phục. Tuy nhiên, một thời gian thì tình trạng sạt lở, sụt lún lại xảy ra, các tâm ô vuông bê tông bung ra sụn lún tạo thành hố sâu nằm ngổn ngang, khiến người dân nơi đây lo lắng.

“Bờ kè này được xây dựng khá kiên cố mà chỉ sau hơn 15 năm đã sụt lún khiến người dân rất lo lắng. Vì vậy, bà con rất mong các cấp chính quyền sớm khắc phục tình trạng trên để ngăn sạt lở bờ biển không ăn sâu vào trong đất liền.”- ông Sơn kiến nghị.

Theo ghi nhận, bờ kè biển Tam Thanh, đoạn qua thôn Hoà Trung đã bị sóng đánh sạt lở, sụt lún nghiêm trọng với chiều dài hơn 200m, nhiều khối bê tông bị bung ra nằm ngổn ngang và tạo nên những hốc sâu hoặc tạo thành hàm ếch rất nguy hiểm. Ngoài ra, một số đoạn dọc bờ biển Tam Thanh cũng bị sóng biển đánh tạo thành bờ vực cao từ 1- 2m, ăn sâu vào trong bờ từ 4 - 7m.

kebien2.jpg
Với tình trạng hiện nay, tuyến kè bờ biển Tam Thanh đã không bảo đảm nhiệm vụ chống bão theo tần suất thiết kế

Ông Bùi Ngọc Ảnh, Chủ tịch UBND TP Tam Kỳ cho biết, đây là công trình bảo vệ bờ trực diện với biển, thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão, nước dâng trong bão, những năm gần đây với sự biến đổi khí hậu, hình thái thời tiết cực đoan, bất thường, gây hư hỏng, sạt lở, xói sâu vào thân kè tại nhiều vị trí, gây mất ổn định tuyến kè. Hiện địa phương đang cho trồng cây thông dọc những đoạn bờ biển Tam Thanh để ngăn ngừa tình trạng sạt lở. Ngoài ra, thành phố cũng đang làm đề xuất với UBND tỉnh hỗ trợ triển khai dự án xây dựng kè cứng và kè mềm.

“Với tình trạng hiện nay, tuyến kè bờ biển Tam Thanh đã không bảo đảm nhiệm vụ chống bão theo tần suất thiết kế. Chúng tôi sẽ giao cơ quan chức năng của thành phố và các chuyên gia khảo sát, đánh giá lại mới có biện pháp khắc phục. Công trình tuyến kè cứng này dài khoảng 5,5 km, và xây dựng đã lâu nên một số đoạn bờ kè đã xuống cấp như hiện nay”, ông Bùi Ngọc Ảnh cho biết.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Điện Biên mưa đá dông lốc đột ngột gây thiệt hại gần 1tỷ đồng
    (TN&MT) - Chiều tối 19-3, tỉnh Điện Biên đã xảy ra mưa đá, dông lốc kèm theo gió giật mạnh. Tổng thiệt hại ước tính khoảng 1 tỷ đồng, mức độ thiệt hại nhẹ do thời gian mưa, lốc kéo dài trong vòng 20 phút và chỉ xảy ra một số xã nằm trong vòng xoáy của gió.
  • Đà Nẵng trước thách thức từ biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu, trong đó có TP. Đà Nẵng. Hướng tới sự phát triển bền vững, mục tiêu của Đà Nẵng là trở thành Thành phố an toàn và giảm nhẹ tác động của thiên tai do BĐKH gây ra.
  • Tạo sinh kế bền vững vùng đất ngập nước
    (TN&MT) - Thời gian qua, dưới tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu (BĐKH), tỉnh Long An đã đẩy mạnh các hoạt động về trồng rừng và phát triển diện tích rừng nhằm nâng cao năng lực ứng phó BĐKH, đồng thời tạo sinh kế cho người dân nơi vùng đất ngập nước.
  • Đất cằn nở hoa ấm no cho đồng bào Bù Gia Mập
    (TN&MT) - “Trước đây, cứ mỗi mùa khô đến thì lòng người cũng khô héo như cây. Giờ thì khác rồi. Cây xen canh làm cho đất bớt cằn, còn lòng mình thì rất vui vì cán bộ hướng dẫn mình đuổi được cái nghèo rồi”.
  • Thời tiết ngày 15/3: Bắc Bộ có sương mù và mưa rải rác
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTVQG, ngày 15/3, khu vực Bắc Bộ sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, chiều tối và đêm có mưa, Gió đông nam cấp 2-3. Khu vực từ Đà Nẵng đến Bình Thuận có mưa vài nơi. Khu vực Nam Bộ Có mây, ngày nắng, miền Đông có nơi có nắng nóng.
  • Miền Bắc sắp xuất hiện đợt nắng nóng mới
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, khoảng từ ngày 21-24/3, miền Bắc cục bộ có xuất hiện nắng nóng.
  • Mở rộng thương mại xanh với châu Âu
    (TN&MT) - Theo đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), các doanh nghiệp rất quan tâm đến việc Việt Nam có những chính sách nhằm cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường.
  • Trao đổi kinh nghiệm thực thi Nghị định thư Montreal khu vực Đông Nam Á
    (TN&MT) - Trong 3 ngày từ 13 – 15/3, tại TP Hạ Long (Quảng Ninh), Cục Biến đổi khí hậu (Bộ TN&MT) phối hợp cùng Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) đã tổ chức cuộc họp “Mạng lưới cán bộ văn phòng ô-dôn các quốc gia Đông Nam Á”.
  •  Nghiên cứu cảnh báo sớm thiên tai tại Sapa, hỗ trợ nông dân thoát nghèo
    (TN&MT) - Thị trấn Sapa - Xã Tả Van từ lâu đã bị ảnh hưởng bởi mưa bão triền miên, tình trạng lũ quét, sạt lở, gây nên nhiều thiệt hại về người và của nghiêm trọng .... Hiện tượng thiên tai khó lường này không những gây nguy hiểm cho tính mạng con người mà về lâu dài còn ảnh hưởng nhiều đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của toàn tỉnh Lào Cai, đặc biệt trong việc xóa đói giảm nghèo đến đồng bào thiểu số.
  • Minh Hóa (Quảng Bình): Đưa người dân thoát lũ, thoát nghèo
    (TN&MT)- Với Quảng Bình và cả nước, huyện Minh Hóa được “mẹ tự nhiên” sắp đặt cho một vị trí không mấy thuận lợi. Một mặt là núi cao, giao thông cách trở, nhưng mặt khác Minh Hoá lại vẫn phải thường xuyên hứng chịu lũ lụt nghiêm trọng mỗi mùa bão về. Trong bối cảnh đó, chính quyền các cấp của Minh Hoá luôn trú trọng công tác di dời, tái định cư, giúp người dân ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo, làm giàu.
  • Bán tín chỉ các-bon sao cho được giá?
    (TN&MT) - Việc mua bán tín chỉ các-bon ở Việt Nam đã manh nha từ vài năm trở lại đây. Do chưa có các quy định cụ thể nên hầu hết các hoạt động mua bán, trao đổi đều thực hiện tự phát theo nhu cầu của bên mua là các tổ chức quốc tế. Để hiểu rõ hơn về những thách thức trong phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam, phóng viên Báo TN&MT đã phỏng vấn ông Vũ Trung Kiên - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ ứng phó biến đổi khí hậu về vấn đề này.
  • Truyền tải kịp thời thông tin, truyền thông về lĩnh vực khí tượng thủy văn
    (TN&MT) - Đó là một trong những định hướng của Kế hoạch tuyên truyền, truyền thông năm 2023 của Tổng cục Khí tượng thủy văn (KTTV).
  • Bộ TN&MT quy định Quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm
    (TN&MT) - Từ ngày 15/3/2023, Thông tư 25/2022/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm sẽ chính thức có hiệu lực.
  • Quảng Ninh ứng phó BĐKH: Nhân lên những cánh rừng
    (TN&MT) - Những năm gần đây, Quảng Ninh có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, đạt được kết quả đáng khích lệ, nhưng trong quá trình phát triển, tỉnh đã và đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ thách thức về phát triển bền vững trước những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu (BĐKH).
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO