Quảng Nam: Nâng cao năng lực dự báo và cảnh báo lũ cho lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn

01/11/2018, 08:30

(TN&MT) – Lũ lụt xảy ra hàng năm ở Quảng Nam và thường xuyên gây tổn thất lớn về người và của. Lưu vực sông Vu Gia và Thu Bồn có địa hình ngắn và dốc nên lũ thường lên xuống rất nhanh, quá trình lũ diễn biến phức tạp, nên việc dự báo lũ gặp rất nhiều khó khăn.

Hàng năm lũ trên lưu vực sông Thu Bồn – Vu Gia gây ngập lụt nghiêm trọng trên diện rộng vùng hạ du của tỉnh Quảng Nam
Hàng năm lũ trên lưu vực sông Thu Bồn – Vu Gia gây ngập lụt nghiêm trọng trên diện rộng vùng hạ du của tỉnh Quảng Nam

Một trong những nguyên nhân chính gây nên lũ lụt tại Quảng Nam là do mưa lớn ở thượng nguồn và vùng đồng bằng. Nguyên nhân gây mưa thường là do gió mùa Đông bắc, hoặc bão, hoặc do gió mùa kết hợp với bão. Lũ lớn kết hợp với triều cường dâng cao ở vùng hạ du chính là nguyên nhân gây ra tình trạng ngập lụt ở vùng đồng bằng của Quảng Nam.   

Vừa qua, UBND tỉnh Quảng Nam đã tổ chức Hội thảo “Khởi động dự án xây dựng hệ thống dự báo và cảnh báo lũ cho lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn và TP.Hội An”. Đây là dự án nhằm giảm tổn thất do tác động của lũ lụt, nước dâng do bão và các loại hình thiên tai khác như: lũ quét và lở đất thông qua việc xây dựng và hoàn thiện các dịch vụ dự báo và cảnh báo, bổ sung, nâng cấp các trạm quan trắc, tăng cường năng lực thể chế nhằm tăng cường năng lực tổ chức, quản lý khủng khoảng trong khu vực.

Theo đó, Dự án sẽ xây dựng hệ thống các công cụ, mô hình thủy động lực, hệ thống hỗ trợ ra quyết định… cho việc quản lý chiến lược lũ lụt, lựa chọn các biện pháp giảm thiểu lũ và ngập lụt, quản lý hạn hán và kiểm soát xâm nhập mặn, lập kế hoạch vận hành các hồ chứa ở khu vực thượng lưu và trung lưu.

Theo kế hoạch, Dự án sẽ được triển khai thực hiện trong thời gian 3 năm (2018-2021) trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn và TP. Hội An, với các hoạt động chính như: Rà soát hiện trạng các hệ thống quan trắc, dự báo, cảnh báo và ứng phó và các cơ quan, đơn vị có liên quan.

Nâng cấp mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn; Cải tiến, nâng cấp hệ thống dự báo khí tượng thủy văn; Cải tiến, nâng cấp hệ thống thông tin khủng hoảng và cảnh báo lũ lụt nhằm tăng cường năng lực quản lý và ứng phó lũ lụt của chính quyền và xã hội.

Hệ thống sông Vu Gia –Thu Bồn thuộc miền Trung Việt Nam có diện tích 10,350 km2 bao gồm thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam và một phần tỉnh KomTum.

Hầu hết các sông suối thuộc hệ thống  lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn đều ngắn và có độ dốc cao, khiến lũ thường diễn biết vô cùng phức tạp. Trong khi đó, công tác dự báo và cảnh báo lũ ở địa phương vẫn còn nhiều hạn chế, phương pháp dự báo theo xu thế vẫn là phổ biến nhất.

Ngoài ra, lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn được nối bởi nhánh sông Quảng Huế và nhiều nhánh sông suối nhỏ phía hạ lưu, nước thường xuyên trao đổi giữa các nhánh sông này, nên càng khó khăn trong công tác dự báo.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Thúc đẩy đổi mới sáng tạo và khơi nguồn tài chính trong giảm thiểu rác thải nhựa
(TN&MT) - Ngày 18/5, tại Hà Nội, Chương trình đối tác hành động Quốc gia về Nhựa (NPAP) phối hợp với Đại sứ quán Na Uy tại Hà Nội và thương vụ Đại sứ quán Na Uy - cơ quan Innovation Norway tổ chức buổi lễ ra mắt Nhóm kỹ thuật mới nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo và xúc tác đầu tư đối với những giải pháp hiệu quả trong giảm thiểu rác thải nhựa và ô nhiễm nhựa tại Việt Nam; đồng thời tổ chức Phiên họp đầu tiên của Nhóm kỹ thuật để thảo luận về các công nghệ mới cho Hệ thống đặt cọc – hoàn trả (DRS).
Đừng bỏ lỡ
  • Kinh doanh linh hoạt trên nền tảng số trong “thời kỳ VUCA”
    (TN&MT) - Trong bối cảnh “thời kỳ VUCA” đầy biến động khó khăn, thách thức, với mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam nâng cao năng lực xúc tiến thương mại (XTTM) trên môi trường số, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) đã phối hợp với Tập đoàn Alibaba tổ chức Hội nghị “Định hướng chiến lược kinh doanh trên nền tảng số trong thời kỳ VUCA”.
  • Hiện đại hóa ngành Khí tượng thủy văn: Hứa hẹn từ ứng dụng trí tuệ nhân tạo
    (TN&MT) - Hiện nay, tiếp cận với trí tuệ nhân tạo (AI) không đơn thuần chỉ là công việc nghiên cứu của các nhà khoa học, các nhà toán học, chuyên gia công nghệ thông tin. AI cần được tiếp cận, ứng dụng ở góc độ rộng hơn: Quản lý Nhà nước, chính sách, nguồn nhân lực,... trong đó có ngành Khí tượng thủy văn (KTTV).
  • PVU nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong đánh giá triển vọng dầu khí
    (TN&MT) - Khoa Dầu khí Trường Đại học Dầu khí Việt Nam (PVU) vừa qua đã tổ chức Hội thảo khoa học tháng 2 với chủ đề “Nghiên cứu xây dựng hệ thống trí tuệ nhân tạo tích hợp dữ liệu địa chất dầu khí đánh giá triển vọng dầu khí”, thu hút sự tham gia đông đảo của các nhà khoa học trong và ngoài ngành Dầu khí.
  • VICEM Bút Sơn: Khởi công xây dựng dự án tận dụng nhiệt khí thải để phát điện
    Ngày 09/02, tại Hà Nam, Công ty Cổ phần Xi măng VICEM Bút Sơn khởi công dự án đầu tư xây dựng công trình tận dụng nhiệt khí thải dây chuyền 1 và dây chuyền 2 để phát điện.
  • Vụ Khoa học và Công nghệ xây dựng nhiệm vụ trọng tâm năm 2023
    (TN&MT) - Nhằm thực hiện công tác trọng tâm năm 2023, Vụ Khoa học và Công Nghệ (KH&CN) - Bộ TN&MT đã xây dựng đề xuất giám sát tiến độ thực hiện các đề tài chuyển tiếp năm 2023. Đối với những đề tài mở mới bắt đầu thực hiện từ năm 2023, cần tiếp tục thực hiện 6 chương trình KH&CN trọng điểm cấp Bộ đã phê duyệt, tập trung vào các đề tài phục vụ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
  • Làm tốt vai trò quản lý và cập nhật cơ sở dữ liệu viễn thám quốc gia
    (TN&MT) - Phát biểu tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023 của Trung tâm Thông tin và Dữ liệu viễn thám (Cục Viễn thám quốc gia) sáng 26/12, Cục trưởng Cục Viễn thám quốc gia Nguyễn Quốc Khánh biểu dương, đánh giá cao những kết quả đạt được của Trung tâm năm 2022.
  • Triển lãm “Công nghệ vũ trụ và ứng dụng Việt Nam – Italia. Nhìn xa hơn"
    (TN&MT) - Từ ngày 12-23/12, tại Hà Nội, Đại sứ quán Italia tại Hà Nội và Trung tâm Vũ Trụ Việt Nam thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cùng phối hợp tổ chức triển lãm “Công nghệ vũ trụ và ứng dụng Việt Nam – Italia. Nhìn xa hơn".
  • Đà Nẵng: Hiện đại hoá thu gom, xử lý rác
    (TN&MT) - Để giải quyết bài toán xử lý hợp lý lượng rác thải ngày càng tăng bên cạnh yếu tố chính sách, tuyên truyền nâng cao nhận thức thì rất cần công nghệ thu gom, xử lý hiện đại. TP. Đà Nẵng đang từng bước chuyển đổi cơ giới hoá thiết bị thu gom nhằm nâng cao chất lượng vệ sinh môi trường trên địa bàn.
  • Ứng dụng viễn thám giám sát tài nguyên, môi trường - Bước chuyển mạnh mẽ từ cơ sở
    (TN&MT) - Công nghệ Viễn thám đang ngày càng phát triển mạnh mẽ và ứng dụng rộng rãi trong ngành TN&MT.
  • Tai biến địa chất, trượt lở, lũ quét, lũ bùn: Tìm giải pháp cảnh báo sớm
    (TN&MT) - Để có cơ sở khoa học thực hiện việc cảnh báo sớm các loại hình thiên tai khó dự báo như trượt lở đất đá, lũ ống, lũ quét… Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản đã thực hiện Đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học để lựa chọn hệ phương pháp, mô hình phân vùng cảnh báo chi tiết và xác định ngưỡng mưa kích hoạt tại các khu vực nhạy cảm về trượt, sạt lở đất đá, lũ bùn đá, lũ ống, lũ quét khu vực miền núi, trung du Việt Nam” và thu được nhiều kết quả tích cực.
  • Vinh danh 22 sáng kiến có ích cho cộng đồng trong năm 2022
    (TN&MT) - 22 sáng kiến có ích cho cộng đồng trong năm 2022 vừa được vinh danh tại Cuộc thi "Sáng kiến vì cộng đồng" lần thứ 4. Theo đó, các sáng kiến đều xuất phát từ vấn đề thực tiễn, đưa ra giải pháp thông minh giải quyết được vấn đề tồn tại, hướng tới kết quả rõ ràng, đóng góp hữu ích cho cộng đồng.
  • 29 công trình xuất sắc được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về Khoa học Công nghệ
    (TN&MT) - Đây là những công trình có tác dụng lớn và lâu dài trong đời sống nhân dân, góp phần quan trọng và thiết thực phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và sự nghiệp phát triển KH&CN của đất nước.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO