Quảng Nam: Hồ thủy lợi Phú Ninh khô cạn giữa mùa mưa

23/11/2018, 09:46

Nếu như mùa mưa năm 2017, hồ thủy lợi Phú Ninh phải xả đến 150 triệu mét khối nước để bảo vệ an toàn đập thì năm nay, dù đang giữa mùa mưa nhưng lượng nước trong hồ thiếu hụt đến gần 6m nước mới đến mức dâng bình thường.

Ông Nguyễn Đình Hải – Giám đốc Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Quảng Nam cho hay, lượng mưa năm nay trên địa bàn chỉ đạt 53% so với trung bình nhiều năm. Tại khu vực hồ Phú Ninh, lượng mưa năm nay chỉ đạt gần 20% nên không những hồ Phú Ninh thiếu nước mà nhiều hồ thủy lợi khác trên địa bàn cũng thiếu nước trầm trọng.

ho 1
Mực nước ở hồ Phú Ninh xuống thấp lộ ra những bờ bãi trơ đá

 Hiện hồ Phú Ninh chỉ có 190 triệu mét khối nước, trừ đi 70 triệu mét khối nước chết thì hồ chỉ còn 120 triệu mét khối, vậy hồ còn thiếu 150 triệu khối dung tích hữu ích. Để hồ Phú Ninh đầy nước ở mức dâng bình thường 32m thì cần lượng mưa từ 800-850ml mưa trong mùa mưa năm nay, nhưng đến nay đã gần hết mùa mưa như mọi năm nhưng hồ chỉ đạt mức nước dâng 26,45m. Thấp hơn mực nước dâng bình thường gần 6m.

 “Như vậy khả năng hồ Phú Ninh đầy nước thì không thể mặc dù khả năng gây mưa do bão số 9 và không khí lạnh về vào cuối tuần này như dự báo nhưng chừng đó cũng chưa đủ. Hiện ngoài hồ Phú Ninh thì 16/17 hồ thủy lợi khác của Quảng Nam cũng không đầy nước”, ông Hải nói.

ho 2
Những bãi bồi giữa sông là nơi vui chơi của du khách và người dân

Chiều ngày 21/11, PV đã khảo sát một vòng quanh hồ Phú Ninh và nhận thấy, so với thời điểm năm ngoái, năm nay hồ Phú Ninh cạn khô, nhiều đảo nổi giữa hồ, bờ bãi cỏ lên xanh rì, nhiều đàn trâu, bò ra giữa hồ ăn cỏ bình thường mặc dù đây là thời điểm giữa mùa mưa như các năm trước.

Và dù giữa mùa mưa như quy luật thời tiết thông thường nhưng hồ Phú Ninh nắng vàng trải khắp, thậm chí thời tiết còn có lúc nắng nóng, bầu trời trong xanh, không có dấu hiệu của mưa.

ho 3
Mực nước trong hồ ở mức 26,45m vào chiều ngày 21/11

Theo lãnh đạo quản lý hồ Phú Ninh, nếu với dung tích hữu ích ở mức 120 triệu mét khối như hiện nay thì hồ chỉ đủ cung cấp đủ nước sinh hoạt cho TP Tam Kỳ và vùng phụ cận, còn nước tưới cho vụ đông xuân có khả năng bị thiếu, đến vụ hè thu chắc chắn sẽ thiếu nước.

ho 4
Nhà máy thủy điện nhỏ lấy nước từ hồ cũng đã dừng chạy từ 6 tháng nay

Lãnh đạo quản lý hồ Phú Ninh cho biết, trong vòng 50 năm qua, khu vực này mới xảy ra hiện tượng khô hạn giữa mùa mưa. Từ khi hồ Phú Ninh được tích nước đến nay thì năm nay lần đầu tiên hồ không có nước để tích mặc dù hiện đang là giữa mùa mưa ở khu vực này.


(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Tủa Chùa… “khát”

    Tủa Chùa… “khát”

    17:02 20/03/2023
    (TN&MT) - Tủa Chùa, một huyện kém phát triển của tỉnh Điện Biên. Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo toàn huyện chiếm tỷ lệ 59,3%. Những ngày giáp hạt tháng 3, nhiều hộ gia đình dân tộc Mông đứt bữa, ăn mèn mén thay cơm. Thế nhưng ở đây, gạo vẫn chưa phải là thứ họ cần nhất. Mà thứ họ cần là nước! Tủa Chùa đang mất an ninh nguồn nước.
  • Hậu Giang: Đảm bảo nguồn nước cho phát triển kinh tế nông nghiệp
    (TN&MT) - Thời gian qua, tỉnh Hậu Giang đã tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hiệu quả, hợp lý các nguồn tài nguyên nước (TNN), phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững của địa phương. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, PV Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang.
  • Tiếp tục rà soát, thể chế hóa đầy đủ các chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước để hoàn thiện Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)
    Chiều 15/3, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tiến hành xem xét cho ý kiến về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành Phiên họp.
  • Điện Biên: Quan tâm đảm bảo an ninh nguồn nước
    (TN&MT) - Nước là nhu cầu tất yếu trong đời sống hằng ngày của mỗi người, mỗi gia đình và là yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe, cải thiện điều kiện sinh hoạt cho người dân. Chính vì vậy, việc bảo đảm an ninh nguồn nước luôn là vấn đề, được tỉnh Điện Biên đặc biệt quan tâm, đầu tư.
  • Nước sạch nông thôn: Tiêu chí quan trọng để giảm nghèo
    (TN&MT) - Xác định nước sạch là nhu cầu thiết yếu của người dân, thời gian qua, Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương đã chú trọng triển khai Chương trình bảo đảm cấp nước an toàn khu vực nông thôn, tập trung đầu tư công trình cấp nước sạch nhằm từng bước cải thiện điều kiện sinh hoạt, vệ sinh, nâng cao sức khỏe cho dân cư nông thôn, giảm bệnh tật, tạo cơ hội xóa đói, giảm nghèo, góp phần xây dựng nông thôn mới.
  • Bà Rịa - Vũng Tàu: Đảm bảo an toàn nguồn nước phục vụ giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên nước, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững của địa phương. PV Báo TN&MT đã có cuộc phỏng vấn ông Đặng Sơn Hải, Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xung quanh vấn đề này.
  • Ngày Quốc tế hành động vì các dòng sông (14/3): Nỗ lực bảo vệ, hồi sinh “mạch sống” của Trái Đất
    (TN&MT) - Ngày Quốc tế Hành động vì các dòng sông (14/3) là dịp để các quốc gia trên thế giới cùng chung tiếng nói bảo vệ các dòng sông - mạch sống của các hệ sinh thái; đề ra những chính sách quản lý công bằng, phát triển bền vững; tìm những giải pháp tốt hơn liên quan đến nước và năng lượng; hợp tác trong xử lý ô nhiễm môi trường, đảm bảo an ninh nguồn nước.
  • Bình Thuận: Siết chặt quản lý, đảm bảo nguồn nước sạch cho người dân
    (TN&MT) - Thời gian qua, tỉnh Bình Thuận đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên nước (TNN) cũng như giúp người dân địa phương tiếp cận nguồn nước sạch, hợp vệ sinh, an toàn phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất, góp phần giảm nghèo bền vững.
  • Long An: Sử dụng, bảo vệ hiệu quả nguồn nước ngọt đê duy trì giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Tỉnh Long An đã và đang tăng cường công tác quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên nước (TNN), bảo đảm an ninh nguồn nước; đồng thời, khuyến khích đổi mới tư duy sản xuất, tạo việc làm ổn định, giúp người dân nâng cao đời sống, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững của địa phương.
  • Quản lý tài nguyên nước ở Tiền Giang: Hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Tiền Giang đã và đang tăng cường công tác quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả, hợp lý nguồn tài nguyên nước (TNN); đồng thời, triển khai nhiều giải pháp nhằm giải quyết nhu cầu về nguồn nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất cho người dân, hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững của địa phương.
  • Huy động trí tuệ chuyên gia trong sửa đổi Luật Tài nguyên nước
    Ngày 11/3, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội tổ chức Hội thảo góp ý Luật tài nguyên nước (sửa đổi). Ông Nguyễn Văn Hiển, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp và ông Nguyễn Ngọc Sơn, Ủy viên Thường trực, Ủy ban khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đồng chủ trì Hội thảo.
  • Quảng Nam: Để người dân được tiếp cận nguồn nước bền vững
    (TN&MT) - Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng và làm giảm nguy cơ suy thoái, cạn kiệt nguồn tài nguyên nước, thời gian qua tỉnh Quảng Nam đã triển khai đồng bộ các giải pháp, trong đó chú trọng công tác tuyên truyền, huy động sự tham gia của người dân vào công tác bảo vệ nguồn tài nguyên quan trọng này.
  • Bổ sung một số quy định về tài chính nước trong Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Góp phần tính đúng, tính đủ giá trị sử dụng nước
    (TN&MT) - Tài chính tài nguyên nước là nội dung đã được quy định ở Luật Tài nguyên nước 2012, là cơ sở để huy động nguồn lực cho bảo vệ tài nguyên nước quốc gia, thu được tiền ngân sách nhờ nguồn cấp quyền khai thác và thuế phí tài nguyên nước.
  • Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội thẩm tra sơ bộ dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)
    (TN&MT) - Chiều ngày 6/3, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội tổ chức Hội nghị Thẩm tra sơ bộ dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy chủ trì Hội nghị.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO