Quảng Nam: Dân bức xúc vì nhà ngập sâu sau khi dự án “mọc lên”

Lan Anh | 22/09/2021, 05:39

(TN&MT) - Từ khi dự án bất động sản Khu phố chợ Chiên Đàn (huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam) triển khai xây dựng đã gây ra tình trạng ngập úng. Bức xúc vì chủ đầu tư chậm khắc phục, người dân kéo đến phản ứng.

Hễ mưa là ngập

Ngày 21/9, người dân ở xã Tam Đàn (huyện Phú Ninh, Quảng Nam) đã mang theo băng rôn với nội dung: “Yêu cầu chủ đầu tư Khu phố chợ Chiên Đàn thực hiện Công văn 4765/UBND-KTN của UBND tỉnh”, kéo ra dự án Khu phố chợ Chiên Đàn tại xã Tam Đàn để phản ánh, yêu cầu chủ đầu tư thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh cũng như lời hứa với người dân trước khi xây dựng dự án.

Người dân căng băng-rôn yêu cầu chủ đầu tư thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Quảng Nam

Ông Nguyễn Quyên (trú thôn Đàn Trung) bức xúc cho biết, chủ đầu tư khi thi công dự án đã hứa sẽ không gây ảnh hưởng đến đời sống và ruộng vườn của người dân Thế nhưng, chỉ cần một cơn mưa nhẹ thì nước không thoát được và cứ thế tràn hết vào nhà. Các trận mưa vừa rồi khiến hàng chục héc ta lúa của dân mất trắng do ngập úng vì dự án này.

Trong tháng 4 và tháng 6 vừa qua, người dân đã gửi kiến nghị lên UBND tỉnh về sự bất cập của dự án Khu phố chợ Chiên Đàn. UBND đã có công văn số 4765/UBND-KTN với nội dung yêu cầu chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Địa ốc Newland Quảng Nam phối hợp với các Sở, ban, ngành và huyện Phú Ninh họp dân, lấy ý kiến để quan rà soát, đánh giá việc thoát nước, ngập úng để xử lý việc thoát lũ cho dân. Thế nhưng, gần 2 tháng qua, chủ đầu tư cũng như các sở ngành liên quan chưa tổ chức họp với dân lần nào.

Người dân cho rằng khi Khu phố chợ Chiên Đàn đi vào thi công, chỉ cần một cơn mưa là gây ngập úng

“Đợt mưa do ảnh hưởng của bão số 5 vừa qua đã khiến nhà cửa, ruộng lúa của người dân bị ngập, gây thiệt hại nặng. Chúng tôi kéo ra đây không phải để ngăn cản thi công mà chỉ mong gặp chủ đầu tư để nói chuyện rõ ràng, tháo gỡ vướng mắc và thực hiện những gì chủ đầu tư đã hứa trước đây” - ông Quyên nói.

Tương tự, ông Nguyễn Hữu Thông, trú thôn Đàn Trung cho biết, hàng chục năm nay khu vực cánh đồng Chiên Đàn như một nơi chứa nước tự nhiên cho cả khu vực, chỉ khi có bão, mưa lớn từ 3-5 ngày mới ngập. Từ khi dự án thực hiện lấp ruộng, chắn dòng chảy, những trận mưa làm nước thoát nước không kịp, tràn ngược vào ruộng đồng, nhà dân.

Chờ rà soát, đánh giá tác động môi trường

Theo tìm hiểu, Dự án Khu phố chợ Chiên Đàn được UBND tỉnh Quảng Nam chấp thuận chủ trương đầu tư tại Công văn số 6754/UBND-KTN ngày 4/12/2017, do Công ty cổ phần địa ốc Newland Quảng Nam làm chủ đầu tư. Dự án có quy mô diện tích khoảng 9,8 ha, với tổng số căn là 328 căn (đất ở chia lô), quy mô dân số khoảng 1.600 người. Ngày 17/9/2021, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Quang đã ký Công văn 6292/UBND-KTN yêu cầu kiểm tra, rà soát hồ sơ thủ tục đầu tư dự án Khu phố chợ Chiên Đàn tại xã Tam Đàn.

Dự án Khu phố chợ Chiên Đàn đang thi công

Tỉnh Quảng Nam yêu cầu Sở TN&MT rà soát lại hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2591/QĐ-UBND ngày 27/8/2018. Đồng thời, yêu cầu Công ty Cổ phần Địa ốc Newland Quảng Nam bổ sung đánh giá khả năng ngập lụt khu vực xung quanh khi đầu tư hoàn thành dự án và báo cáo đánh giá tác động môi trường; lấy ý kiến cộng đồng dân cư liên quan và tổ chức đánh giá bổ sung, tham mưu UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh (nếu có) để đảm bảo hạn chế thấp nhất ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống người dân khi đầu tư hoàn thành dự án.

Trao đổi với PV, Ông Huỳnh Xuân Chính - Chủ tịch UBND huyện Phú Ninh cho biết, sau khi nắm thông tin người dân kéo ra dự án, địa phương đã chỉ đạo các phòng, ban phối hợp với UBND xã Tam Đàn tuyên truyền, vận động người dân tránh gây mất an ninh, trật tự.

Ruộng vườn của người dân bị ngập úng sau đợt bão số 5

Theo ông Chính, việc chậm đối thoại với dân là do sau sau khi nhận chỉ đạo của UBND tỉnh, địa phương đã chỉ đạo các phòng, ban rà soát lại, đánh giá tác động môi trường, khả năng thoát nước của khu vực. Trên cơ sở kết quả rà soát hết lại các phương án, có đánh giá cụ thể thì địa phương mới có thể có cuộc đối thoại chính thức với dân để tháo gỡ vướng mắc.

Trong khi đó, ông Vũ Văn Thẩm, Bí thư Huyện ủy Phú Ninh cho biết trước đây ngập cục bộ thì rút cục bộ nhưng nay chỗ nào bị chắn lại nên nước bị giữ không thoát được. Về lâu về dài thì xử lý dứt điểm bằng cách thu hồi toàn bộ đất xung quanh dự án bằng cách đất đổi đất, tái định cư cho dân.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Lan tỏa tinh thần bảo vệ môi trường của đạo Tin Lành
(TN&MT) - Cộng đồng đạo Tin Lành Việt Nam đang phát huy nhiều sáng kiến, triển khai những mô hình hay nhằm chung tay với các tôn giáo thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Đông (Hà Nội): Chính quyền làm sai người dân lãnh đủ!
    (TN&MT) - Vừa qua, Báo Tài nguyên và Môi trường nhận được đơn thư của người dân phường Hà Cầu, quận Hà Đông phản ánh về việc chính quyền quận Hà Đông thiếu trách nhiệm về thực hiện chỉ đạo của UBND TP. Hà Nội và hàng loạt sai phạm tại dự án đầu tư xây Nhà văn hóa Hà Trì 4.
  • Hoàng Mai, Thường Tín (Hà Nội): Người dân mong không tái diễn tình trạng tồn đọng rác
    (TN&MT) - Vừa qua, Báo Tài nguyên và Môi trường nhận được thông tin phản ánh của người dân quận Hoàng Mai, huyện Thường Tín về tình trạng rác thải tồn đọng hàng tháng không vận chuyển đi xử lý. Sau nhiều ngày ý kiến, đến nay toàn bộ rác thải của quận Hoàng Mai, nhất là phường Hoàng Văn Thụ đã được đơn vị thu gom chuyển đi.
  • Điện Biên: Nhà máy gạch tuynel Duyên Hùng xả khói giữa vùng dân cư
    (TN&MT) - Trong buổi làm việc giữa phòng TN&MT huyện Điện Biên, UBND xã Thanh Xương và người dân bản Bánh, xác minh nội dung báo chí nêu một số vấn đề xoay quanh Nhà máy gạch tuynel Duyên Hùng. Người dân bản Bánh kiến nghị ngay trong buổi làm việc: đề nghị Nhà máy tuân thủ quy định về thời gian, nâng cao ống khói, tưới nước thường xuyên để giảm tiếng ồn, khói lò và khói bụi không làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân.
  • Đình làng An Cựu “kêu cứu”
    Là di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh, thế nhưng, hiện nay đình làng An Cựu (TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế) đang xuống cấp nghiêm trọng, nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào.
  • Xã Thọ Điền (Hà Tĩnh): Dân "khát" bên nhà máy nước sạch
    Nhà máy nước sạch tập trung tại xã Thọ Điền, huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) được đầu tư rất bài bản, tiêu tốn hàng tỷ đồng nhưng không thể sử dụng, trong khi người dân rất cần nước sạch để sinh hoạt.
  • Thanh Hóa: Yêu cầu xử lý trách nhiệm vì để rừng bị phá ở huyện Thường Xuân
    Để xảy ra tình trạng 3.367m2 diện tích rừng bị phá, khối lượng lâm sản thiệt hại 14,418 m3 gỗ; lãnh đạo Ban Quản lý Rừng phòng hộ Thường Xuân và các cá nhân có liên quan bị yêu cầu xử lý trách nhiệm.
  • Thanh Hóa: Cần sớm có giải pháp cứu Đình cổ Đông Môn
    Đình làng Đông Môn, xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hoá) nằm sát Thành nhà Hồ, vốn là niềm tự hào của làng, là nơi sinh hoạt văn hoá của bà con. Nhưng hiện tại người dân đang thấp thỏm lo sợ ngôi đình 400 năm tuổi nay có thể đổ sập bất cứ lúc nào.
  • Quảng Nam: Chậm nạo vét kênh “làm khó” vụ mùa của nông dân
    (TN&MT) - Dự án nạo vét kênh dẫn vào trạm bơm Cù Bàn (huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) “dậm chân tại chỗ” thời gian dài khiến cho gần 100ha lúa và hoa màu của nhiều hộ dân bị thiếu nước tưới. Chính quyền tỉnh Quảng Nam đưa ra phương án khẩn cấp bố trí kinh phí ngân sách nạo vét, tập kết vật liệu nạo vét tại vị trí phù hợp, sau đó tổ chức đấu giá.
  • Văn Yên - Yên Bái: Người dân bức xúc trước nạn khai thác cát, sỏi ở sông Ngòi Thia
    (TN&MT) - Nhiều năm nay, người dân 2 xã Yên Phú và An Thịnh, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái vô cùng bức xúc trước nạn khai thác cát, sỏi trái phép và tập kết vật liệu ở sông Ngòi Thia. Mặc dù từng bị đình chỉ, nhắc nhở từ các cấp chính quyền nhưng xong đâu lại vào đấy. Có hay không tình trạng “trên bảo, dưới không nghe” và thách thức pháp luật.
  • Điểm bất thường của 2 Nhà máy gạch tuynel  Điện Biên
    (TN&MT) - Hiện nay, trên địa bàn huyện Điện Biên có 2 nhà máy gạch tuynel đang hoạt động. Tuy nhiên, theo khẳng định của Sở TN&MT tỉnh Điện Biên thì đến nay cả chưa có mỏ đất nào được cấp phép, kể cả công trình trọng điểm mở rộng sây bay Điện Biên. Dư luận không khỏi hoài nghi và đặt câu hỏi: Vậy đất ở đâu để 2 nhà máy gạch tuynel này cho ra thành phẩm hàng triệu viên gạch mỗi năm?
  • Xã Tứ Hiệp – Thanh Trì: Cần xem xét những uẩn khúc liên quan Dự án nâng cấp Quốc lộ 1A
    (TN&MT) - Được bốc thăm đất tái định cư nhưng không được nhận đất; một hộ gia đình nhưng lại được ưu ái mua 2 suất tái định cư; phương án bồi thường không khớp với các văn bản đo đạc hiện trạng trước đó … là những thông tin mà người dân phản ánh liên quan tới Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A đoạn Văn Điển – Ngọc Hồi (thuộc địa phận xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, Tp. Hà Nội).
  • Việc đổ đất, đá bừa bãi vào Dự án KĐT Bách Lẫm A (Yên Bái): Trách nhiệm thuộc về ai?
    (TN&MT) - Gần đây, Báo TN&MT đã nhận được phản ánh về tình trạng có nhiều đối tượng đổ đất, đá bừa bãi vào Dự án Khu đô thị Bách Lẫm A (Dự án) thuộc xã Giới Phiên, TP. Yên Bái (tỉnh Yên Bái) gây ảnh hưởng đến môi trường, mất mỹ quan đô thị.
  • Quảng Nam: “Nghịch lý” sống cạnh 2 công trình nước sạch, dân vẫn phải sử dụng nước bẩn
    (TN&MT) - 2 công trình nước sạch tiền tỷ ở thôn Bồng Miêu, xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam dù đã được nghiệm thu, bàn giao nhưng lại bỏ hoang. Hàng trăm người dân ở đây vẫn phải sử dụng nguồn nước giếng bị nhiễm phèn, không đảm bảo vệ sinh để sinh hoạt.
  • Văn Chấn – Yên Bái: Nạn khai thác đá bán quý ở Minh An chính quyền có làm ngơ?
    (TN&MT) - Lập biên bản kiểm tra, quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng chính quyền xã Minh An, huyện Văn Chấn lại “quên xác định khối lượng tang vật”, liệu đây có phải cách làm “chiếu lệ” để cho qua?!
  • Thông tin tiếp “Nhà máy xử lý nước thải Vinh xả thải đục ngầu ra môi trường”: Do hệ thống vận hành gặp sự cố?
    Sáng ngày 10/02/2023, PV Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với lãnh đạo Công ty CP quản lý và Phát triển hạ tầng đô thị Vinh (đơn vị vận hành Nhà máy xử lý nước thải tập trung TP Vinh) liên quan đến hiện tượng nước thải được xả ra môi trường chiều ngày 09/02/2023 có màu đục.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO