Quảng Nam: Biển “ngoạm bờ”, hàng chục nhà dân chênh vênh bên mép nước

Võ Hà | 14/04/2021, 11:03

(TN&MT) - Bờ biển xã Tam Tiến, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam đang bị sạt lở nghiêm trọng, nước biển xâm thực sâu vào bờ. Nhiều ngôi nhà nằm sát chân sóng, “chực chờ” nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào.

Những ngày này, tranh thủ thời gian không đi biển, ông Nguyễn Tiến Hồng, trú thôn Hà Lộc, xã Tam Tiến, huyện Núi Thành lại bận rộn với việc đóng cọc tre xuống bờ biển. Dãy cọc được ông đóng san sát xuống nền cát, rồi trải bạt lên trên và đổ đất đá tạo thành bức tường chống sạt lở.

“Tôi đã mua hơn 250 cây tre, giá mỗi cây 50 ngàn đồng, rồi thuê người cưa mỗi cây tre thành từng đoạn 3m và vót nhọn rồi dùng búa đóng xuống nền cát, qua đó tạo thành bờ kè dài hơn 30m. Sống trong cảnh "sóng vỗ bờ, sạt lở diễn ra hàng ngày", nếu không dựng tạm bức tường cọc tre thì chỉ cần một đợt sóng lớn sẽ đánh bay ngôi nhà, hết nơi sinh sống” – ông Hồng tâm sự.

Sạt lở nghiêm trọng ở bờ biển xã Tam Tiến

Tình trạng sạt lở bờ biển ở xã Tam Tiến, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam đã diễn ra từ nhiều năm nay. Năm 2020, do ảnh hưởng liên tiếp của các cơn bão, bờ biển càng bị xâm thực nặng hơn. Hơn 3km bờ biển đã bị xâm thực vào bờ khoảng 20m. Người dân sống ở khu vực này luôn thấp thỏm lo âu một ngày nào đó sóng sẽ cuốn đi tất cả tài sản của họ.

Ông Trần Văn Tiên, trú thôn Hà Lộc, xã Tam Tiến cho biết, mấy năm biển chỉ ăn sâu vào vài mét rồi bồi lấp lại nhưng sau các đợt bão vừa rồi, bờ biển bị đánh tan hoang, nhiều nơi tạo thành hàm ếch cao 3-5m. Những ngày sau bão, nhiều người dân phải tự bỏ tiền để thuê các xe chở đất đá, hoặc đóng cọc tre, tôn xi măng để gia cố bờ cát. Nhưng hiện chỉ có các cơ sở nước đá gần ngay sát nơi sạt lở còn trụ lại để sản xuất, nhiều hộ dân lo ngại sạt lở sẽ tiếp diễn nên đã sơ tán đến nhà người quen ở tạm.

Sóng biển xâm thực đánh sập nhiều hàng quán sát bờ biển

“Tôi và các hộ dân ở khu vực này tự bỏ tiền mua tre hoặc đá, tôn xi măng đem về gia cố lại bờ biển. Tuy nhiên đây chỉ là biện pháp tạm thời. Để giải quyết dứt điểm tình trạng sạt lở bờ biển này chỉ có biện pháp xây kè cứng” - ông Đồng chia sẻ.

Những trận bão liên tiếp cuối năm ngoái cũng khiến khu vườn, chăn nuôi của nhà bà Đoàn Thị Thu Hiệp (65 tuổi), trú thôn Hà Lộc, xã Tam Tiến bị đổ sập, cuốn trôi ra biển. Bà Hiệp cho biết, trước đây, khu vườn của gia đình bà rộng hàng chục mét vuông, thế nhưng qua vài cơn bão năm ngoái, nước biển đã ăn sâu vào trong vườn hơn 3 m làm đổ sập chuồng nuôi heo cùng nhiều cây cối trôi theo dòng nước.

“Ngôi nhà của tôi luôn chực chờ sụp đổ bất cứ lúc nào, đêm cũng không dám ngủ sâu, cứ thấp thỏm không yên. Mấy năm gần đây biển động nên sóng đánh khá cao, nhiều đợt tiến gần sát điểm sạt lở cũ. Chỉ mong có giải pháp cấp bách giúp người dân” – bà Hiệp kiến nghị.

Sóng biển làm hàng dương liễu sát biển bật trơ gốc

Trao đổi với ông Nguyễn Xuân Luận, Chủ tịch UBND xã Tam Tiến cho biết, qua khảo sát, bờ biển xã Tam Tiến sạt lở dài khoảng 3km, ăn sâu vào trong bờ khoảng 20m, trung bình mỗi năm bờ biển bị sạt lở vào 5m, qua đó đe dọa đến 50 ngôi nhà của các hộ dân nằm dọc khu vực ven biển. Hiện tại chính quyền xã Tam Tiến đã báo cáo sự việc này lên UBND huyện Núi Thành cũng như UBND tỉnh Quảng Nam để xin hỗ trợ xây dựng một tuyến kè kiên cố giúp bà con ổn định cuộc sống.

Người dân đóng cọc, sửa chữa nhà cửa do sóng biển làm hư hỏng

Quảng Nam có đường bờ biển 125km, những đợt mưa bão liên tiếp cuối năm 2020 gây sạt lở hàng km bờ biển. Ngoài thôn Hà Lộc (xã Tam Tiến, Núi Thành), bãi biển Cửa Đại, An Bàng, Thịnh Mỹ (TP Hội An) và bãi biển Cửa Lở (xã đảo Tam Hải, Núi Thành) cũng bị sạt lở nghiêm trọng ảnh hưởng lớn đến đời sống và sinh kế của người dân.

Chỉ còn vài tháng nữa sẽ bước vào mùa mưa bão, người dân tại ven biển Quảng Nam mong muốn sớm có biện pháp kè biển, khắc phục hiệu quả tại các điểm sạt lở để đảm bảo đời sống và an sinh cho người dân.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Cơ quan Khí tượng phân tích nắng nóng giữa mùa Thu ở Hà Nội
    (TN&MT) - Ngày 22/9 là ngày thứ 4 liên tiếp người dân thủ đô Hà Nội trải qua thời tiết nắng nóng, oi bức như đang trong mùa hè, đặc biệt vào thời điểm trưa hoặc đầu giờ chiều ở ngoài trời. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn (KTTV) quốc gia, đây không phải là hiện tượng thời tiết bất thường.
  • Thúc đẩy giảm phát thải, hướng tới mục tiêu trung hòa các-bon
    (TN&MT) - Ngày 21/9, tại Lào Cai, Cục Biến đổi khí hậu (Bộ TN&MT) đã tổ chức “Hội thảo tuyên truyền, trao đổi về ứng phó với biến đổi khí hậu hướng tới mục tiêu trung hòa các-bon theo cam kết tại Hội nghị COP26”.
  • Lào Cai: Mưa lũ gây sạt lở lớn trên quốc lộ 70
    (TN&MT) - Do ảnh hưởng của thời tiết cực đoan, mưa lớn kéo dài đã gây nhiều thiệt hại về nhà cửa, tài sản của nhân dân trên địa bàn các huyện Bảo Thắng, Mường Khương.. của tỉnh Lào Cai. Đặc biệt là gây sạt lở nhiều điểm trên Quốc lộ 70 khiến giao thông bị chia cắt ảnh hưởng đến đi lại của người dân.
  • Quảng Nam: Thấp thỏm nỗi lo sạt lở núi
    Vị trí địa lý, điều kiện địa hình phức tạp cùng những thay đổi khó lường của thời tiết dưới tác động của BĐKH khiến miền núi Quảng Nam luôn tiềm ẩn nguy cơ sạt lở núi trong mùa mưa bão.
  • Càng nhiều thiết bị lạnh – Trái đất càng nóng lên
    (TN&MT) - Điều hòa không khí, tủ lạnh là những thiết bị rất quen thuộc với đời sống hằng ngày, nhưng chính các thiết bị này đang góp phần phát thải một lượng lớn khí nhà kính, làm tăng tình trạng biến đổi khí hậu.
  • Cơ hội và thách thức phát triển thị trường việc làm xanh
    (TN&MT) - Chuyển dịch năng lượng là quá trình phức tạp nhưng sẽ mang đến nhiều cơ hội lớn hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
  • Thời tiết ngày 20/9, cả nước có nhiều nơi mưa to
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTVQG, ngày 20/9, khu vực Bắc Bộ và khu vực Trung Bộ ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió đông nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
  • Điện Biên: Ứng phó biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp
    (TN&MT) - Trong những năm qua, trước diễn biến phức tạp, khó lường của các hiện tượng thời tiết cực đoan như: hạn hán, rét đậm, mưa lũ, giông lốc... khiến cho ngành nông nghiệp của tỉnh Điện Biên gặp không ít khó khăn, tác động trực tiếp đến đời sống của người dân. Trước thực trạng đó, tỉnh Điện Biên đã đề ra một số giải pháp nhằm ứng phó biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp, giúp người dân ổn định sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực.
  • Tham vấn hoàn thiện Kế hoạch quốc gia về quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn
    (TN&MT) - Ngày 15/9, tại Hà Nội, trong khuôn khổ các hoạt động nhằm hưởng ứng Ngày quốc tế bảo vệ tầng ô-dôn năm 2023, Cục Biến đổi khí hậu tổ chức Hội thảo tham vấn hoàn thiện Kế hoạch quốc gia về quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát và kết quả khảo sát, đánh giá việc thực hiện quy định pháp luật về bảo vệ tầng ô-dôn. Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu Nguyễn Tuấn Quang chủ trì Hội thảo.
  • Việt Nam đóng góp tích cực vào tiến trình khôi phục tầng ô-dôn
    (TN&MT) - Năm 2023, Liên hợp quốc đã đưa ra chủ đề cho Ngày Quốc tế Bảo vệ tầng ô-dôn 16/9 là “Nghị định thư Montreal: Khôi phục tầng ô-dôn và giảm thiểu biến đổi khí hậu”.
  • Đài KTTV khu vực Nam Bộ: Đẩy mạnh sử dụng công nghệ trên nền tảng AI
    (TN&MT) - Đến nay, Đài Khí tượng thủy văn (KTTV) khu vực Nam Bộ đã chuyển toàn bộ phương pháp dự báo KTTV truyền thống sang công nghệ số, từng bước sử dụng công nghệ dựa trên nền tảng trí tuệ nhân tạo AI… để nâng cao chất lượng dự báo, cung cấp những sản phẩm chất lượng trong thời gian sớm nhất phục vụ công tác phòng chống thiên tai và các nhu cầu kinh tế - xã hội.
  • Đài KTTV khu vực Nam Trung Bộ: Từng bước chuyển đổi số
    (TN&MT) - Khí hậu thay đổi đang trở thành thách thức ngày càng lớn đối với toàn cầu và khu vực Nam Trung Bộ cũng không là ngoại lệ. Thực hiện chủ trương chuyển đổi số của Chính phủ, của Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ đã từng bước chuyển đổi số trong công tác quan trắc, truyền tin và dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn để ứng phó hiệu quả với những biến đổi cực đoan có thể xảy ra bất cứ lúc nào, bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân, hạn chế những tác động tiêu cực do thời tiết gây ra.
  • Quản lý hoạt động dự báo, cảnh báo KTTV thời đại 4.0: Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu
    (TN&MT) - Trong bối cảnh chuyển đổi số và công nghệ 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ ở tất cả các ngành, nghề, lĩnh vực tại các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, việc thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn (KTTV) là một xu hướng tất yếu.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO