Quảng Bình: Tiểu thương hoang mang khi chợ tiền tỷ mới hoạt động đã nứt toác

Hồng Thiệu | 11/12/2019, 16:59

(TN&MT) - Được đầu tư hơn 5,5 tỷ đồng và cũng chỉ mới đưa đưa vào hoạt động từ tháng 6/2019, tuy nhiên Chợ Cao Quảng tại xã Cao Quảng, huyện Tuyên Hóa đã xuất hiện nứt toác nghiêm trọng khiến nhiều tiểu thương lo lắng.

Dự án Chợ Trung tâm xã Cao Quảng được đầu tư 5,5 tỷ đồng; trong đó nguồn vốn Phát triển nông thôn bền vững vì người nghèo (SRDP) Quảng Bình hỗ trợ 3,6 tỷ đồng, ngân sách Trung ương hỗ trợ 1,2 tỷ đồng còn lại là ngân sách địa phương. Dự án này do UBND xã Cao Quảng làm chủ đầu tư, Công ty TNHH Toàn Thắng (có trụ sở tại P. Ba Đồn- thị xã Ba Đồn) là đơn vị thi công; công ty TNHH Tư vấn giám sát CTXD Số 3 (cũng địa chỉ tại thị xã Ba Đồn) là đơn vị giám sát thi công. Còn người giám sát cộng đồng trực tiếp là ông Nguyễn Quốc Huy – Chủ tịch UBMTTQ xã Cao Quảng. Công trình được khởi công xây dựng đầu năm 2018, đến cuối năm 2018 hoàn thiện, nghiệm thu đưa sử dụng từ ngày 6/6/2019.

Chợ Cao Quảng đưa vào sử dụng từ 6/2019.

Chợ Trung tâm xã Cao Quảng là công trình được người dân địa phương mong muốn đầu tư xây dựng từ nhiều năm qua nhưng thiếu nguồn nguồn vốn để thực hiện. Sau nhiều năm, chính quyền xã tìm kiếm được vốn đầu tư từ sự hỗ trợ của nhiều cấp để xây dựng nên một khu chợ khang trang, hiện đại. Nhưng chỉ mới đi vào hoạt động được mấy tháng, các tiểu thương và người dân ở đây nhận thấy khu vực đình chính của chợ có nhiều vết nứt trên tường dài nhiều mét; mái hiên đình chính mái dầm bê tông bị nứt ngang, trên mái đình lợp bằng tôn, mỗi lần mưa thì nước mưa tràn vào đầy chợ…

Chỉ mới đưa vào sử dụng nhưng đã xuất hiện nhiều vết nứt.

Theo ghi nhận của PV, ngay cổng đình chính vào chợ đã xuất hiện nhiều điểm nứt toác khá rộng, dọc tường của đình chợ cũng xuất vết nứt chi chít. Chưa hết, tường bao khuôn của chợ cũng có hiện tượng nứt gẫy, phần mái của dãy ki ốt gần như tách ra khỏi tường.

Một tiểu thương buôn tại chợ bức xúc: “Nhà tôi mua khu này hết 89 triệu, tính cả chi phí mình mua sắt thép là 100 triệu tròn, còn nếu tính cả tiền công chắc cũng phải gần 120 triệu. Khi trời mưa to thì nước tràn xuống phải dọn đồ chạy không thì ướt hết, riêng quầy tôi là có đến 5-6 bị nước tràn xuống khi có mưa. Chúng tôi cũng đã có nhiều lần phản ánh lên chính quyền địa phương rồi nhưng nay vẫn thế. Nếu xã không xử lý thì chúng tôi sẽ không đóng tiền nữa”.

Mái gần như đã bị tách khỏi tường.

Ông H, một người dân sống gần chợ Cao Quảng lo lắng: “Cao Quảng là xã miền núi giao thương khó khăn, nên khi có chợ mới dân chúng tôi rất vui mừng. Nhà gần nên chúng tôi thường mua bán ở chợ. Nhưng, chợ mới sử dụng được mấy bữa thì trời mưa nước trên mái tôn cứ theo rãnh thoát nước chảy vào khắp chợ. Tường nứt, dầm bê tông thì đứt gãy, có khi nào mà đổ sập không biết. Mong chính quyền quan tâm khắc phục để khỏi nguy hiểm cho tiểu thương và người dân buôn bán ở đây”.

Chợ Cao Quảng được xây dựng không chỉ tạo điều kiện cho tiểu thương buôn bán, phát triển kinh tế mục tiêu tương lại sẽ trở thành chợ đầu mối của huyện Tuyên Hóa. Tuy vậy, công trình này chỉ mới đưa vào hoạt động đã xuất hiện xuống cấp khiến dự luận bất bình.

"Tường bị nứt là do sử dụng gạch không nung", đó là lý giải của ông Mai Xuân Tuyên- CT.UBND xã Cao Quảng.

Trao đổi với PV, ông Mai Xuân Tuyên – Chủ tịch UBND xã Cao Quảng cho biết trong quá trình thi công Chợ Trung tâm của xã các đơn vị thi công và giám sát đều đảm bảo chất lượng. “Đây là công trình trọng điểm của xã, vì nhiều năm tìm kiếm nguồn vốn mà không có, trong khi địa phương rất cần thiết. Chúng tôi giám sát rất chặt chẽ, nhà thầu thi công cũng làm đảm bảo, giám sát cộng đồng thường xuyên. Chúng tôi cũng thường xuyên đi kiểm tra, mới hôm trước đi kiểm tra mà không phát hiện ra hư hỏng gì cả”.

Tuy nhiên, sau khi PV cung cấp những hình ảnh ghi nhận tại chợ thì vị chủ tịch xã này lại đổ lỗi cho thiết kế dùng gạch không nung…gây nứt toác, còn trên dầm mái bị rạn nứt bê tông là do “kết cấu rời chứ không phải kết cấu liền nên cho phép nứt”?. Lỗi nước mưa xuống là do thiết chưa tính đến!?

Tiểu thương và người dân bức xúc khi chợ vừa hoạt động đã xuống cấp.

Mới chỉ đưa vào sử dụng chưa được bao lâu nhưng nay Chợ trung tâm tiền tỷ của xã 135 Cao Quảng đã xuất hiện sự kém chất lượng, nhiều hạng mục nứt toác khiến nhiều tiểu thương và người dân bức xúc.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Cơ chế đặc thù trong cấp phép khai thác khoáng sản tỉnh Bến Tre
    (TN&MT) - Theo kiến nghị của cử tri tỉnh Bến Tre: Bộ TN&MT xem xét, sớm phản hồi Tờ trình số 8261/TTr-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2022 của UBND tỉnh Bến Tre về việc xem xét kiến nghị Chính phủ cho phép tiếp tục thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên cát lòng sông trên địa bàn tỉnh Bến Tre đến năm 2020.
  • Tiếp bài "Cấp trên chỉ đạo, cấp dưới có trây ì ở Đan Phượng (Hà Nội)": Khi nào người dân được trả lại quyền lợi?
    (TN&MT) - Như Báo Tài nguyên và Môi trường đã có bài viết về việc bà Nguyễn Thị Loan (Cụm 3, xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, Hà Nội) phản ánh: Năm 2008, gia đình bà được chính quyền huyện Đan Phượng đồng ý cho đổi đất ruộng từ xứ đồng Bãi Tổng sang xứ đồng Trẫm Sau. Tuy nhiên, năm 2019, UBND huyện Đan Phượng lại ra thông báo hủy bỏ việc chuyển đổi đất nông nghiệp năm 2008 nhưng lại quên hoàn trả lại đất cho người dân, khiến người dân bức xúc kéo dài.
  • Quảng Ninh: Nghịch lý “đất vàng” bỏ hoang người dân lĩnh đủ
    (TN&MT) - Nhiều năm qua, một khu đất rộng hơn 1.000m2, trị giá triệu đô, nằm giữa trung tâm TP. Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh nhưng đang bị bỏ hoang, để cỏ mọc, gây lãng phí đất đai.
  • Thừa Thiên- Huế: Dự án "rùa bò" ở Khu quần thể sân golf Huế hơn 1.800 tỷ đồng
    (TN&MT) - Suốt một thời gian dài và qua 3 lần điều chỉnh giấy phép, đến nay Dự án Khu quần thể sân golf Huế vẫn chậm tiến độ nhiều hạng mục, chưa được cấp phép xây dựng. Điều này kéo theo nhiều hệ lụy, lãng phí tài nguyên đất đai.
  • Vĩnh Lộc (Thanh Hóa): Cần xem xét cấp phép mỏ đất tại xã Vĩnh Thịnh
    Thời gian gần đây Báo Tài nguyên và Môi trường liên tục nhận được phản ánh của người dân xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) về việc UBND huyện Vĩnh Lộc đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa đưa 6 ha đất đồi tại núi Côn Sơn để quy hoạch mỏ đất san lấp thông thường. Điều đáng nói là khi đưa vào quy hoạch các cấp chính quyền không tổ chức họp lấy ý kiến người dân, khiến cho người dân cảm thấy hoang mang do khu vực trên có nhiều khu lăng mộ và gần nhà dân sẽ gây ra nhiều hệ lụy về môi trường, giao thông...
  • Quảng Bình: Giám định nguyên nhân vụ sập sảnh trước Trung tâm Văn hoá huyện Tuyên Hoá
    Sau khi xảy ra sự việc sập sảnh trước công trình xây dựng Trung tâm Văn hoá huyện Tuyên Hoá (tỉnh Quảng Bình), ngày 18/9, Sở Xây dựng Quảng Bình đã gửi công văn đến UBND huyện Tuyên Hóa thông báo kế hoạch giám định nguyên nhân sự cố này.
  • TP. Thanh Hóa: Người dân bức xúc về Dự án khu dân cư tại phường Quảng Thắng
    Mặc dù chưa hoàn thành công tác GPMB Dự án hạ tầng kỹ thuật khu dân cư, tái định cư thuộc khu danh lam thắng cảnh Mật Sơn, song đơn vị thi công đã tự ý san lấp đất nông nghiệp, gây bức xúc trong nhân dân. Ngoài ra, người dân phường Quảng Thắng, TP. Thanh Hóa cũng đã phản ánh, kiến nghị về mức đền bù giá đất không thỏa đáng đối với Dự án này.
  • Hà Nội: Tổng kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với chung cư mini
    (TN&MT) - Ngày 15/9, UBND thành phố Hà Nội ban hành kế hoạch số 234/KH-UBND, tổng kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với loại hình nhà ở nhiều căn hộ (chung cư minni), cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ trên toàn địa bàn thành phố. Thời gian kiểm tra từ ngày 15/9 đến trước ngày 30/10.
  • Tổng Công ty 36 bị phạt và truy thu hơn 1 tỷ đồng vì chiếm đất
    (TN&MT) – Tổng Công ty 36 bị UBND tỉnh Hòa Bình xử phạt tổng cộng 270 triệu đồng vì hành vi chiếm đất, đồng thời bị buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm với số tiền hơn 1 tỷ đồng.
  • Thu tiền nhưng không giao "sổ", khách hàng "tố" chủ đầu tư dự án Gem Sky World
    (TN&MT) - Ngày 14/9, tại Trụ sở Tiếp Công dân tỉnh Đồng Nai, Sở TN&MT tỉnh Đồng Nai đã chủ trì buổi đối thoại giữa Công ty CP Đầu tư Kinh doanh Bất động sản Hà An (chủ đầu tư), Công ty CP Dịch vụ Bất động sản Đất Xanh (đơn vị tư vấn dịch vụ) với hàng trăm khách hàng mua nhà đất... tại dự án Gem Sky World tại xã Long Đức, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
  • Con Cuông (Nghệ An): Thủy điện 4MW, kéo dài 14 năm chưa xong
    Dự án thủy điện Suối Choang tại huyện Con Cuông (tỉnh Nghệ An) đang “treo từ năm này qua tháng khác gây nên nhiều hệ lụy cho địa phương. Mới đây, chủ đầu tư của dự án này còn bị cơ quan chức năng tiến hành xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
  • Khởi tố, bắt tạm giam chủ chung cư mini để xảy ra cháy làm nhiều người thương vong
    Ngày 13/9, Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam 4 tháng đối với Nghiêm Quang Minh với tội danh "Vi phạm quy định về PCCC", theo Điều 313 Bộ Luật hình sự. Các Quyết định và lệnh bắt bị can đã được Viện KSND Thành phố phê chuẩn.
  • Nhà sản xuất, nhập khẩu phải có trách nhiệm xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật
    (TN&MT) - Liên quan đến trách nhiệm xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, một số doanh nghiệp hỏi: Bao bì thuốc bảo vệ thực vật được hiểu như thế nào? Doanh nghiệp chúng tôi sản xuất, nhập khẩu các bao bì để cung cấp cho các công ty sản xuất, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật thì có phải thực hiện trách nhiệm xử lý chất thải? Công ty chúng tôi nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật để san chiết, đóng gói thì tính theo số lượng nhập khẩu hay số lượng sản phẩm san chiết, đóng gói bán ra thị trường? Trường hợp nào không phải thực hiện trách nhiệm xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO