Quảng Bình: Tích cực triển khai Nghị quyết 36 NQ-TW về phát triển bền vững kinh tế biển

Kim Liên | 23/11/2020, 18:19

(TN&MT) - Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam vừa có buổi làm việc với Sở TN&MT tỉnh Quảng Bình về tình hình triển khai Nghị quyết số 36- NQ/TW về phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và hoạt động quản lý TNMT biển và hải đảo trên địa bàn tỉnh thời gian qua.

Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và hải đảo Việt Nam Tạ Đình Thi phát biểu tại buổi làm việc với Sở TNMT tỉnh Quảng Bình

Bám sát mục tiêu của Nghị quyết, triển khai tới tất cả các ban, ngành

Ông Phạm Văn Lương, Phó Giám đốc phụ trách Sở TN&MT tỉnh Quảng Bình cho biết, Quảng Bình là tỉnh duyên hải miền Trung có 6/8 huyện, thị xã, thành phố có biển vởi tổng chiều dài 116,04 km. Triển khai Nghị quyết 36, Sở TNMT đã tham mưu cho UBND tỉnh Quảng Bình ban hành Chương trình hành động số 27- CTr/TU của Ban Thường cụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 26 trên địa bàn tỉnh. Tham mưu ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 27 đề ra các mục tiêu, chỉ tiêu, nội dung và các giải pháp chủ yếu; phân công nhiệm vụ cho các sở, ban, ngành, địa phương; đồng thời tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị xây dựng chương trình, kế hoạch hành động cụ thể sát, đúng với chức năng, nhiệm vụ của từng ngành, từng đơn vị trong việc phát triển bền vững kinh tế biển của tỉnh.

Đồng thời, gắn việc thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu của Nghị quyết vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của Sở, ngành, địa phương. Tham mưu UBND tỉnh thành lập Ban chỉ đạo về thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam trên địa bàn tỉnh Quảng Bình và đang xây dựng Quy chế hoạt động và kế hoạch hành động của Ban chỉ đạo năm 2021

Đẩy mạnh quản lý tổng hợp TNMT biển, đảo

Biển Nhật Lệ, Quảng Bình 

Thời gian qua, Sở TN&MT cũng đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định phê duyêt Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quản lý tổng hợp vùng bờ tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2012 – 2020, tầm nhìn 2030, qua đó tăng cường các hoạt động bảo vệ đa dạng sinh học, tham mưu xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu và bản đồ nhạy cảm vùng bờ. Đến nay, đã tham mưu UBND tỉnh phê duyệt được 30 kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho các cơ sở, doanh nghiệp, cảng, dự án có hoạt động liên quan đến kinh doanh xăng dầu trên địa bàn.

Triển khai Nghị định số 51 của Chính phủ quy định việc giao khu vực biển cho các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng biển, Sở đã tiến hành thống kê, tổng hợp thông tin thực trạng sử dụng khu vực biển nhằm phân loại các hoạt động sử dụng khu vực biển để thu tiền sử dụng khu vực biển trên địa bàn. Đồng thời tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt và công bố Bộ thủ tục hành chính trong lĩnh vực Biển và Hải đảo thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở TN&MT.

Sở cũng đã tiến hành triển khai và hoàn thành nhiệm vụ Điều tra, thu thập thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu TNMT vùng biển, ven biển và hải đảo tỉnh Quảng Bình;  tiến hành thu thập thông tin, dữ liệu về TNMT biển, đảo hàng năm để cập nhật kịp thời phục vụ phát triển bền vững kinh tế biển..

Tỉnh  cũng đã phê duyệt Phân vùng chức năng vùng bờ tỉnh Quảng Bình năm 2020, tầm nhìn đến 2030, theo đó, không gian vùng bờ tỉnh Quảng Bình được sắp xếp, phân định thành 11 loại vùng ưu tiên và đang được trình UBND tỉnh triển khai giai đoạn 2020 – 2025

Giám sát chặt vấn đề ô nhiễm môi trường biển

Đứng trước thực trạng các nguy cơ gây ô nhiễm từ các nguồn thải ven bờ, Sở TN&MT đã trình UBND tỉnh phê duyệt Báo cáo điều tra hiện trạng phân loại các nguồn thải vùng cửa sông, ven biển tỉnh Quảng Bình, kết quả nhiệm vụ đã đánh giá và xác định được hơn 40.000 nguồn thải có khả năng gây ô nhiễm vùng cửa sông, ven biển.

Sở cũng đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành tiêu chí, thành phần đánh giá hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển, đảo năm 2017, 2018 và đang xin ý kiến để thực hiện bộ chỉ số đánh giá kiểm soát ô nhiễm năm 2019 theo Thông tư 27 của Bộ TNMT. Đồng thời, tham mưu UBND tỉnh phê duyệt và triển khai Chương trình quan trắc tổng hợp môi trường biển tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2016 – 2020 với 15 điểm quan trắc để các thành phần cơ bản như: nước biển ven bờ, trầm tích đáy, sinh vật biển, các yếu tố khí tượng, hải văn.

Đồng thời tiến hành quan trắc chất lượng nước  biển ven bờ tại 7 vị trí các vùng biển có nguy cơ ô nhiễm cao với tần suất 4 lần/năm, tại 4 điểm cửa sông ven biển theo Chương trình quan tắc môi trường tỉnh hàng năm. Thực hiện lấy mẫu quan trắc, phân tích  đánh giá chất lượng môi trường bước biển ven bờ nhằm theo dõi hiện trạng và diễn biến chất lượng nước, kịp thời phát hiện và xử lý các hiện tượng gây ô nhiễm môi trường nước biển, bảo vệ các vùng nuôi trồng thủy, hải sản ven biển đồng thời góp phần nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai, tác động của các sự cố môi trường đến vùng ven biển trên địa bàn tỉnh.

Để thực hiện tốt hơn nữa việc quản lý TNMT biển đảo, góp phần thực hiện được mục tiêu mà Nghị quyết đặt ra, Sở TN&MT cũng mong muốn Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Bộ TN&MT xem xét hỗ trợ tỉnh trong việc triển khai nhiệm vụ cấp bách điều tra đánh giá tổng hợp điều kiệt tự nhiên, TN&MT, tai biến thiên nhiên, kinh tế xã hội vùng ven biển từ 0 – 30m nước khu vực Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế; Lồng ghép hỗ trợ Quảng Bình đầu tư xây dựng mạng lưới quan tắc giám sát tài nguyên môi trường biển tỉnh Quảng Bình trong mạng lưới Quốc gia đến năm 2030 và nhiệm vụ điều tra, đánh giá tổng hợp, xác định khả năng chống chịu, sức tải môi trường và hệ sinh thái các vùng biển Quảng Bình.

Hỗ trợ địa phương ven biển trong việc đầu tư  trang thiết bị phục vụ quản lý tổng hợp biển và hải đảo nhất là trong giao Khu vực biển và nhận chìm ở biển; tập huấn và chuyển giao phần mềm, thiết bị phục vụ cong tác quản lý Nhà nước về giao khu vực biển; Có tài liệu hướng dẫn tuyên truyền gửi các địa phương có biển để tuyên truyền phổ biến về quản lý tổng hợp biển và hải đảo …

Trước đề xuất của Sở TN&MT tỉnh Quảng Bình, ông Tạ Đình Thi, Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam cho biết, hiện việc điều tra, đánh giá tổng hợp tài nguyên môi trường Quảng Bình từ 0 – 30m nước đã được thực hiện bởi Trung tâm quy hoạch, điều tra tài nguyên môi trường biển trực thuộc Tổng cục, vì vậy Tổng cục sẽ cung cấp dữ liệu cho tỉnh để cập nhật.  Nội dung còn lại sẽ đề xuất  xây dựng một nhiệm vụ nghiên cứu khoa học để tiếp tục thực hiện tại Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.

Tổng cục trưởng Tạ Đình Thi cũng cho biết việc giao khu vực biển, Nghị định 51 sửa đổi sắp ban hành, việc sửa cũng khá mất thời gian vì tính chất phức tạp của nó. Khi ban hành thì việc giao khu vực biển thuộc thẩm quyền của tỉnh sẽ rất nhiều ví dụ như: cảng cá, nuôi trồng thủy hải sản, điện gió, vui chơi giải trí…nên cần  bám sát trình tự thủ tục hành chính theo quy định và dựa trên cơ sở dữ liệu. Trong bảo vệ môi trường biển, đảo cần chú trọng việc kiểm soát rác thải nhựa đại dương, xây dựng Đồng Hới trở thành đô thị thí điểm kết nối 10 nghìn đô thị kiểm soát được ô nhiễm rác thải nhựa trên thế giới.

Có thể đề xuất Bộ TN&MT phối hợp Tổng cục Môi trường đề xuất dự án tăng cường các trạm quan trắc và điều tra TNMT biển, lấy từ nguồn tài chính của fomosa bồi thường môi trường biển. Từ đó đánh giá môi trường biển sau 5 năm sự cố Formosa và tăng cường các trạm quan trắc môi trường biển vùng ven bờ và ngoài khơi Quảng Bình…Việc tích hợp hệ thống mạng lưới quốc gia sẽ được thực hiện trong dự án xây dựng 28 trạm quan trắc môi trường biển ven bờ do Tổng cục môi trường thực hiện...

  • * Cũng nằm trong các hoạt động của Bộ TN&MT và Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam tại Quảng Bình, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân và Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và hải đảo Việt Nam Trương Đức Trí đã tới thăm và làm việc với cán bộ, viên chức của trạm Ra đa Đồng Hới sau những ngày mưa bão. Được biết, trong những ngày chịu ảnh hưởng của cơn bão số 9, trạm ra đa Đồng hới cũng đã bị ngập nặng khu vực hành chính.
  • Thăm trạm ra đa Đồng Hới

  • Tuy nhiên các cán bộ của trạm đã thường xuyên túc trực hệ thống máy móc thiết bị 24/24 để kịp thời nâng các thiết bị và không để xảy ra sự cố, thông tin về sóng, bão, dòng chảy được cập nhật thường xuyên về Trung tâm.
  •  
  • Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân đã động viên tinh thần bám chốt tại trạm của cán bộ, viên chức của trạm, đồng thời đề nghị Trung tâm Hải văn phối hợp với cán bộ trạm thường xuyên trồng cây phủ kín đất trống, giám sát trạm thường xuyên, tăng cường năng lực của đội ngũ cán bộ, đảm bảo cung cấp thông tin chính xác, tin cậy. Thứ trưởng cùng Tổng cục Biển và hải đảo Việt Nam đã  trao tặng trạm chiếc ti vi để động viên tinh thần và nâng cao đời sống tinh thần cho cán bộ, viên chức của trạm.
  • Thứ trưởng Lê Minh Ngân và Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và hải đảo Việt Nam Trương Đức Trí tặng quà cho cán bộ, viên chức của Trạm ra đa Đồng Hới 

Bài liên quan
  • Dự báo sớm, tin cậy giảm thiểu thiệt hại do thiên tai
    (TN&MT) - Từ đầu tháng 10 đến nay, bão, mưa, lũ dồn dập xảy ra tại một số tỉnh miền Trung với nhiều con số kỷ lục… Song, nhờ công tác dự báo tốt, chủ động phòng chống đã góp phần hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra.

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Chung tay gìn giữ vịnh đẹp toàn cầu
    Với tâm huyết và tình yêu dành cho biển, đảo, PGS-TS Nguyễn Chu Hồi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nghề cá Việt Nam đã có những đánh giá, phân tích khá toàn diện về vị trí, tiềm năng, lợi thế cũng như những khó khăn, thách thức trong vấn đề bảo tồn, phát triển bền vững vịnh Nha Trang hiện nay, để từ đó truyền đi thông điệp chung tay gìn giữ vịnh Nha Trang. Báo Khánh Hòa trân trọng giới thiệu bài viết của PGS-TS Nguyễn Chu Hồi về vấn đề này.
  • Ngời sáng tinh thần người lính đảo
    (TN&MT) - Năm 2022, tôi có dịp trở lại Trường Sa cùng Đoàn công tác số 2 Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam trong chuyến thăm, kiểm tra đảo và Nhà giàn DKI.
  • Khơi nguồn phát triển kinh tế biển xanh
    (TN&MT) - Nghị quyết số 36-NQ/TW về phát triển bền vững kinh tế biển đã triển khai được hơn 4 năm; đã có nhiều quyết sách đưa ra để phát triển bền vững kinh tế biển. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn không ít rào cản, điểm nghẽn cần khơi thông để đạt được mục tiêu mà Chiến lược đã đề ra. Nhân dịp Xuân mới, các chuyên gia, nhà quản lý, nhà khoa học tâm huyết với biển, đảo nước nhà đã đóng góp ý kiến trí tuệ, sáng kiến khơi thông nguồn lực cho nền kinh tế biển xanh.
  • Khánh Hòa chú trọng phát triển bền vững kinh tế biển
    (TN&MT) - Trong những năm qua, thực hiện chủ trương phát triển kinh tế biển (KTB) của Đảng và Nhà nước, cùng với việc đẩy mạnh quá trình đổi mới và mở cửa, các lĩnh vực KTB được Khánh Hòa tăng cường và đạt được những kết quả đáng tự hào.
  • Dáng hình Tổ quốc “phía chân trời”
    (TN&MT) - Theo cách gọi thân thương, huyện đảo Trường Sa là phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc ta ở “phía chân trời” phía Đông, thuộc quản lý hành chính của tỉnh Khánh Hòa. Nhóm (quần) đảo Trường Sa gồm khoảng 130 đảo, đá, cồn san hô, bãi cạn, bãi ngầm, bãi cát vụn san hô và rạn san hô vòng (Alton) hở và kín điển hình, phân bố rải rác trong một vùng biển rộng chừng 163.000km2.
  • Cần đẩy nhanh các giải pháp, khâu đột phá lĩnh vực Biển và Hải đảo Việt Nam
    (TN&MT) - Ngày 10/1, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân chủ trì Hội nghị triển khai nhiệm vụ công tác năm 2023 của Cục Biển và Hải đảo Việt Nam.
  • Đà Nẵng: Nhiều tín hiệu tích cực trong thực hiện IUU
    (TN&MT) - Đến nay, TP. Đà Nẵng có 567/588 tàu cá có chiều lớn nhất từ 15m trở lên đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình. Từ năm 2007 đến nay, Đà Nẵng không có tàu cá nào vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài bị bắt giữ xử lý.
  • Hướng đến khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ
    (TN&MT) - Chiều 5/1, tại tỉnh Quảng Bình, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình đã tổ chức Hội thảo về Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
  • Tết ở “chân trời” Tổ quốc
    (TN&MT) - Tay nhận phần quà của đất liền gửi tặng, chính trị viên nhà giàn DK1/10 Trung úy Phan Tiến Tùng xúc động rưng rưng nói: Ở tận phía chân trời của Tổ quốc, cán bộ chiến sĩ (CBCS) nhà giàn DK1/10 chúng tôi vẫn có đầy đủ hương vị mùa xuân như ở đất liền. Cảm ơn Đảng, Nhà nước, Quân đội, Nhân dân, Quân chủng Hải quân và Bộ tư lệnh Vùng 2 đã quan tâm chăm lo đến đời sống cán bộ chiến sĩ nhà giàn. Chúng tôi xin hứa với, vững chắc tay súng, canh chủ quyền biển đảo vững chắc để nhân dân cả nước đón Tế
  • “Cú hích” phát triển kinh tế biển xanh
    (TN&MT) - Sự “góp mặt” của cảng biển Liên Chiểu sẽ góp phần làm tăng vị thế của vịnh Đà Nẵng trên bản đồ các vịnh biển của Việt Nam. Từ đây, Đà Nẵng có cơ hội bứt phá phát triển mạnh kinh tế biển một cách bền vững gắn với bảo vệ an ninh, chủ quyền biển đảo...
  • Tăng cường quản lý tổng hợp tài nguyên, môi trường biển và hải đảo
    (TN&MT) - Ngày 29/12, tại Hà Nội, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2023. Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
  • Ông Nguyễn Đức Toàn giữ chức Cục trưởng Cục Biển và Hải đảo Việt Nam
    Chiều 29/12, tại Hà Nội, thay mặt Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ TN&MT, Thứ trưởng Lê Minh Ngân đã trao Quyết định của Bộ trưởng Bộ TN&MT điều động, bổ nhiệm ông Nguyễn Đức Toàn, Hiệu trưởng Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ Tài nguyên và Môi trường giữ chức Cục trưởng Cục Biển và Hải đảo Việt Nam.
  • Kỳ vọng một đại dương không rác thải nhựa - Chuẩn bị tốt điều kiện và nguồn lực cho cam kết chống ô nhiễm nhựa
    (TN&MT) - Với tinh thần chủ động, tiên phong tham gia xây dựng Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa, ngay từ rất sớm, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Quyết định số 1407/QĐ- TTG của Chính phủ về phê duyệt Đề án Việt Nam chủ động chuẩn bị và tham gia xây dựng Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa đại dương, giao Bộ TN&MT mà cụ thể là Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam thực hiện.
  • Bà Rịa – Vũng Tàu: Tổ chức nhiều hoạt động bảo vệ môi trường biển
    (TN&MT) - Mới đây, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giáo dục và Đào tạo và UBND huyện Côn Đảo tổ chức “Chuỗi hoạt động vì biển xanh”. Mục tiêu là nhằm góp phần tuyên truyền bảo vệ môi trường (BVMT), phát triển bền vững biển, đảo tại huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
  • Quảng Ngãi: Ngư dân chuyển biến tích cực trong nghề biển
    (TN&MT) - Tại Quảng Ngãi, tính từ đầu năm đến nay không có tàu cá bị nước ngoài bắt giữ. Sau những nỗ lực của chính quyền địa phương, ngư dân đã chấm dứt tình trạng đi khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường biển.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO