Quảng Bình: Phê duyệt bản đồ đầu tư lâm nghiệp các xã, phường

Hồng Thiệu | 26/05/2021, 22:20

(TN&MT) - Ngày 24/5/2021, UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành Quyết định số 1481/QĐ-UBND về việc phê duyệt bản đồ đầu tư lâm nghiệp các xã, phường vùng Dự án Hiện đại hóa ngành Lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu vùng ven biển (FMCR).

Mục tiêu cụ thể của bản đồ đầu tư lâm nghiệp các xã, phường vùng Dự án Hiện đại hóa ngành Lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu vùng ven biển nhằm thu thập, tạo lập bộ dữ liệu về lâm nghiệp hiện có của các xã, phường vùng Dự án, bao gồm (và không giới hạn) thông tin như ranh giới xã, hiện trạng cơ sở hạ tầng, bản đồ hiện trạng và quy hoạch sử dụng đất mới nhất, bản đồ đầu tư về lâm nghiệp, dữ liệu từ hệ thống thông tin quản lý ngành lâm nghiệp (FORMIS), ảnh vệ tinh sử dụng để xây dựng bản đồ kiểm kê rừng.

Đồng thời, xây dựng dữ liệu và bản đồ hiện trạng rừng, đất rừng vùng ven biển và vùng ngập mặn tại các xã, phường vùng Dự án FMCR tỉnh Quảng Bình; xây dựng dữ liệu và bản đồ khu vực Dự án sẽ đầu tư để bảo vệ, phục hồi và trồng mới rừng ven biển (gồm rừng ngập mặn và rừng trên cạn) tại các xã, phường vùng Dự án FMCR tỉnh Quảng Bình...

Dự án FMCR nhằm tăng cường tính chống chịu vùng ven biển thu thập, tạo lập bộ dữ liệu về lâm nghiệp hiện có của các xã, phường.

Bản đồ đầu tư lâm nghiệp các xã, phường vùng Dự án FMCR tỉnh Quảng Bình được sử dụng để phân loại, xác định vị trí, diện tích rừng và đất lâm nghiệp vùng ven biển cho các mục đích trồng mới, trồng phục hồi, làm giàu rừng, bảo vệ rừng và các can thiệp khác của Dự án.

Dự án FMCR được thực hiện tại 33 xã, phường thuộc 06 huyện, thị xã, thành phố với quy mô 2.485,06 ha, bao gồm rừng ngập mặn 240,48 ha (Trong đó bảo vệ rừng cộng đồng 45,53 ha, trồng rừng phục hồi 35,57 ha, trồng rừng mới 159,38 ha); rừng ven biển trên cạn 2.244,58 ha (Trong đó bảo vệ rừng cộng đồng 1.004,61 ha, trồng rừng phục hồi 808,44 ha, trồng rừng mới 431,53 ha).

Nguồn vốn đầu tư thực hiện Dự án từ vốn vay IDA từ Ngân hàng Thế giới (WB) và vốn đối ứng từ ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh. Thời gian thực hiện từ năm 2018 - 2023. Dự án do UBND tỉnh Quảng Bình làm cơ quan chủ quản; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ đầu tư; Ban Quản lý Dự án FMCR tỉnh Quảng Bình đại diện chủ đầu tư; Liên danh nhà thầu Phân viện điều tra quy hoạch rừng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên - Công ty Cổ phần Vapeco Việt Nam tổ chức tư vấn lập Báo cáo khảo sát, xây dựng bản đồ đầu tư.

Ngoài ra, UBND tỉnh Quảng Bình cũng yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm ký bản đồ đầu tư lâm nghiệp cấp xã; bàn giao số liệu và bản đồ cho UBND các huyện, thành phố, thị xã và các xã, phường tham gia Dự án FMCR; trên cơ sở số liệu, diện tích được phê duyệt, phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan tham mưu điều chỉnh quy mô thực hiện Dự án FMCR tỉnh Quảng Bình.

Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành, địa phương tham mưu UBND tỉnh đồng bộ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất với quy hoạch, kế hoạch phát triển rừng.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Cơ quan Khí tượng phân tích nắng nóng giữa mùa Thu ở Hà Nội
    (TN&MT) - Ngày 22/9 là ngày thứ 4 liên tiếp người dân thủ đô Hà Nội trải qua thời tiết nắng nóng, oi bức như đang trong mùa hè, đặc biệt vào thời điểm trưa hoặc đầu giờ chiều ở ngoài trời. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn (KTTV) quốc gia, đây không phải là hiện tượng thời tiết bất thường.
  • Thúc đẩy giảm phát thải, hướng tới mục tiêu trung hòa các-bon
    (TN&MT) - Ngày 21/9, tại Lào Cai, Cục Biến đổi khí hậu (Bộ TN&MT) đã tổ chức “Hội thảo tuyên truyền, trao đổi về ứng phó với biến đổi khí hậu hướng tới mục tiêu trung hòa các-bon theo cam kết tại Hội nghị COP26”.
  • Lào Cai: Mưa lũ gây sạt lở lớn trên quốc lộ 70
    (TN&MT) - Do ảnh hưởng của thời tiết cực đoan, mưa lớn kéo dài đã gây nhiều thiệt hại về nhà cửa, tài sản của nhân dân trên địa bàn các huyện Bảo Thắng, Mường Khương.. của tỉnh Lào Cai. Đặc biệt là gây sạt lở nhiều điểm trên Quốc lộ 70 khiến giao thông bị chia cắt ảnh hưởng đến đi lại của người dân.
  • Quảng Nam: Thấp thỏm nỗi lo sạt lở núi
    Vị trí địa lý, điều kiện địa hình phức tạp cùng những thay đổi khó lường của thời tiết dưới tác động của BĐKH khiến miền núi Quảng Nam luôn tiềm ẩn nguy cơ sạt lở núi trong mùa mưa bão.
  • Càng nhiều thiết bị lạnh – Trái đất càng nóng lên
    (TN&MT) - Điều hòa không khí, tủ lạnh là những thiết bị rất quen thuộc với đời sống hằng ngày, nhưng chính các thiết bị này đang góp phần phát thải một lượng lớn khí nhà kính, làm tăng tình trạng biến đổi khí hậu.
  • Cơ hội và thách thức phát triển thị trường việc làm xanh
    (TN&MT) - Chuyển dịch năng lượng là quá trình phức tạp nhưng sẽ mang đến nhiều cơ hội lớn hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
  • Thời tiết ngày 20/9, cả nước có nhiều nơi mưa to
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTVQG, ngày 20/9, khu vực Bắc Bộ và khu vực Trung Bộ ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió đông nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
  • Điện Biên: Ứng phó biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp
    (TN&MT) - Trong những năm qua, trước diễn biến phức tạp, khó lường của các hiện tượng thời tiết cực đoan như: hạn hán, rét đậm, mưa lũ, giông lốc... khiến cho ngành nông nghiệp của tỉnh Điện Biên gặp không ít khó khăn, tác động trực tiếp đến đời sống của người dân. Trước thực trạng đó, tỉnh Điện Biên đã đề ra một số giải pháp nhằm ứng phó biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp, giúp người dân ổn định sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực.
  • Tham vấn hoàn thiện Kế hoạch quốc gia về quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn
    (TN&MT) - Ngày 15/9, tại Hà Nội, trong khuôn khổ các hoạt động nhằm hưởng ứng Ngày quốc tế bảo vệ tầng ô-dôn năm 2023, Cục Biến đổi khí hậu tổ chức Hội thảo tham vấn hoàn thiện Kế hoạch quốc gia về quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát và kết quả khảo sát, đánh giá việc thực hiện quy định pháp luật về bảo vệ tầng ô-dôn. Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu Nguyễn Tuấn Quang chủ trì Hội thảo.
  • Việt Nam đóng góp tích cực vào tiến trình khôi phục tầng ô-dôn
    (TN&MT) - Năm 2023, Liên hợp quốc đã đưa ra chủ đề cho Ngày Quốc tế Bảo vệ tầng ô-dôn 16/9 là “Nghị định thư Montreal: Khôi phục tầng ô-dôn và giảm thiểu biến đổi khí hậu”.
  • Đài KTTV khu vực Nam Bộ: Đẩy mạnh sử dụng công nghệ trên nền tảng AI
    (TN&MT) - Đến nay, Đài Khí tượng thủy văn (KTTV) khu vực Nam Bộ đã chuyển toàn bộ phương pháp dự báo KTTV truyền thống sang công nghệ số, từng bước sử dụng công nghệ dựa trên nền tảng trí tuệ nhân tạo AI… để nâng cao chất lượng dự báo, cung cấp những sản phẩm chất lượng trong thời gian sớm nhất phục vụ công tác phòng chống thiên tai và các nhu cầu kinh tế - xã hội.
  • Đài KTTV khu vực Nam Trung Bộ: Từng bước chuyển đổi số
    (TN&MT) - Khí hậu thay đổi đang trở thành thách thức ngày càng lớn đối với toàn cầu và khu vực Nam Trung Bộ cũng không là ngoại lệ. Thực hiện chủ trương chuyển đổi số của Chính phủ, của Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ đã từng bước chuyển đổi số trong công tác quan trắc, truyền tin và dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn để ứng phó hiệu quả với những biến đổi cực đoan có thể xảy ra bất cứ lúc nào, bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân, hạn chế những tác động tiêu cực do thời tiết gây ra.
  • Quản lý hoạt động dự báo, cảnh báo KTTV thời đại 4.0: Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu
    (TN&MT) - Trong bối cảnh chuyển đổi số và công nghệ 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ ở tất cả các ngành, nghề, lĩnh vực tại các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, việc thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn (KTTV) là một xu hướng tất yếu.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO