Quảng Bình: Chuyện những Già làng, Trưởng bản hết lòng vì dân

Tuyết Trang- Quỳnh Trâm | 28/10/2019, 16:14

(TN&MT) - Đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số Quảng Bình đã có thay đổi vượt bậc. Bà con không còn bị đói, rét, đời sống vật chất được nâng cao.

Tiêu biểu trong số đó có ông Hồ Nam, là Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng bản, Người có uy tín của bản Khe Ngang, xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Những năm qua, nhận thức rõ trách nhiệm của bản thân đối với bản làng, ông Nam luôn gương mẫu thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương; thường xuyên tuyên truyền, vận động đồng bào trong bản cùng thực hiện; tích cực tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của bản, vận động xóa bỏ tập tục lạc hậu, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

Bà Phạm Thị Lâm, trưởng bản Cáo xã Lâm Hóa là một trong những đại biểu tiêu biểu tham dự Đại hội, đại biểu cấp tỉnh lần thứ 3 Quảng Bình

Bản Khe Ngang nhiều năm liền được UBND huyện công nhận đạt danh hiệu bản văn hóa. Đời sống của người dân ngày một phát triển, tỷ lệ hộ nghèo giảm khoảng 5% năm; hiện nay bà con Vân Kiều ở bản Khe Ngang đã tự túc được phần lớn lương thực với 18 ha lúa nước, 10 ha các loại cây trồng hoa màu khác. Còn bản thân ông Hồ Nam được được tặng nhiều giấy khen của huyện Quảng Ninh và xã Trường Xuân.Không chỉ vậy, ông Hồ Nam còn đi đầu trong phong trào sản xuất, làm kinh tế ở địa phương.

Anh Hồ Văn Mừng, Trưởng bản, là người có uy tín ở bản Khe Khế, xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy cho biết: bản Khê Khế là một trong những bản có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn. Hiện tại, bản có 71 hộ chủ yếu là dân tộc Bru - Vân Kiều, hộ nghèo chiếm hơn 52%.

Bản Khe Khế có xuất phát điểm thấp, đời sống kinh tế của bà con trước đây phụ thuộc chủ yếu vào tự nhiên, sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, trình độ dân trí chưa cao nên chưa biết vận dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo.

Thông qua các lớp tập huấn, đi thực tế tại các địa phương bạn, với vai trò của mình trong cộng đồng, ông đã từng bước tuyên truyền, vận động dân bản áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất và vươn lên thoát nghèo. Đến nay, nhận thức và việc làm của bà con trong phát triển kinh tế đã thay đổi nhiều.Hiện tại, đồng bào đã biết trồng lúa nước, chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung, trồng cây hoa màu và phát triển kinh tế rừng và tham gia bảo vệ rừng tự nhiên.

Anh Hồ Văn Mừng, Trưởng bản, là người có uy tín ở bản Khe Khế, huyện Lệ Thủy chia sẻ với PV về tỷ lệ hộ nghèo của bản giảm khoảng 5% năm.

Bà Phạm Thị Lâm, Trưởng bản Cáo đến từ xã Lâm Hóa, huyện Tuyên Hóa, ít ai ngờ được người phụ nữ có vóc dáng nhỏ bé này nhiều năm qua là người có uy tín ở trong cộng đồng người Mã Liềng.

Bằng giọng tiếng Kinh lơ lớ, bà Lâm chia sẻ: Trên cương vị là Trưởng bản, tôi đã cùng với Chi bộ, Ban Công tác Mặt trận tăng cường công tác tuyên truyền, vận động bà con chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tích cực chăm lo phát triển sản xuất bằng nhiều hình thức phong phú, như: tuyên truyền qua hệ thống loa truyền thanh, qua các buổi sinh hoạt bản, đi từng nhà để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của bà con qua đó kịp thời báo cáo, đề xuất với cấp ủy, chính quyền địa phương có biện pháp giải quyết.

Từ sự tích cực tuyên truyền vận động nên tình hình tư tưởng của bà con nhân dân trong bản ổn định, luôn chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; kinh tế xã hội có bước phát triển, đã xuất hiện một số mô hình hay, hiệu quả.

“Bên cạnh những kết quả đã đạt được, bản Cáo nói riêng và vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Tuyên Hóa nói chung vẫn còn hết sức khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn ở mức cao. Để kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS phát triển, chúng tôi mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp, các ngành”, bà Lâm bày tỏ.

Theo Tự viết
Copy Link
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Sơn La điều động, bổ nhiệm lãnh đạo các sở, ngành
(TN&MT) - Chiều 3/10, UBND tỉnh Sơn La tổ chức Hội nghị công bố và trao quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về điều động, bổ nhiệm lãnh đạo một số sở, ngành.
Đừng bỏ lỡ
  • Nhiều nhà khoa học dự Hội thảo Khoa học “Phát triển và quản lý bền vững tài nguyên và môi trường"
    (TN&MT) - Ngày 3/10, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tổ chức lễ Kỷ niệm 10 năm thành lập Khoa Tài nguyên nước, Khoa Khoa học Biển và Hải đảo, Bộ môn Biến đổi khí hậu và Phát triển bền vững; đồng thời tổ chức Hội thảo Khoa học “Phát triển và quản lý bền vững tài nguyên và môi trường”.
  • Lạng Sơn: Ngăn chặn vận chuyển gia cầm trái phép qua biên giới
    (TN&MT) - Gần đây, tại Lạng Sơn diễn ra hoạt động vận chuyển gia cầm trái phép qua biên giới, trước tình hình này, chiều 3/10, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu đã chủ trì cuộc họp để đôn đốc lực lượng chức năng triển khai ngăn chặn, phát hiện, xử lý.
  • Tạm dừng lưu thông lên, xuống Núi Cấm (An Giang) do sạt lở đất, đá
    Ngày 3/10, UBND thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang đã có thông báo số 5469/TB-UBND, tạm dừng các phương tiện lưu thông trên tuyến đường chính lên, xuống Núi Cấm (xã An Hảo, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang) do sạt lở đất, đá.
  • Khách du lịch đến Quảng Bình trong 9 tháng đã vượt chỉ tiêu cả năm
    Năm 2023, ngành du lịch Quảng Bình đặt mục tiêu đón từ 3-3,5 triệu lượt khách nhưng đến nay đã có gần 3,7 triệu lượt du khách đến với tỉnh này.
  • Bảo hiểm Việt Nam: Kiên định các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2023
    “Toàn Ngành tiếp tục bám sát chủ trương, đường lối, định hướng, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về chính sách BHXH, BHYT; tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành trong xây dựng, hoàn thiện các Luật liên quan đến nhiệm vụ của Ngành thời gian tới”. Đây là yêu cầu của ông Nguyễn Thế Mạnh - Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam đưa ra tại Hội nghị giao ban trực tuyến toàn Ngành 2/10/2023.
  • Tôn vinh 100 nông dân xuất sắc và 63 hợp tác xã tiêu biểu toàn quốc
    (TN&MT) - Sáng 3/10, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã tổ chức họp báo về “Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam” năm 2023. Chương trình sẽ tôn vinh 100 nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2023, và lần đầu tiên tổ chức biểu dương 63 hợp tác xã nông nghiệp tiêu biểu toàn quốc.
  • Long An: Lan tỏa các mô hình xanh để thu hút các dự án xanh
    (TN&MT) - Dưới tác động tiêu cực đến môi trường trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua, tỉnh Long An đã không ngừng nỗ lực triển khai nhiều giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường (BVMT), nhằm hướng đến mục tiêu phát triển bền vững của địa phương.
  • Quảng Nam tăng cường quản lý chất lượng Sâm Ngọc Linh
    Hiện nay, việc quảng cáo, mua bán các sản phẩm Sâm Ngọc Linh giả, không rõ nguồn gốc trên các nền tảng mạng xã hội đang có diễn biến phức tạp … làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh (SX, KD) của người sản xuất chân chính. Để chấn chỉnh tình trạng trên, đồng thời tăng cường quản lý SX, KD Sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Quảng Nam ban hành công văn số 6689/UBND-KTN về việc tăng cường quản lý chất lượng Sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh.
  • Thanh Hóa: Tổ chức thí điểm “Phiên chợ thực phẩm an toàn”
    Ngày 2/10/2023, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 237/KH-UBND về việc tổ chức thí điểm “Phiên chợ thực phẩm an toàn” trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, giai đoạn 2023 – 2025.
  • TP.HCM: Phấn đấu đến cuối năm 2025 không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo cả nước
    (TN&MT) -UBND TP.HCM vừa có báo cáo gửi đoàn giám sát của Quốc hội về chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025. Đối với Chương trình giảm nghèo bền vững, TP.HCM đặt mục tiêu đến năm 2025 cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo cả nước, còn dưới 0,5% hộ nghèo tiêu chuẩn nghèo Thành phố.
  • Hội Nông dân TP.HCM: Nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) Trong nhiệm kỳ 2018 -2023, Hội Nông dân TP.HCM đã thực hiện thành công Công trình “Tư vấn, hỗ trợ 10 chi hội làm điểm không còn hội viên nghèo theo tiêu chí của thành phố để nhân rộng”. Từ thành công này, nhiều mô hình giảm nghèo bền vững đã được nhân rộng, giúp cho nhiều hộ nông dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
  • Người nông dân trăn trở với mảnh đất quê hương
    (TN&MT)- Đến ấp Tân Thành, xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ hỏi thăm ông Huỳnh Thanh Lâm hầu như ai cũng biết. Ông không chỉ là người nông dân sản xuất giỏi, hay giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn còn là người dám chia sẻ những “bí quyết” về kỹ thuật, kinh nghiệm trồng Sầu Riêng đạt năng suất, chất lượng cho nhiều nông dân khác để cùng nhau làm giàu trên mảnh đất quê hương của mình.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO