Quản lý tổng hợp TNMT biển và hải đảo: Bước ngoặt lịch sử

03/08/2017, 00:00

(TN&MT) - Với tư duy hoạt động kinh tế “điền tư, ngư chung” đã khiến tài nguyên môi trường biển, hải đảo ngày một kiệt quệ và khó có khả năng phụ hồi trong bối cảnh đa ngành quản lý, khai thác. Chính vì vậy, thực hiện Nghị quyết về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”, trong đó, yêu cầu thành lập “cơ quan quản lý Nhà nước tổng hợp, thống nhất về biển có hiệu lực, hiệu quả”, việc ra đời Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam là bước ngoặt quan trọng trong lịch sử quản lý biển và hải đảo ở nước ta.

Từng bước củng cố hệ thống quản lý

Là một tổ chức hình thành muộn nhất của Bộ TN&MT song lại là lĩnh vực giải quyết nhiều vấn đề lớn của đất nước liên quan đến vấn đề kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng trên biển. Qua 9 năm hình thành và phát triển, Tổng cục Biển và Hải đảo vừa hình thành và hoàn thiện cơ cấu, tổ chức bộ máy, vừa thực hiện nhiệm vụ quản lý tổng hợp và thống nhất đối với biển và hải đảo ở Việt Nam, các cơ quan quản lý, các tầng lớp nhân dân.

Vượt qua không ít khó khăn, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam đã đặt một “nền móng” ban đầu khá vững chắc với việc triển khai thành lập hệ thống Chi cục Quản lý biển và hải đảo tại 28 tỉnh, thành có biển. Đây là một đội ngũ quản lý cấp cơ sở, giúp việc đắc lực trong việc triển khai các chủ trương, chính sách pháp luật liên quan đến ngành.

Đặc biệt, ngày 25/6/2015 tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo. Luật đã tạo hành lang pháp lý đủ mạnh để triển khai một cách có hiệu quả phương thức quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo dựa trên tiếp cận hệ sinh thái. Đó là, việc hoạch định và tổ chức thực hiện các chính sách, cơ chế, công cụ điều phối liên ngành, liên vùng để bảo đảm tài nguyên biển và hải đảo được khai thác, sử dụng hiệu quả, duy trì chức năng và cấu trúc của các hệ sinh thái biển, hải đảo và vùng bờ nhằm phát triển bền vững, bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam trên biển.

Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo cũng đưa ra những quy định cụ thể một số nội dung mang tính đặc thù của biển như: Kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo; ứng phó, khắc phục sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển; nhận chìm ở biển. Để nhanh chóng đưa Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo vào cuộc sống, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, của Bộ TN&MT, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam đã tập trung phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và các địa phương có biển tổ chức xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành 9 văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật ngay trong năm 2016. Luật và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật đã tạo hành lang pháp lý đồng bộ để thực hiện phương thức quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo.

Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam ra đời là bước ngoặt quan trọng trong lịch sử quản lý biển và hải đảo. Ảnh: MH
Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam ra đời là bước ngoặt quan trọng trong lịch sử quản lý biển và hải đảo. Ảnh: MH

Bên cạnh đó, thực hiện nhiệm vụ quản lý điều tra cơ bản TN&MT biển và hải đảo, Tổng cục đã tham mưu giúp Bộ TN&MT phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương có biển tổ chức triển khai các nhiệm vụ, dự án thuộc “Đề án Tổng thể điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên - môi trường biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020” (Đề án 47). Kết quả bước đầu thực hiện Đề án là cơ sở dữ liệu điều tra cơ bản về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường biển Việt Nam có tính đồng bộ, đáng tin cậy đã được xây dựng, phục vụ kịp thời cho công tác quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo, phục vụ cho việc lập quy hoạch, kế hoạch khai thác, sử dụng hợp lý điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, môi trường nhằm phát triển bền vững kinh tế biển, cũng như giữ vững chủ quyền biển, đảo...

Những kỳ vọng tương lai…

Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo ra đời tạo cơ sở pháp lý quan trọng trong việc  quy định cụ thể về cơ chế, chính sách, chiến lược, kế hoạch hành động… giúp các địa phương ven biển xác định phương hướng, mục tiêu và định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường biển, đảo và khắc phục tình trạng xung đột trong khai thác, sử dụng tài nguyên biển, đảo. Từ đó, giúp cho công tác quản lý tổng hợp và thống nhất về biển, hải đảo của các địa phương ven biển có nhiều chuyển biến tích cực, giảm thiểu được sự chồng chéo, tranh chấp quyền lợi giữa các bên liên quan trong việc khai thác và sử dụng, góp phần định hướng phát triển kinh tế biển theo Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.

Triển khai Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, thời gian qua, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam đã tham mưu, giúp Bộ TN&MT tổ chức thực hiện phương thức quản lý tổng hợp tài nguyên, môi trường biển và hải đảo thông qua các hoạt động xây dựng cơ chế, chính sách pháp luật; quản lý điều tra cơ bản; hợp tác quốc tế và phát triển khoa học, công nghệ; thông tin, tuyên truyền biển và hải đảo…

Với các yếu tố quản lý mang tính chất kỹ thuật, Tổng cục đã tập trung xây dựng Danh mục các điểm có giá trị đặc trưng mực nước triều của vùng ven biển Việt Nam và ban hành Hướng dẫn kỹ thuật xác định đường mực nước triều cao trung bình nhiều năm, đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm vùng ven biển Việt Nam (là cơ sở để tổ chức giao khu vực biển cũng như thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển); xây dựng quy định tiêu chí phân cấp, hướng dẫn phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo; quy định các nội dung chuẩn bị ứng phó, tổ chức ứng phó, khắc phục và giải quyết hậu quả sự cố hóa chất độc trên các vùng biển Việt Nam; quy định về nhận chìm ở biển...

 Mặc dù, đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, song công tác quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo vẫn còn những hạn chế, vướng mắc, khó khăn nhất định. Trong đó, dễ dàng nhận thấy vấn đề nhận thức và hành động chưa đầy đủ, quyết liệt; đội ngũ công chức thực hiện nhiệm vụ quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo ở cả Trung ương và địa phương còn thiếu và chưa đủ kinh nghiệm nên chưa đáp ứng được hiệu quả công việc; chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan hữu quan trong trao đổi thông tin, dữ liệu về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chính công phục vụ quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo còn thiếu... Đặc biệt, các công cụ quan trọng để triển khai thực hiện phương thức quản lý tổng hợp tài nguyên biển và hải đảo mới đang được xây dựng như Quy hoạch, kế hoạch sử dụng biển; Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ. Đến nay, rất ít địa phương tổ chức triển khai nhiệm vụ thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển trên địa bàn…

 Để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, nâng cao hiệu quả quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo trong thời gian tới, cần thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ từ hoàn thiện thể chế, kiện toàn thiết chế cho đến đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật… phục vụ quản lý tổng hợp tài nguyên, môi trường biển và hải đảo. Một trong những giải pháp quan trọng tập trung nguồn lực thiết lập hệ thống công cụ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo. Đó là sớm hoàn thiện để trình Quốc hội thông qua Quy hoạch sử dụng biển Việt Nam đến năm 2050 và Kế hoạch thực hiện giai đoạn 2017 - 2025 nhằm tạo không gian biển cho các hoạt động khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên biển, phát triển kinh tế biển; hoàn thành việc thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển trên tất cả các địa phương có biển nhằm bảo vệ hệ sinh thái, duy trì giá trị dịch vụ của hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên ở vùng bờ; giảm thiểu sạt lở bờ biển, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; bảo đảm quyền tiếp cận của người dân với biển; thực hiện Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo nhằm đáp ứng yêu cầu khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; thực hiện Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ…

Có thể thấy, những nhiệm vụ trước mắt còn không ít khó khăn cả về nguồn nhân lực và thể chế, chính sách. Song, bằng quyết tâm thực hiện thắng lợi Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 đó là, xây dựng được cơ quan quản lý tổng hợp và thống nhất về biển có hiệu lực, hiệu quả, mở rộng hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực về biển, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam đang tích cực tập trung nguồn lực, thực hiện triển khai và xây dựng các văn bản pháp luật về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường biển, nhằm bảo đảm hài hòa trong khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, ngăn chặn nguy cơ suy giảm nghiêm trọng giá trị các hệ sinh thái do hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên quá mức của con người.

Kim Liên 


(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Bộ TN&MT đánh giá trữ lượng khoáng sản tại 3 địa phương
    (TN&MT) - Sáng 21/9 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên chủ trì cuộc họp Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia đối với các mỏ khoáng sản ở Yên Bái, Phú Thọ và Hải Dương.
  • Bộ TN&MT gỡ vướng về quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Phú Yên
    Ngày 21/9, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân đã chủ trì buổi làm việc với UBND tỉnh Phú Yên về việc tháo gỡ một số khó khăn vướng mắc liên quan đến lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh.
  • Bà Rịa - Vũng Tàu: Tăng cường quản lý hoạt động khoáng sản
    (TN&MT) - UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa mới có Văn bản chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện Văn bản số 5893/BTNMT-KSVN ngày 26/7/2023 của Bộ TN&MT về quản lý hoạt động khoáng sản tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
  • Sắp diễn ra Tuần lễ Ngành Nước Việt Nam 2023
    (TN&MT) - Tuần lễ Ngành Nước Việt Nam - Viet Nam Water Week 2023 với chủ đề “Nước vì chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững” sẽ được tổ chức từ ngày 28-30/9 tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
  • Điện Biên: Cần nâng cao năng lực cho đội ngũ địa chính cấp xã, phường
    (TN&MT) - Qua trao đổi thực tiễn tại cơ sở, nhiều cán bộ địa chính đã thẳng thắn nhìn nhận: Lĩnh vực tài nguyên và môi trường tương đối khó đối với những cán bộ địa chính trẻ mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm nên chưa phát huy được vai trò tham mưu cho cấp ủy chính quyền về các thủ tục hành chính trong quản lý đất đai và môi trường. Nhiều cán bộ địa chính kiến nghị mong muốn được Phòng TN&MT, Sở TN&MT, Phòng Kinh tế - Hạ tầng…tập huấn hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ hàng năm.
  • Sớm hoàn chỉnh và phê duyệt Quy hoạch không gian biển
    (TN&MT) - Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan có liên quan hoàn thiện dự thảo Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và dự kiến trình cơ quan có thẩm quyền vào Quý IV năm 2023.
  • Quảng Nam: Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm khai thác khoáng sản
    UBND tỉnh Quảng Nam vừa có văn bản gửi các Sở, ban ngành và UBND các huyện: Đại Lộc, Duy Xuyên về việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản.
  • TP. Cần Thơ quản lý hiệu quả tài nguyên nước: Phục vụ mục tiêu phát triển bền vững
    (TN&MT) - Trước thực trạng biến đổi khí hậu (BĐKH) và các hoạt động của con người đã ảnh hưởng đến khối lượng, chất lượng nguồn tài nguyên nước, TP. Cần Thơ đã và đang triển khai các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và bảo vệ tài nguyên nước, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững của thành phố. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, phóng viên Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Nam Huân - Phó Giám đốc Sở TN&MT TP. Cần Thơ.
  • Nghị định 10/2023/NĐ-CP: Tháo gỡ nhiều vướng mắc
    (TN&MT) - Sau gần 4 tháng đi vào cuộc sống, Nghị định 10/2023/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai đã tháo gỡ nhiều vướng mắc, bất cập ở các địa phương, góp phần đưa đất đai vào phát triển kinh tế - xã hội.
  • Nghị định 10/2023/NĐ-CP: Nghị định ra đời từ sự lắng nghe
    (TN&MT) - Trong những năm qua, Bộ TN&MT luôn xác định công tác xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật là nhiệm vụ quan trọng, ưu tiên hàng đầu của ngành tài nguyên và môi trường, trong đó có lĩnh vực đất đai, qua đó, góp phần tháo gỡ những bất cập, vướng mắc ở địa phương, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
  • Quản lý đất đai ở Ba Tri: Vì mục tiêu phát triển bền vững
    (TN&MT) - Với tiềm năng và lợi thế sẵn có, huyện Ba Tri (Bến Tre) đã tích cực nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn, nhất là tăng cường phát huy nguồn lực, quản lý, sử dụng đất hiệu quả nhằm phục vụ chiến lược phát triển bền vững kinh tế - xã hội của địa phương. PV đã có cuộc trao đổi với ông Dương Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Tri xung quanh nội dung này.
  • Hỗ trợ chuyển đổi nghề cho đồng bào dân tộc thiếu đất sản xuất
    Trong trường hợp chính quyền địa phương không bố trí được đất sản xuất, thì hộ đồng bào dân tộc thiểu số không có đất hoặc thiếu đất sản xuất được hỗ trợ 1 lần chuyển đổi nghề. Mức hỗ trợ tối đa 10 triệu đồng/hộ để mua sắm nông cụ, máy móc làm dịch vụ sản xuất nông nghiệp, làm các ngành nghề khác hoặc được hỗ trợ học nghề để chuyển đổi nghề.
  • Phù Yên (Sơn La): Thu nộp ngân sách hơn 14 tỷ đồng từ đấu giá đất
    (TN&MT) - Sáng 18/9, tại Hội trường Chi cục thuế khu vực Phù Yên – Bắc Yên, UBND huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La đã tổ chức cuộc đấu giá quyền sử dụng đất lần 2/2023 với 58 thửa đất tại 2 khu đô thị.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO