Quản lý tài nguyên nước ở Quảng Nam: Hướng đến mục tiêu phát triển bền vững

Võ Hà | 28/02/2023, 14:11

(TN&MT) - Dưới tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) cùng các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, nguồn nước tại tỉnh Quảng Nam đang đối mặt với nhiều biến động, khó khăn.

 Hiện Quảng Nam đang triển khai nhiều giải pháp để ổn định tài nguyên nước, phục vụ đời sống, sinh hoạt cho người dân và phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Giám sát nguồn tài nguyên nước

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam, tài nguyên nước của tỉnh tuy phong phú, nhưng lại phân bố và biến đổi không đều theo thời gian và không gian. Tình trạng hạn hán kéo dài và ngày càng khốc liệt, nguồn nước ngày càng trở nên khan hiếm, nếu không có giải pháp ổn định tài nguyên nước, Quảng Nam sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu nước sạch nghiêm trọng hơn.

Thực tế cho thấy, những năm gần đây, người dân ở một số xã thuộc huyện Núi Thành, dù sinh sống dọc sông Trường Giang nhưng lại phải dùng nguồn nước nhiễm phèn. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh đánh giá, các huyện Núi Thành, Thăng Bình, Đại Lộc, Phú Ninh và TP. Tam Kỳ, đặc biệt những khu vực có thành phần thổ nhưỡng là đất cát, đất pha cát hoặc khu vực có độ sâu mực nước tĩnh thấp là nơi có nguồn nước ngầm dễ bị nhiễm bẩn bởi tác nhân sinh học và chất hữu cơ.

nuoc1.jpg
Tài nguyên nước ở Quảng Nam đang đối mặt với nhiều nguy cơ suy giảm trữ lượng

Để khai thác và sử dụng tài nguyên nước hiệu quả, UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành Kế hoạch Điều tra cơ bản tài nguyên nước tỉnh Quảng Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Qua đó, đặt mục tiêu đến năm 2050, mọi thông tin, số liệu, kết quả điều tra cơ bản về tài nguyên nước được xử lý, lưu trữ trên cơ sở nền tảng công nghệ, kỹ thuật hiện đại, tiên tiến đáp ứng yêu cầu quản lý hiệu quả, khai thác, sử dụng, bảo vệ bền vững, bảo đảm an ninh nguồn nước trên địa bàn tỉnh.

Đến nay, Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Nam đã xây dựng ứng dụng truyền, nhận, quản lý dữ liệu quan trắc, giám sát tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh, trong đó, đưa vào vận hành hệ thống giám sát hoạt động khai thác, sử dụng nước mặt, nước dưới đất, xả nước thải vào nguồn nước; giám sát vận hành các hồ chứa thủy điện, thủy lợi trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, hoàn thiện và trình UBND tỉnh phê duyệt nhiệm vụ điều tra, đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của sông, hồ là nguồn nước nội tỉnh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Tăng cường các giải pháp

Tuy nhiên, theo đánh giá của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam, việc lập, triển khai quy hoạch về tài nguyên nước còn chậm dẫn đến chưa có cơ sở điều tiết nhu cầu sử dụng nước của các ngành, địa phương. Công tác điều tra cơ bản tài nguyên nước chưa thực hiện đồng bộ, do vậy chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ công tác quản lý tài nguyên nước.

Bên cạnh đó, cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước còn nhỏ lẻ, phân tán do nhiều ngành, nhiều đơn vị quản lý. Công tác kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về tài nguyên nước đối với các đơn vị, tổ chức được cấp phép chưa nhiều, chưa thường xuyên.

Trong năm 2022, Sở TN&&MT tỉnh Quảng Nam đã tham mưu cấp 17 giấy phép tài nguyên nước; trình phê duyệt tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước của 11 đơn vị với tổng số tiền trên 3 tỷ đồng; Quản lý và cấp 3 giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất cho các đơn vị, cá nhân trên địa bàn tỉnh; Tổ chức kiểm tra chuyên đề về tài nguyên nước 3 đơn vị...

Việc thực hiện quy định về giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước theo Thông tư số 17/2021/TT-BTNMT ngày 14/10/2021 của Chính phủ chưa được các đơn vị, tổ chức quan tâm thực hiện đầy đủ, tỷ lệ thực hiện còn quá thấp, đặc biệt là các đơn vị khai thác, sử dụng nước dưới đất.

Thời gian tới, tỉnh Quảng Nam tiếp tục thực hiện công tác Điều tra cơ bản tài nguyên nước theo Kế hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt. Tiếp nhận dữ liệu giám sát tài nguyên nước của các đơn vị, tổ chức khai thác, sử dụng tài nguyên nước theo Thông tư số 17/2021/TT-BTNMT ngày 14/10/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Một trong những yêu cầu bắt buộc là giám sát với hoạt động quan trắc của cơ sở được cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải bảo đảm tính chính xác và trung thực; quy định trách nhiệm cụ thể của cơ quan quản lý ở trung ương, cơ quan quản lý ở địa phương và trách nhiệm của cơ sở khai thác, sử dụng tài nguyên nước.

Đồng thời, chú trọng tăng cường nguồn lực cho công tác quản lý tài nguyên nước; tổ chức vận hành, lưu giữ và quản lý hiệu quả các cơ sở dữ liệu tài nguyên nước. Cùng với đó, áp dụng xã hội hóa về dịch vụ nước sạch; tuyên truyền, nâng cao nhận thức, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng; chú trọng thanh tra, kiểm tra sử dụng tài nguyên nước, ngăn chặn các hành vi tác động tiêu cực đến nguồn nước.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
ĐBQH Lý Thị Lan đề nghị sớm triển khai chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Theo Đại biểu Lý Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, việc chậm, chưa ban hành các quy định pháp luật tất yếu dẫn tới lãng phí cơ hội thụ hưởng, tiếp cận chính sách của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đừng bỏ lỡ
  • Yên Bái: Người dân cần sử dụng tiết kiệm, hợp lý nguồn nước
    (TN&MT) – Trước tình trạng hạn hán, nắng nóng gay gắt kéo dài, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Nguyễn Thế Phước đã ký văn bản 1500/UBND-NLN yêu cầu các đơn vị, địa phương phải chủ động triển khai các biện pháp cấp bách ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước.
  • Mường Tè (Lai Châu): Giải pháp đưa nước sạch về với đồng bào dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Mường Tè là một trong những huyện vùng cao có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống ở Lai Châu. Trước đây, người dân luôn phải sống trong cảnh thiếu nước sinh hoạt. Từ khi có các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình 30a, 135, nông thôn mới… của Nhà nước, đồng bào DTTS đã có nước sạch, hợp vệ sinh sử dụng trong sinh hoạt mỗi ngày. An ninh nguồn nước được đảm bảo.
  • Mở rộng mạng lưới nước sạch cho người dân vùng nông thôn Yên Bái
    (TN&MT) - Trong thời gian qua, thông qua các chương trình và lồng ghép nhiều nguồn vốn khác nhau, tỉnh Yên Bái đã và đang tích cực đưa nước sạch tới người dân vùng nông thôn, trong đó có sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội.
  • Thể chế quan điểm tuần hoàn tài nguyên nước
    (TN&MT) - Trong bối cảnh hướng đến nền kinh tế tuần hoàn trên thế giới, việc tuần hoàn tài nguyên nước là một yêu cầu cần thiết. Các quốc gia cần xây dựng được môi trường pháp lý cho phép thực hiện các giải pháp kinh tế nước tuần hoàn, đưa ra các chính sách khuyến khích và thúc đẩy thích hợp, nâng cao nhận thức và tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các công nghệ tiết kiệm nước, tuần hoàn, tái sử dụng nước. Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) đã đặt ra vấn đề này.
  • Đắk Nông: Đảm bảo nguồn nước, giúp người dân phát triển nông nghiệp
    Đắk Nông là một trong năm tỉnh thuộc Tây Nguyên được thiên nhiên ưu đãi với khí hậu thổ nhưỡng rất phù hợp để phát triển nông nghiệp. Trong đó, vấn đề an ninh nguồn nước luôn được tỉnh Đắk Nông quan tâm, chú trọng chỉ đạo đầu tư xây dựng hệ thống kênh mương thủy lợi, giúp người dân có điều kiện tốt nhất phát triển sản xuất nông nghiệp, vươn lên thoát nghèo.
  • Phiên họp thứ 55 Ủy hội sông Mê Công:Thúc triển khai thực hiện Tuyên bố chung Viêng Chăn
    (TN&MT) - Ngày 18/5, tại Đà Nẵng đã diễn ra Phiên họp lần thứ 55 của Ủy ban Liên hợp Ủy hội sông Mê Công quốc tế. Phiên họp nhằm thúc đẩy triển khai việc thực hiện Tuyên bố chung của Hội nghị cấp cao lần thứ 4 của Ủy hội sông Mê Công quốc tế (Tuyên bố chung Viêng Chăn).
  • Bạc Liêu: Quản lý, sử dụng, bảo vệ nguồn nước sạch cho mục tiêu phát triển bền vững
    Xác định tầm quan trọng của tài nguyên nước, trong những năm qua tỉnh Bạc Liêu đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nước, phục vụ đời sống nhân dân và mục tiêu giảm nghèo đa chiều, đảm bảo nước sạch cho mọi tầng lớp nhân dân. Để hiểu hơn về vấn đề này, Phóng viên Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Bình Thuận, Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Bạc Liêu.
  • Sơn La: Lấy ý kiến dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)
    (TN&MT) - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La vừa tổ chức Hội nghị tham gia ý kiến vào dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Bà Hoàng Thị Đôi - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ủy viên Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh chủ trì Hội nghị.
  • Vĩnh Phúc lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Tài nguyên nước
    (TN&MT) - Sáng 17/5, Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị lấy ý kiến vào Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Ông Nguyễn Văn Mạnh - Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc chủ trì Hội nghị.
  • Quảng Ngãi: Tìm giải pháp cấp nước ngọt ổn định cho đảo tiền tiêu Lý Sơn
    Nguồn nước ngầm trên huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đang dần cạn kiệt khiến đời sống sinh hoạt và sản xuất của bà con trở nên khó khăn. Các cơ quan chức năng của tỉnh cùng chính quyền địa phương khẩn trương tìm phương án tối ưu trong việc cấp nước ngọt ổn định, lâu dài cho đảo.
  • Thừa Thiên – Huế: Đưa vào vận hành hồ chứa trong tình huống khẩn cấp
    (TN&MT) - Dự án vận hành hồ chứa nhằm bảo vệ an toàn di tích lịch sử Cố đô Huế và hạn chế tình trạng lũ lụt, giảm thiểu thiệt hại cho lưu vực sông Hương.
  • Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái lấy ý kiến tham gia vào Dự án Luật Đất đai và Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)
    Sáng 12/5, tại Sở TN&MT, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến tham gia vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) trình kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Ông Đỗ Đức Duy – Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái chủ trì hội nghị.
  • Yên Bái: Nỗ lực đưa nước sạch tới người dân vùng nông thôn
    Vượt qua những khó khăn về địa hình, những năm qua tỉnh Yên Bái đã nỗ lực đưa nước hợp vệ sinh tới nhiều vùng nông thôn, đặc biệt là những địa phương có đồng bào dân tộc sinh sống.
  • Yên Bái: Gần 300 công trình cấp nước tập trung phát huy được hiệu quả
    (TN&MT) – Đến hết năm 2022, người dân khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái có khoảng trên 600.000 người được tiếp cận và sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, đạt tỷ lệ 93%. Hiện toàn tỉnh có 358 công trình cấp nước tập trung, với 254 công trình đang phát huy tốt hiệu quả với tổng mức đầu tư trên 400 tỷ đồng.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO