Quản lý môi trường nông thôn: Còn chồng chéo

25/10/2016, 00:00

(TN&MT) - Hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường nông thôn đã được hình thành và dần đi vào hoạt động. Tuy vậy, cùng với quá trình phát triển...

(TN&MT) - Hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường nông thôn đã được hình thành và dần đi vào hoạt động. Tuy vậy, cùng với quá trình phát triển kinh tế, xã hội hiện nay, hệ thống này đã bộc lộ nhiều bất cập.
 
Chồng chéo chức năng nhiệm vụ
 
Báo cáo môi trường nông thôn đã chỉ ra một thực tế, trong những năm qua, ngay từ cấp Trung ương, công tác quản lý môi trường nông thôn chưa có đơn vị đầu mối. Chức năng nhiệm vụ về quản lý môi trường nông thôn còn chồng chéo, mỗi Bộ ngành một mảng. 
 
Ví dụ cụ thể là việc quản lý chất thải rắn (CTR) ở vùng nông thôn. Theo phân công trách nhiệm, Bộ Xây dựng được giao thống nhất nhà nước về quản lý CTR. Tuy vậy, CTR từ hoạt động nông nghiệp lại được giao cho Bộ NN&PTNT quản lý, chất thải nguy hại (trong đó có chất thải nguy hại từ sản xuất nông nghiệp và làng nghề) lại do Bộ TN&MT quản lý. Chính sự đan xen trong phân công trách nhiệm quản lý CTR khiến cho công tác quản lý thiếu thống nhất, không rõ trách nhiệm của đơn vị đầu mối. 
 
Đối với công tác quản lý hóa chất thuốc BVTV, trách nhiệm chính thuộc về Bộ NN&PTN, tuy vậy, việc xử lý, tiêu hủy các bao bì thuốc BVTV, xử lý các kho hóa chất, thuốc BVTV tồn lưu lại thuộc trách nhiệm của Bộ TN&MT theo quy định về quản lý chất thải nguy hại. Chính điều này đã dẫn tới việc xử lý ô nhiễm tại các vùng nông thôn gặp khó khăn, hiệu quả của các dự án đầu tư xử lý chất thải chưa đạt được kết quả như mong đợi.
 
Môi trường nông thôn đang đứng trước nhiều thách thức. Ảnh: Hoàng Minh
Môi trường nông thôn đang đứng trước nhiều thách thức. Ảnh: Hoàng Minh
 
Tại các địa phương, các Sở NN&PTNT cũng được giao chủ trì thực hiện công tác bảo vệ môi trường trong nông nghiệp, nông thôn cấp tỉnh, cấp xã. Tuy vậy, hiện nay ở hầu hết các địa phương, Sở NN&PTNT chưa có bộ phận chuyên trách về quản lý môi trường trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nên đơn vị này chỉ tham gia phối hợp với Sở TN&MT trong các vấn đề liên quan đến quản lý môi trường nông thôn. Đây cũng là bất cập khi không có những quy định thống nhất về hệ thống tổ chức quản lý môi trường nông thôn.
 
Phân công trách nhiệm nhiều lỗ hổng
 
Việc phân công trách nhiệm trong quản lý môi trường hiện nay đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật. Tuy vậy, việc triển khai thực thi theo trách nhiệm của từng ngành, từng cấp còn nhiều tồn tại. Hiện, công tác quản lý môi trường bị lồng ghép vào chức năng quản lý ngành không tránh khỏi nhiệm vụ BVMT bị đưa xuống hàng thứ yếu so với mục tiêu hoàn thành các chỉ tiêu phát triển KT-XH. 
 
Tại các địa phương công tác BVMT nông thôn chưa tốt, môi trường vẫn bị ô nhiễm do nước thải, chất thải sinh hoạt không được thu gom, xử lý. Điều này cho thấy, trách nhiệm của các đơn vị quản lý và hiệu quả thực thi các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật chưa cao. Đặc biệt là trách nhiệm của đơn vị quản lý trực tiếp ở khu vực nông thôn là các UBND cấp xã. Một trong những khó khăn về chỉ đạo, điều hành từ cấp cao hơn, về kinh phí, về quỹ đất để quy hoạch các công trình BVMT, về nhân lực để thực hiện khâu tổ chức, kiểm tra, giám sát... hầu như còn thiếu và yếu.
 
Đồng thời vấn đề nhân lực và năng lực quản lý, thực thi của các đơn vị, đặc biệt ở cấp địa phương vẫn là vấn đề tồn tại từ nhiều năm nay. Với số lượng cán bộ hạn chế ở các đơn vị quản lý, ở cấp xã, cán bộ môi trường hầu hết là kiêm nhiệm, chưa được quan tâm trong đào tạo, nâng cao kỹ năng chuyên môn nên khó phát huy được hiệu quả công tác.
 
Theo ông Hoàng Dương Tùng, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường, điều cấp thiết là tiếp tục hoàn thiện chính sách pháp luật về BVMT nông thôn một cách hệ thống và đồng bộ, tránh sự chồng chéo giữa các Bộ, ngành. “Đặc biệt, cần đẩy mạnh các chính sách khuyến khích, hỗ trợ quản lý chất thải nông thôn. Tăng cường nguồn đầu tư tài chính từ ngân sách và huy động đầu tư từ nguồn khác cho hoạt động BVMT nông thôn, trong đó, ưu tiên giải quyết những vấn đề bức xúc hiện nay như xử lý chất thải rắn, nước thải” - ông Tùng nhấn mạnh.
 
Bên cạnh đó, theo nhiều chuyên gia, cần tiếp tục tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường; tăng cường quản lý Nhà nước, thể chế và pháp luật về bảo vệ môi trường; đẩy mạnh áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường. Giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội và bảo vệ môi trường; tăng cường và đa dạng hoá đầu tư cho bảo vệ môi trường. Tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ về bảo vệ môi trường, nhất là trong sản xuất nông nghiệp...
 
Thái Bình
 
 

(0) Bình luận
Nổi bật
Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn
Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Quan Sơn.
Đừng bỏ lỡ
  • Hòa tiếng nói chung nhịp đập xanh
    (TN&MT) - Chuyển đổi xanh, phát triển xanh là xu thế, là tất yếu. Với chức năng định hướng, điều chỉnh dư luận, báo chí - truyền thông đã, đang và sẽ tiếp tục góp phần thay đổi từ tư duy, nhận thức đến hành động của mỗi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và xã hội về chuyển đổi xanh, phát triển xanh.
  • Chủ động ứng phó, phòng chống thiên tai
    (TN&MT) - Ngày 22/9, tại tỉnh Bến Tre đã diễn ra “Hội nghị nhận định tình hình mưa, lũ nửa cuối năm 2023 - El Nino, nguồn nước, hạn mặn mùa khô 2023-2024 ở khu vực Nam Bộ” nhằm giúp các tỉnh, thành khu vực Nam Bộ xây dựng kế hoạch ứng phó, phòng chống thiên tai. Hội nghị do Tổng cục Khí tượng Thủy văn (Bộ TN&MT) kết hợp cùng với UBND tỉnh Bến Tre tổ chức.
  • "Tấm thẻ xanh" để Đắk Nông bứt phá
    (TN&MT) - Chỉ còn hơn 3 tháng, Đắk Nông - địa phương trẻ nhất trong các tỉnh thành trực thuộc Trung ương trên cả nước sẽ đón tuổi 20 - mốc son quan trọng được ghi dấu bằng chặng đường bền bỉ xây giá trị. Những giá trị mang dấu ấn vùng đất, con người Đắk Nông đang được kỳ vọng sẽ tạo đà cho tuổi 20 bứt phá mạnh mẽ trong tương lai.
  • Đồng Nai: Yêu cầu Công ty TNHH CJ Vina Agri - Chi nhánh Đồng Nai tạm ngưng hoạt động nuôi gia công tại 250 trang trại
    (TN&MT) - Sở TN&MT tỉnh Đồng Nai vừa có Công văn số 7604/STNMT-CCBVMT gửi Công ty TNHH CJ Vina Agri - Chi nhánh Đồng Nai về việc tạm ngưng hoạt động nuôi gia công tại các trại chăn nuôi chưa có thủ tục môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
  • Chuyển đổi xanh - một ứng xử văn hóa cấp thiết với thiên nhiên
    (TN&MT) - Gần sáng ngày 11/9/2023, cư dân vùng Derna - Libya đang say ngủ thì đột ngột bị đánh thức bởi một tiếng nổ lớn. Đó là tiếng vỡ khủng khiếp của một con đập. Dòng nước khổng lồ đã cuốn ra biển sinh mạng hơn chục ngàn người. Theo Bộ Quản lý tình trạng khẩn cấp Trung Quốc, lũ lụt, lở đất và các cơn bão đổ bộ vào đại lục mang theo lượng mưa lớn nhất chưa từng thấy trong cả trăm năm qua đều có nguyên nhân cơ bản và sâu xa của gia tăng biến đổi khí hậu. Mà gây ra biến đổi khí hậu lại có phần do con người. Như vậy, trong thiên tai có cả nhân tai.
  • Tuyên truyền, phổ biến Luật Bảo vệ môi trường đến các doanh nghiệp tại miền Trung
    (TN&MT) - Nhằm tuyên truyền, phổ biến, triển khai Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) năm 2020, ngày 22/9, tại TP. Huế, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường (Bộ TN&MT) phối hợp với Sở TN&MT tỉnh Thừa Thiên- Huế tổ chức Diễn đàn “Doanh nghiệp với Luật BVMT khu vực miền Trung”.
  • Cơ quan Khí tượng phân tích nắng nóng giữa mùa Thu ở Hà Nội
    (TN&MT) - Ngày 22/9 là ngày thứ 4 liên tiếp người dân thủ đô Hà Nội trải qua thời tiết nắng nóng, oi bức như đang trong mùa hè, đặc biệt vào thời điểm trưa hoặc đầu giờ chiều ở ngoài trời. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn (KTTV) quốc gia, đây không phải là hiện tượng thời tiết bất thường.
  • Thời tiết ngày 22/9: Ngày nắng, mưa về chiều và đêm
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hôm nay (22/9), thời tiết chủ đạo ở hầu hết các khu vực trên cả nước là có mây, ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Riêng Thủ đô Hà Nội không mưa, thời tiết ban ngày nắng nóng, có nơi trên 35 độ.
  • Ấn tượng kinh tế tuần hoàn qua ảnh
    (TN&MT) - Ngày 21/9, tại Hà Nội, Tạp chí Môi trường và Tổ chức C asean Việt Nam đã tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi ảnh Kinh tế tuần hoàn năm 2023. Tổng cộng có 9 tác phẩm đạt giải, thể hiện những góc nhìn mới lạ, nghệ thuật và đầy tính sáng tạo về chủ đề kinh tế tuần hoàn.
  • ESG - cánh cửa kết nối doanh nghiệp Việt với thế giới
    (TN&MT) - ESG (môi trường, xã hội, quản trị doanh nghiệp) là bộ tiêu chuẩn đánh giá hoạt động của một công ty mà các nhà đầu tư và đối tác thương mại sử dụng để đánh giá mức độ rủi ro và tính bền vững của một doanh nghiệp phục vụ cho mục đích đầu tư hoặc hợp tác thương mại.
  • Phát triển Hạ tầng Cây xanh - Mặt nước ở Huế
    (TN&MT) - Đó là tên gọi của Hội thảo do Viện Nghiên cứu Phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp cùng các đối tác địa phương thực hiện vào ngày 21/9.
  • Sơn La: Kiểm soát chặt hoạt động gây nuôi động vật hoang dã
    (TN&MT) - Đây là một trong những mục tiêu tỉnh Sơn La đề ra tại Kế hoạch 207/KH-UBND, thực hiện Đề án Tăng cường phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn 2050.
  • Đà Nẵng: Rác và bùn “bức tử” cống thu nước, hố ga
    Rác và bùn đất ngập trong cống thoát nước và hố ga khiến nước không thể thoát. Đây là một trong những nguyên nhân gây ngập tại Đà Nẵng sau những cơn mưa lớn.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO