Quản lý lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn: Cần phát triển thủy điện bền vững

27/10/2017, 00:00

(TN&MT) - Việc xây dựng ồ ạt các thủy điện ở vùng thượng nguồn hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn được xác định là một trong những nguyên nhân đẩy các lưu vực sông và vùng bờ biển vào thế phát triển thiếu bền vững. Quản lý tổng hợp lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn theo cách tiếp cận "Từ nguồn xuống biển" đề ra giải pháp cần phát triển thủy điện bền vững.

Hội thảo có sự tham gia của lãnh đạo hai địa phương Quảng Nam, Đà Nẵng cùng nhiều chuyên gia trong và ngoài nước
Hội thảo có sự tham gia của lãnh đạo hai địa phương Quảng Nam, Đà Nẵng cùng nhiều chuyên gia trong và ngoài nước

Đó là nội dung thảo luận tại Hội thảo chuyên đề Phát triển thủy điện bền vững gắn với Quản lý tổng hợp lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn và vùng bờ Quảng Nam - Đà Nẵng do UBND tỉnh Quảng Nam phối hợp với Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN) và Chương trình Rừng ngập mặn cho tương lai (MFF) tổ chức vào ngày 27/10 tại TP. Hội An.

Lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn là hệ thống sông lớn ở vùng duyên hải Trung Trung Bộ chủ yếu thuộc địa phận tỉnh Quảng Nam và TP. Đà Nẵng. Lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn là nguồn nước cung cấp quan trọng nhất cho nhu cầu phát triển dân sinh, kinh tế của tỉnh Quảng Nam và TP. Đà Nẵng. Đồng thời với lợi thế địa hình dốc, có nhiều ghềnh thác, lại nằm trong vùng có mưa lớn, lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn được đánh giá là lưu vực có tiềm năng phát triển thủy điện.

Theo TS Quách Thị Xuân, Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng, trên thượng nguồn lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn có 10 thủy điện lớn với tổng công suất lắp máy 1.279 Mw. Sự phát triển thiếu bền vững các nhà máy thủy điện với mật độ dày trên thượng nguồn lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn đã phát sinh nhiều tác động tiêu cực đến môi trường, phá hủy hệ sinh thái, sinh cảnh của khu vực thượng và trung lưu vực sông, giảm phần lớn lượng phù sa và dinh dưỡng đưa xuống hạ lưu, làm mất cân bằng sinh thái và động lực dòng sông và vùng cửa sông. Điều này gây ra những thay đổi, làm tăng khả năng lũ lụt vào mùa mưa và thiếu nước mùa khô. Ngoài ra, còn làm giảm phù du và thức ăn cho cá, cũng như cản trở sự di cư của cá ra sông và biển, tăng nguy cơ xói lở bờ biển, nghẽn bùn ở cửa sông, cửa biển… 

Thủy điện ở lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn đang phát triển thiếu bền vững
Thủy điện ở lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn đang phát triển thiếu bền vững

Thủy điện được xây dựng kéo theo nhiều cung đường đi vào rừng hình thành đã tạo điều kiện cho nạn phá rừng đầu nguồn, khai thác vàng sa khoáng và cát sỏi trái phép trên lưu vực sông gia tăng. Đây cũng là những tác nhân gây nên sự suy thoái và cạn kiệt nguồn nước, gây biến đổi dòng chảy, xói lở bờ sông. Do phá rừng, rừng bị suy giảm chất lượng nên mùa lũ nước về nhanh hơn, thay đổi chế độ thủy văn, dẫn đến việc mất đi những hệ sinh thái giàu có trên lưu vực…

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Chu Hồi, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam cho rằng, thời gian qua, các hoạt động phát triển kinh tế cùng với cách tiếp cận quản lý tài nguyên nước hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn chưa hoàn toàn phù hợp với lưu vực sông và vùng bờ Quảng Nam, Đà Nẵng. Đây chính là nhân tố làm suy giảm chức năng và sự sống của lưu vực, là yếu tố trở ngại cho phát triển kinh tế - xã hội của cả 2 địa phương trong tương lai.

Tại Hội thảo, Thạc sĩ Ngô Thị Thanh Nga- Viện Thủy điện và năng lượng tái tạo cho biết, hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có 18 công trình thủy điện đang trong quá trình nghiên cứu đầu tư. Vấn đề đặt ra làm sao để các công trình thủy điện vừa góp phần cung cấp an ninh năng lượng bền vững vừa đảm bảo môi trường bền vững. Thời gian tới, Việt Nam sẽ triển khai dự án xây dựng cơ sở dữ liệu GIS thủy điện quốc gia và năng cao năng lực cho các chủ hồ chứa trong vận hành, bảo trì cơ sở dữ liệu đã được xây dựng giúp quản lý phát triển thủy điện. Đồng thời, các quy hoạch về thủy điện sẽ phát triển đồng nhất với các quy hoạch của năng lượng tái tạo khác, như sinh khối, gió và mặt trời tại Việt Nam. Dự án sẽ góp phần trợ giúp phát triển các nguồn năng lượng tái tạo cung cấp điện với chi phí thấp nhất lên lưới điện quốc gia trên cơ sở hiệu quả về kinh tế nhưng vẫn đảm bảo tính bền vững xã hội và môi trường.

Tình trạng sạt lở nghiêm trọng ở Cửa Đại có nguyên nhân từ các hoạt động ở thượng nguồn
Tình trạng sạt lở nghiêm trọng ở Cửa Đại có nguyên nhân từ các hoạt động ở thượng nguồn

Ông Peter Funegars- Cố vấn cấp cao đến từ Thụy Điển cho rằng để hạn chế tác động tiêu cực do thủy điện gây ra đối với môi trường, Việt Nam cần phát triển thủy điện đa mục tiêu. Trong quá trình thực hiện cần ưu tiên yếu tố môi trường với sự tham vấn của các bên liên quan, đặc biệt là có sự tham gia của cộng đồng. Ông Peter đề xuất Việt Nam cần áp dụng bộ công cụ đánh giá tính bền vững của thủy điện với 20 tiêu chí như tác động môi trường, xã hội, đa dạng sinh học…

Lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn và vùng bờ hội tụ các đặc trưng cơ bản, được các chuyên gia của IUCN và MFF chọn làm trường hợp nghiên cứu điển hình ở Việt Nam và thử nghiệm cơ chế phối hợp liên tỉnh trong quản lý tổng hợp lưu vực sông và vùng bờ. Nếu những chương trình trên được thực hiện tốt thì đây sẽ là những mô hình nên nhân rộng cho các lưu vực sông ngòi khác có điều kiện tương tự ở nước ta.

Bài & ảnh:Lan Anh


(0) Bình luận
Nổi bật
Thời tiết ngày 10/6: miền Bắc có thể mưa rào và dông vài nơi
(TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, ngày 10/6, miền Bắc có mây, có nơi nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to. Miền Nam có mây, có mưa rào và dông vài nơi, riêng chiều và tối có mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to và dông.
Đừng bỏ lỡ
  • Phú Thọ hướng tới chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải
    (TN&MT) - Tỉnh Phú Thọ ban hành kế hoạch với mục tiêu nhằm phát triển hệ thống giao thông vận tải xanh hướng tới phát thải ròng khí nhà kính về “0” vào năm 2050.
  • Đà Nẵng đồng loạt tổ chức ngày hội thu gom rác tái chế
    Ngày 8/6, Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Đà Nẵng đã có văn bản đề nghị UBND các quận, huyện đồng loạt tổ chức những ngày hội thu gom rác tái chế trên địa bàn thành phố, hưởng ứng Tháng hành động vì môi trường, Tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam.
  • Xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành tài nguyên
    (TN&MT) - Ngày 9/6, tại Hà Nội, Tạp chí TN&MT tổ chức Diễn đàn Môi trường năm 2023 với chủ đề “Giải pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành tài nguyên”. Đây là sự kiện thường niên hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5/6) và Ngày Đại dương thế giới (8/6), đặc biệt là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 20 năm thành lập Tạp chí TN&MT.
  • Thời tiết ngày 9/6: Mưa dông tập trung về chiều tối
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, trong hôm nay (9/6), tất cả các khu vực trên cả nước sẽ có mưa,  tập trung vào chiều và tối.
  • Thúc đẩy hợp tác ASEAN về quản lý thiên tai năm 2023
    (TN&MT) - Theo trình tự luân phiên giữa các quốc gia ASEAN, năm 2023, Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch Ủy ban ASEAN về Quản lý thiên tai (ACDM), đăng cai tổ chức Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về Quản lý thiên tai lần thứ 11 và các phiên họp liên quan của ACDM, Trung tâm điều khối khu vực ASEAN về hỗ trợ nhân đạo trong thiên tai (Trung tâm AHA)…
  • Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ Dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở TP. Hội An và huyện Núi Thành
    UBND tỉnh Quảng Nam vừa có công văn số 3577/UBND-KTN về việc đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) trên địa bàn thành phố Hội An và xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành.
  • El Nino tác động đến đời sống xã hội: cảnh báo và giải pháp - Nhanh chóng xây dựng kịch bản ứng phó
    (TN&MT) - Theo nhận định của cơ quan khí tượng thủy văn (KTTV), năm 2023, có khả năng sẽ xác lập nhiều kỷ lục nắng nóng và các hình thái thời tiết dị thường do tác động của hiện tượng El Nino kết hợp xu thế nóng lên toàn cầu do biến đổi khí hậu.
  • Mường Lát (Thanh Hóa): Linh hoạt giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Nằm ở vùng núi cao của tỉnh Thanh Hóa, địa hình Mường Lát cơ bản là đồi núi, dân số ít và chủ yếu là đồng bào dân tộc. Nơi đây thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề trước các hiện tượng thời tiết cực đoan do tác động của biến đổi khí hậu. Vì vậy, rất cần thiết phải có các giải pháp cụ thể nhằm từng bước nâng cao năng lực ứng phó biến đổi khí hậu trong cộng đồng và nhận thức của người dân về những hậu quả của thiên tai.
  • Ngành KTTV trước xu hướng thời tiết nguy hiểm: Hướng tới mô hình hóa và dự báo tác động
    (TN&MT) - Việc xây dựng công cụ dự báo, cảnh báo, cũng như cập nhật công nghệ để nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo KTTV rất cấp thiết trong bối cảnh nhiều loại hình thời tiết, thiên tai cực đoan có thể xuất hiện vào nửa cuối mùa hè năm nay do hiện tượng El Nino.
  • Hậu Giang quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường: Triển khai đồng bộ nhiều giải pháp
    (TN&MT) - Thời gian qua, tỉnh Hậu Giang đã triển khai hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường (BVMT), ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH) theo đúng tinh thần Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về chủ động ứng phó BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và BVMT (Nghị quyết số 24-NQ/TW) đã đề ra, góp phần thúc đẩy các lĩnh vực kinh tế - xã hội của địa phương ngày càng phát triển ổn định, bền vững.
  • Đắk Nông: Phí dịch vụ môi trường rừng “tiếp sức” ngành lâm nghiệp
    (TN&MT) - Từ khi triển khai chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR), tình trạng khó khăn về nguồn kinh phí cho công tác quản lý bảo vệ rừng của các công ty lâm nghiệp được tháo gỡ một phần. Tính trong giai đoạn 2012 đến tháng 4/2023, tổng số tiền DVMTR đã thu thông qua Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Đắk Nông là hơn 982,5 tỷ đồng, tổng số tiền DVMTR đã chi là 808,7 tỷ đồng.
  • Thách thức phát triển lớn nhất của Việt Nam là biến đổi khí hậu
    Theo ông Jonathan Pincus, chuyên gia Kinh tế Cao cấp của UNDP, thách thức phát triển lớn nhất đối với Việt Nam hiện nay là biến đổi khí hậu. Là một quốc gia có đường bờ biển dài và hai vùng đồng bằng thấp, Việt Nam nằm trong danh sách các quốc gia dễ tổn thương nhất trước tình trạng nước biển dâng, lũ lụt, hạn hán và các hiện tượng thời tiết cực đoan.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO