Quản lý chặt an toàn hồ đập thủy điện, tránh rủi ro

07/06/2018 14:56

(TN&MT) - “Công tác quản lý, vận hành an toàn các đập thủy điện không chỉ góp phần quan trọng trong sản xuất điện, đảm bảo an ninh năng lượng mà còn cung cấp...

(TN&MT) - “Công tác quản lý, vận hành an toàn các đập thủy điện không chỉ góp phần quan trọng trong sản xuất điện, đảm bảo an ninh năng lượng mà còn cung cấp nước, hỗ trợ cắt, giảm hoặc làm chậm lũ cho vùng hạ du, bảo đảm an ninh lương thực và ổn định trật tự, an toàn xã hội”. Đó là thông điệp được đưa ra tại Hội nghị Quản lý, vận hành đập thủy điện và phòng chống thiên tai ngành công thương do Bộ Công Thương tổ chức sáng nay (7/6) tại TP. Đà Nẵng.
Với 385 nhà máy thủy điện đang hoạt động, tổng dung tích hồ chứa khoảng 56 tỷ m3 nước, chiếm 86% tổng dung tích hồ chứa trên cả nước. Việc quản lý, vận hành an toàn các đập thủy điện là hết sức quan trọng
Với 385 nhà máy thủy điện đang hoạt động, tổng dung tích hồ chứa khoảng 56 tỷ m3 nước, chiếm 86% tổng dung tích hồ chứa trên cả nước. Việc quản lý, vận hành an toàn các đập thủy điện là hết sức quan trọng
Quản lý chặt an toàn hồ đập
 
Với 385 nhà máy thủy điện đang hoạt động, tổng dung tích hồ chứa khoảng 56 tỷ m3 nước, chiếm 86% tổng dung tích hồ chứa trên cả nước. Việc giám sát, kiểm tra chặt chẽ chất lượng công trình thủy điện ngay từ giai đoạn xây dựng là hết sức quan trọng. Bộ đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức giám sát, kiểm tra các dự án xây dựng thủy điện, từ khâu khảo sát, thiết kế, thi công, nghiệm thu, quản lý an toàn đến giải quyết sự cố thi công và cam kết về môi trường; cho ý kiến vào việc điều chỉnh quy mô, thay đổi thiết kế bản vẽ kỹ thuật thi công so với hồ sơ thiết kế dự án... 

Lãnh đạo Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) cho biết, chỉ trong năm 2017, Bộ Công Thương đã chủ trì phối hợp với nhiều tỉnh, thành phố tổ chức các đợt kiểm tra, đánh giá việc tuân thủ các quy định về quản lý chất lượng công trình và tham gia giải quyết sự cố thi công đối với hàng chục dự án/công trình thủy điện, trong đó có những dự án có công suất thiết kế lớn, như: An Khê - Ka Nak (173 MW); Sê San 3 (260 MW); Sê San 3A (108 MW);...
 
Qua kiểm tra, Bộ Công Thương đề nghị chính quyền một số địa phương chỉ đạo tạm dừng thi công và tổ chức kiểm tra, rà soát tổng thể quá trình thực hiện các thủ tục đầu tư, xây dựng của chủ đầu tư một số dự án chưa đảm bảo yêu cầu về quy hoạch, kỹ thuật và an toàn. Với một số sự cố xả lũ, bộ cũng đã tích cực thực hiện giám định nguyên nhân, đồng thời yêu cầu các đơn vị liên quan thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn công trình và chuẩn bị phương án thi công trở lại khi đủ điều kiện.
 
Xác định việc tuân thủ các quy định về quy trình xả lũ, an toàn xả lũ trong quá trình vận hành nhà máy thủy điện sẽ đồng thời mang lại hiệu quả cho dự án và nhiều lợi ích cho vùng hạ du, Bộ Công Thương với vai trò đầu mối, đã chủ động và phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành và các địa phương triển khai thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ một cách đồng bộ, quyết liệt. 
 
Cụ thể, cùng với việc đề nghị các tỉnh, thành phố, các chủ đập thủy điện trên cả nước rà soát, điều chỉnh quy trình vận hành hồ chứa (QTVHHC) thủy điện, bộ đã trực tiếp rà soát, thẩm định và phê duyệt điều chỉnh các QTVHHC thủy điện và tổ chức nhiều đoàn công tác kiểm tra, rà soát, đánh giá về công tác quản lý vận hành các công trình thủy điện trên cả nước.

Qua kiểm tra thực tế, Bộ Công Thương nhận thấy vẫn còn những tồn tại nhất định dẫn đến một số sự cố xả lũ gây mất an toàn cho hạ du. Nguyên nhân chủ yếu do một số chủ đập chưa phối hợp chặt chẽ với chính quyền và các cơ quan chức năng của địa phương trong công tác vận hành xả lũ. Cụ thể là chưa thông báo hoặc thông báo chưa đầy đủ, kịp thời những thông tin liên quan đến xả lũ cho cơ quan chức năng của địa phương. Một số cơ quan chức năng của địa phương chưa thực hiện kịp thời việc thông báo xả lũ đến nhân dân vùng hạ du theo quy định nên người dân không nhận được hoặc nhận muộn thông tin về xả lũ nên không kịp xử lý.
Theo dự báo, năm 2018 thời tiết tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, việc phòng chống thiên tai cần được chú trọng
Theo dự báo, năm 2018 thời tiết tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, việc phòng chống thiên tai cần được chú trọng
Bên cạnh đó, thông tin dự báo của các đài khí tượng thủy văn khu vực và địa phương chưa kịp thời hoặc thiếu chính xác; công tác quan trắc, dự báo khí tượng thủy văn của chủ đập chưa nghiêm túc; một số địa phương chưa có quy định cụ thể về việc xác định ranh giới vùng hạ du của đập; việc xây dựng bản đồ ngập lụt... cũng là những nguyên nhân dẫn đến sự cố xả lũ thời gian qua. 
 
Để khắc phục những hạn chế nói trên, thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị liên quan tiếp tục thực hiện thành công Kế hoạch hành động của Bộ Công Thương trong lĩnh vực thủy điện; kiên quyết chỉ đạo, xử lý các trường hợp vi phạm hoặc không thực hiện nghiêm túc các quy định hiện hành về vận hành hồ chứa theo đúng quy định; tiếp tục xem xét điều chỉnh Quy trình đơn hồ, phối hợp góp ý, đề xuất hiệu chỉnh một số nội dung của Quy trình liên hồ…
 
Chủ động phòng, chống thiên tai
 
Tình hình thiên tai, bão lũ ngày càng diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất. Do đó, chủ động các phương án phòng, chống thiên tai là phương châm được ngành Công Thương chỉ đạo xuyên suốt và thực hiện nghiêm túc.
 
Theo dự báo, năm 2018 thời tiết tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Để chủ động phòng, chống, ứng phó kịp thời, giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, ngay từ đầu mùa mưa bão, Bộ Công Thương đã yêu cầu các đơn vị thuộc bộ, nghiêm túc thực hiện Chỉ thỉ số 03/CT-BCT ngày 19/4/2018 của bộ về công tác PCTT&TKCN năm 2018. Việc tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị, giữa các đơn vị với địa phương để thống nhất chỉ huy, điều hành trong quá trình ứng phó với các tình huống thiên tai, sự cố cũng được Bộ Công Thương nhấn mạnh và yêu cầu các đơn vị tiếp tục rà soát lồng ghép nội dung PCTT&TKCN vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành; rà soát các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng thiết kế, xây dựng các công trình để bảo đảm an toàn cho công trình và cộng đồng đối với các hình thái thiên tai.
 
Theo ông Hoàng Quốc Vượng - Thứ trưởng Bộ Công Thương, để góp phần ổn định thị trường, hỗ trợ các cơ sở sản xuất, kinh doanh và nhân dân vùng thiên tai sớm khắc phục hậu quả, Bộ Công Thương chỉ đạo các sở Công Thương và lực lượng quản lý thị trường chủ động lập kế hoạch dự trữ hàng hóa đảm bảo cung ứng đủ, kịp thời, đặc biệt là phương án cung cấp đến các vùng có nguy cơ bị cô lập, chia cắt do thiên tai. 
 
Riêng với các chủ đập thủy điện, nhiệm vụ được Bộ Công Thương giao là tổ chức kiểm tra, đánh giá tình trạng đập, các thiết bị, công trình xả lũ, nhận nước… và khắc phục kịp thời các khiếm khuyết (nếu có) trước mùa mưa, bảo đảm an toàn đập và an toàn cho vùng hạ du.
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Quản lý chặt an toàn hồ đập thủy điện, tránh rủi ro
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO