Quan Hóa (Thanh Hóa): Cây luồng giúp thoát nghèo

Thanh Tâm| 23/06/2017 15:33

(TN&MT) - Những năm qua nhờ nguốn vốn vay từ Ngàn hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) - Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa, bà con dân tộc thiểu số ở các huyện miền núi đã đầu tư trồng luồng để thoát nghèo, bước đầu ổn định đời sống.

Cây luồng được xem là một trong những cây chủ chốt góp phần xóa đói, giảm nghèo ở các huyện miền núi của Thanh Hóa. Hiện tại, NHCSXH - Chi nhánh huyện Quan Hóa đã và đang triển khai nhiều chương trình vay vốn ưu đãi dành cho phát triển sản xuất, trong đó bà con vay vốn chủ yếu đầu tư phát triển trồng luồng.

tn(1).jpg

ơn lên thoát nghèo nhờ vốn vay NHCSXH

Mới đây, theo Nghị định 75 của Chính Phủ, hộ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ dân tộc Kinh nghèo đang sinh sống ổn định tại các xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn thuộc vùng dân tộc và miền núi, có thực hiện một trong các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng, được vay vốn từ NHCSXH hoặc Ngân hàng Agribank để trồng rừng, chăn nuôi với lãi suất 1,2%/năm. Trong đó, ngân sách Nhà nước hỗ trợ phần lãi suất tiền vay còn lại. Tuy vậy, tại các huyện miền núi Thanh Hóa, do đang trong quá trình hoàn tất thủ tục, quyết định giao khoán rừng giữa chính quyền và hộ dân nên nguồn vốn này hiện chưa được giải ngân.

Anh Hà Kiều Oanh - Phó Giám đốc NHC-SXH chi nhánh Quan Hóa trực tiếp dẫn chúng tôi lên đồi luồng, vừa đi anh vừa chia sẻ: “Nhẩm tính, trong gia đình nếu có công chuyện, chặt một cây luồng cũng cho bà con thu nhập từ 30 - 40 nghìn đồng. Cũng nhờ nguồn thu nhập ổn định này mà nguồn lời lãi hàng tháng bà con đều chi trả rất đầy đủ, ít có trường hợp nợ quá hạn”.

Gia đình bà Hà Thị Khiêm, bản Pọng, xã Phú Nghiêm - một trong hàng trăm hộ dân bản xuất phát từ đối tượng hộ nghèo, cận nghèo nhờ vào nguồn vốn vay từ NHCSXH huyện Quan Hóa đã từng bước vươn lên thoát nghèo, làm giàu từ cây luồng. Với 30 triệu đồng vay vốn từ NHCSXH huyện Quan Hóa năm 2011, gia đình bà Khiêm đã dành số tiền trên để gây giống, mở rộng diện tích rừng luồng của gia đình mình. Nếu như năm 2011, gia đình bà Khiêm đã dành số tiền để gây giống, mở rộng diện tích rừng luồng của gia đình mình. Nếu như năm 2011, gia đình mới chỉ có 7 ha trồng luồng thì nay, gia đình bà Khiêm đã nâng diện tích cây luồng lên 11 ha, mỗi năm cho gia đình thu nhập hàng trăm triệu đồng.

tn1(1).jpg

Cây luồng được xem là một trong những cây chủ chốt góp phần xóa đói, giảm nghèo. Ảnh: MH

Không chỉ gia đình bà Khiêm, hàng trăm hộ dân bản Pọng nhờ vào những nguồn vốn vay từ NHCSXH huyện Quan Hóa đã vươn lên thoát nghèo, hoàn thành xây dựng nông thôn mới của xã, huyện.

Theo bà Vi Thị Liệt - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Phú Nghiêm cho biết, hiện tại toàn xã có trên 200 hộ thuộc các tổ phụ nữ, nông dân, thanh niên được thụ hưởng vay vốn từ NHCSXH huyện Quan Hóa. Nhờ nguồn dư nợ lớn, hằng năm có số hộ vươn lên thoát nghèo, làm giàu của xã ngày càng tăng; nhiều mô hình phát triển kinh tế, phát triển trồng luồng được hình thành...

Tại huyện Bá Thước, nhờ vào các chương trình vay vốn từ NHCSXH hàng trăm hộ dân đã tập trung vào phát triển cây luồng. Theo ông Hồ Minh Hoàn - Giám đốc NHCSXH huyện Bá Thước cho biết: Tính đến thời điểm hiện tại, tổng dư nợ dành cho vay vốn phát triển trồng rừng toàn huyện là 5.483 triệu đồng, số khách thụ hưởng vay vốn ưu đãi là 221 khách hàng. Trong đó, cho vay trồng mới là 3.478 triệu đồng, với 133 khách hàng; cho vay chăm sóc rừng là 2.005 triệu đồng, với 88 khách hàng. Nhờ nguồn vốn vay, nhiều hộ gia đình đã trồng luồng giúp phủ xanh đất trống đồi trọc, dần dần đem lại thu nhập từ cây luồng và ổn định đời sống.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Quan Hóa (Thanh Hóa): Cây luồng giúp thoát nghèo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO