Phục hồi rừng ngập mặn từ giải pháp hàng rào tre tại khu vực ĐBSCL

T.Chinh | 23/10/2019, 13:53

(TN&MT) - Trong 10 năm trở lại đây, đường bờ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang bị xói lở và rừng ngập mặn vùng ĐBSCL đã bị suy giảm nghiêm trọng. Nhiều giải pháp hỗ trợ công trình cứng, bao gồm giải pháp tường mềm rỗng dùng vật liệu tự nhiên và giải pháp tường bê tông cứng và rỗng đã và đang được xây dựng phía trước đường bờ.

Nghiên cứu về giải pháp hàng rào tre được TS Đào Hoàng Tùng – giảng viên Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, hiện đang là nghiên cứu sinh tại Đại học Công nghệ Delft, Hà Lan) thực hiện.

Xói lở đường bờ, rừng ngập mặn suy giảm

Công cụ Google Earth đã trở thành công cụ tìm kiếm hình ảnh thịnh hành trong nhiều năm trở lại đây, và ứng dụng từ ảnh vệ tinh của Google Earth có thể tìm ra sự thay đổi đường bờ trong khoảng thời gian từ năm 1970 đến nay. Đường bờ từ Sóc Trăng tới Bạc Liêu ở hai hình dưới đây cho thấy sự thay đổi bìa rừng ngập mặn từ năm 2006 - 2016. Phân tích ảnh vệ tinh từ hai hình cũng cho thấy sự hiện diện của đê quai ở Sóc Trăng và khu lấn biển Nhà Mát gián tiếp làm giảm 100 – 150 m bề rộng của rừng ngập mặn trong 10 năm.

Thay đổi bìa rừng ngập mặn tại Sóc Trăng. Trung bình bìa rừng rút vào phía đất liền 100 – 150 m từ 2006 đến 2016

Thay đổi bìa rừng ngập mặn tại Bạc Liêu. Với sự hiện diện của khu lấn biển Nhà Mát, và công trình đê quai bảo vệ bờ, rừng ngập mặn đã bị rút vào trong đất liền 80 -100 m từ năm 2006 - 2016

“Lý do cho hiện tượng này đến từ khả năng tự thích ứng của rừng ngập mặn, khi rừng ngập mặn chịu áp lực lớn từ sóng gió và dòng chảy, rừng sẽ tự rút vào phía đất liền nhưng vẫn duy trì bề rộng tối thiểu để tồn tại, thông thường từ 200 – 500 m. Tuy nhiên, các công trình đê bê tông do con người xây dựng với mục đích bảo vệ bờ đã tạo nên một bức tường ngăn cản rừng ngập mặn rút vào bờ. Hệ quả là rừng ngập mặn không thể duy trì bề rộng tối thiểu được” - TS Đào Hoàng Tùng cho biết.

“Sự suy giảm rừng ngập mặn gián tiếp làm suy giảm tốc độ bồi lắng và ảnh hưởng đến mức độ ổn định của đường bờ. Lý do dẫn đến sự suy giảm này là sự can thiệp của con người trong quá trình bảo vệ đường bờ, ví dụ như đê quai bê tông chống xói hoặc chống lụt dọc bờ. Theo quan điểm từ kỹ thuật bờ biển, hệ thống đê biển cứng và đặc biệt là nguyên nhân gây ra sự mất cân đối trong quá trình xói - bồi tự nhiên của một đường bờ nào đó. Do đó, đường bờ khu vực ĐBSCL đang trở nên mất cân bằng tự nhiên, gián tiếp ảnh hưởng đến sự phục hồi của rừng ngập mặn, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân khu vực này” - TS Đào Hoàng Tùng cho biết thêm.

Mới đây, trao đổi với phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường, TS. Maarten van der Vegt đến từ Đại học Utrecht, Hà Lan cho biết: ĐBSCL đang đối mặt với nhiều thách thức trong những thập kỷ tới. Một trong những thách thức đó là xây dựng đập thượng nguồn và khai thác cát trong các kênh chính gây ra xói lở kênh và bờ. Do đó, phạm vi thủy triều tăng lên, gây ra nguy cơ lũ lụt gia tăng và nước mặn xâm nhập vào thượng nguồn.

Năng lượng sóng và dòng chảy giảm

Nhiều giải pháp hỗ trợ công trình cứng, bao gồm giải pháp tường mềm rỗng dùng vật liệu tự nhiên và giải pháp tường bê tông cứng và rỗng đã và đang được xây dựng phía trước đường bờ hiện tại. Những giải pháp này nhằm giải quyết hai mục tiêu: Duy trì tốc độ bồi lắng vùng biển phía trong công trình và trồng rừng ngập mặn để tái tạo lại sự cân bằng tự nhiên của đường bờ.

Xét về tính hiệu quả và kinh tế, nghiên cứu về tường mềm rỗng dùng vật liệu tự nhiên, còn được gọi là hàng rào tre, được ưu tiên nghiên cứu và được nghiên cứu sinh Đào Hoàng Tùng thực hiện tại trường Đại học Công nghệ Delft, Hà Lan. Nghiên cứu cơ chế suy giảm năng lượng dòng chảy qua hàng rào và đánh giá tính hiệu quả của các thiết kế khác nhau của hàng rào sẽ được nghiên cứu trong 4 năm nghiên cứu sinh tại Hà Lan.

“Giai đoạn 1 cần thời gian và đảm bảo cung cấp một cái nhìn sâu hơn về cơ chế tương tác của hàng rào và dòng chảy. Sau đó, sử dụng các nghiên cứu và kiến thức từ giai đoạn 1, cơ chế bồi lắng bùn cát và đánh giá tính hiệu quả của công trình trước khi đưa vào ứng dụng tại khu vực ĐBSCL” – TS Đào Hoàng Tùng cho biết.

Hàng rào tre là công trình sử dụng toàn bộ vật liệu từ tự nhiên, được mô tả trong hình dưới đây, bao gồm hai phần: (1) Cọc tre có đường kính 6-8 cm, được đóng thành 02 hoặc 03 hàng và (2) thân cây, thân tre nhỏ có đường kính 1 – 3 cm, đặt ngang phía trong mỗi hai hàng của cọc tre lớn. Khả năng giảm năng lượng dòng chảy được tổng hợp từ hai thành phần trên và thành phần đóng góp lớn nhất vào việc giảm năng lượng dòng chảy là thân cây ngang đặt bên trong. Tuy nhiên, từ thí nghiệm vật lý và mô hình mô phỏng cho thấy, có nhiều hơn 2 yếu tố ảnh hưởng đến suy giảm năng lượng dòng chảy, ví dụ như độ rỗng, cách bố trí hàng rào và thân cây, cũng như khoảng cách từ hàng rào cho đến bìa rừng. Các yếu tố của công trình cũng sẽ được thay đổi tùy vào điều kiện thủy lực, do đó các kết quả từ nghiên cứu này cũng sẽ được thay đổi tùy vào khu vực nghiên cứu.

Hàng rào tre được sử dụng tại Nhà Mát, Bạc Liêu

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đại biểu Vương Thị Hương: Tháo gỡ vướng mắc chính sách để hỗ trợ đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Phát biểu thảo luận tổ sáng 24/5, đại biểu Vương Thị Hương (Đoàn ĐBQH Hà Giang) cho rằng bên cạnh những chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thì vẫn còn một số bất cập, vướng mắc đề nghị Chính phủ tiếp tục tháo gỡ để đạt được các mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
  • Phát triển điện gió ngoài khơi hướng tới mục tiêu giảm phát thải
    (TN&MT) - Theo Quy hoạch điện VIII vừa được phê duyệt, đến năm 2030, công suất điện gió ngoài khơi phục vụ nhu cầu trong nước đạt khoảng 6.000MW, định hướng đến năm 2050 đạt 70.000 - 91.500MW với điều kiện công nghệ phát triển nhanh, giá điện và chi phí truyền tải hợp lý. Việc hiện thực hóa mục tiêu phát triển ngành công nghiệp điện gió dài hạn sẽ góp phần giảm thiểu hàng triệu tấn các-bon từ nhiệt điện.
  • Phú Thọ ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước
    (TN&MT) - Nhằm ứng phó với nguy cơ thiếu hụt nguồn nước, nắng nóng và khô hạn có thể xuất hiện trong thời gian tới, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ đã ký ban hành Văn bản số 1854/UBND-CNXD về việc chủ động triển khai các giải pháp cấp bách ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước.
  • Thời tiết ngày 26/5: Bắc Bộ ít mưa, Tây Nguyên và Nam Bộ mưa giông
    (TN&MT) - Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hôm nay (26/5), ở khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và giông, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 70mm (thời gian mưa giông tập trung vào chiều và tối).
  • Thiết lập cơ sở quản lý, sử dụng tiền hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải
    (TN&MT) - Nhằm thiết lập cơ sở pháp lý cho việc quản lý, sử dụng đóng góp tài chính hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải của nhà sản xuất, nhập khẩu, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đang xây dựng dự thảo Thông tư ban hành Quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải.
  • Trấn Yên (Yên Bái): Triển khai mô hình điểm phân loại rác thải tại nguồn
    (TN&MT) - Sáng 25/5, Hội Phụ nữ huyện Trấn Yên (Yên Bái) đã phối hợp với UBND xã Minh Quán tổ chức Hội nghị ra mắt mô hình điểm phân loại rác thải tại nguồn và hướng dẫn quy trình ủ rác hữu cơ bằng ứng dụng công nghệ vi sinh theo mô hình thùng ủ tại thôn 8.
  • Dạy nghề… bảo tồn động vật hoang dã
    (TN&MT) - Để bảo tồn có thể trở thành một nghề nghiệp phổ biến tại Việt Nam, trong 4 năm qua, một khóa học về phòng chống buôn bán động vật hoang dã trái phép đều đặn được tổ chức, giúp các bạn trẻ đam mê với thiên nhiên hoang dã có cái nhìn toàn diện hơn về công việc này.
  • Thanh Hóa: Trồng rừng gỗ lớn thích ứng biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Việc xây dựng và triển khai đề án trồng rừng gỗ lớn ở huyện Như Thanh và Như Xuân (Thanh Hóa) đã cho thấy không những phát huy hiệu quả kinh tế, chống xói mòn, rửa trôi đất, ổn định kinh tế hộ gia đình, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo… mà còn là “công cụ” để thích ứng biến đổi khí hậu.
  • Lào Cai: Cộng đồng chung tay bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Thời gian qua, Lào Cai có nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo trong công tác bảo vệ môi trường (BVMT), trong đó vai trò của các tổ chức, người dân đã được phát huy, góp phần xây dựng cảnh quan môi trường tại địa phương ngày càng xanh - sạch - đẹp.
  • Ngày 25/5, Bắc Bộ và Trung Bộ tiếp tục mưa dông
    (TN&MT) - Theo Trung tâm dự báo KTTV quốc gia, dự báo thời tiết hôm nay 25/5, ở Bắc Bộ, khu vực phía Tây Thanh Hóa, Nghệ An, khu vực từ Đà Nẵng đến Phú Yên và Tây Nguyên có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 70mm.
  • Kế hoạch thẩm định Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia
    Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà – Chủ tịch Hội đồng thẩm định Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia vừa ký Quyết định ban hành Kế hoạch tổ chức thẩm định Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
  • 99,5% trẻ em Việt Nam đối mặt với các cú sốc về khí hậu
    (TN&MT) - Ở Việt Nam, 99,5% trẻ em (26,2 triệu em) phải đối mặt với 3 loại sốc về khí hậu trở lên, so với mức trung bình 89% trong khu vực và 73% trên toàn cầu.
  • Sơn La: Canh tác thông minh thích ứng biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Dưới tác động ngày càng khó lường của biến đổi khí hậu (BĐKH), chủ động thích ứng, đảm bảo an ninh lương thực là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được các cấp, các ngành, các địa phương trên địa bàn tỉnh Sơn La quan tâm chú trọng.
  • Điện than gây phát thải nhiều nhất EU
    (TN&MT) - Theo các phân tích của Tổ chức nghiên cứu năng lượng Ember, 10 cơ sở phát thải khí nhà kính lớn nhất của Liên minh châu Âu (EU) đều là các nhà máy điện than.
  • Dự báo thời tiết ngày 23/5, khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTVQG, ngày 23/5, khu vực Hà Nội và Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, Gió đông đến đông nam cấp 2-3. Khu vực Đà Nẵng đến Bình Thuận và Nam Bộ có mây, ngày nắng, chiều tối có mưa, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
  • Long An: Chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng giúp giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Trước những tác động ngày càng gia tăng của biến đổi khí hậu (BĐKH), tỉnh Long An đã và đang chủ động triển khai thực hiện nhiều mô hình, giải pháp ứng phó, nhất là tập trung đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ đó góp phần tăng thu nhập cho người dân địa phương, hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO