Phục hồi đa dạng sinh học ở ASEAN cần những hoạt động hợp tác mạnh mẽ

Mai Đan | 13/03/2022, 16:46

(TN&MT) - Chủ đề ASEAN năm 2022 là “ASEAN hành động cùng ứng phó các thách thức”. Điều này nhấn mạnh việc phục hồi đa dạng sinh học cần những hoạt động hợp tác mạnh mẽ giữa các bên liên quan của 10 nước thành viên ASEAN và hơn thế nữa.

4248175.jpg
Con voọc Popa tại vùng núi Popa ở Myanmar

Khoảng 20% các loài động, thực vật có xương sống trên hành tinh chỉ được tìm thấy ở khu vực thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) mà không có nơi nào khác trên thế giới có được. ASEAN là khu vực có 4 điểm nóng về đa dạng sinh học, có mức độ đa dạng và phong phú về loại và tính đặc hữu rất cao. Hiện con số này có thể tiếp tục tăng lên. Giới chuyên gia cho biết, trong giai đoạn từ năm 1994 đến 2004, ASEAN đã có hơn 2.200 loài mới.

Là nơi sinh sống của đa dạng các loài động vật hoang dã, ASEAN đã và đang thu được nhiều lợi ích kinh tế nhờ các loài động vật hoang dã khỏe mạnh và phát triển tốt trong khu vực.

Theo đó, các ngành nông nghiệp và nghề trồng hoa tại ASEAN đang ngày càng phát triển nhờ vào gần 5.000 loài cây trồng quan trọng về kinh tế, trong đó có cây lương thực, cây thuốc và cây cảnh, tre, gỗ, cũng như nhiều loại cây khác. Sự xuất hiện của nhiều loài chính đã góp phần quan trọng vào sự phát triển trên, đặc biệt phải kể đến các loài thụ phấn và phân tán hạt giống, giúp khu vực này có thể nhân giống và mở rộng lớp phủ thực vật một cách tự nhiên.

Ngoài ra, động vật hoang dã bản địa cũng góp phần quan trọng cho bản sắc và văn hóa ASEAN. Mối liên hệ mật thiết của khu vực với thiên nhiên đã truyền cảm hứng cho sự hiểu biết chung về trách nhiệm chung.

Tuy vậy, các loài quan trọng này và môi trường sống của chúng phải chịu áp lực lớn do các mối đe dọa ô nhiễm và săn bắt gia tăng. Theo báo cáo hợp tác năm 2019 về Chấm dứt các loài tuyệt chủng trong khu vực ASEAN, nhiều loài ở đây đang bị đe dọa hơn so với các khu vực khác là cảnh báo từ Báo cáo do Trung tâm Đa dạng sinh học ASEAN (ACB) và Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên của Ủy ban Hành động vì các loài châu Á (ASAP) thực hiện.

Báo cáo trên cũng cho thấy, các quốc gia đang thực hiện các sáng kiến để cứu động vật hoang dã. Tuy vậy, trên hết, vẫn cần bảo tồn khoảng 45% các loài động vật có xương sống ở đất liền và trong môi trường nước ngọt ở Đông Nam Á. Đồng thời, cần tăng cường nỗ lực nhằm ngăn chặn sự tuyệt chủng của các loài quan trọng này, từ đó đảm bảo hợp tác xuyên ngành và xuyên biên giới.

Để bảo vệ đa dạng sinh học của ASEAN, cần xây dựng chiến lược bảo vệ các hệ sinh thái đóng vai trò là nơi cư trú của động vật hoang dã. Chiến lược này sẽ bao gồm việc đảm bảo quản lý và điều hành hiệu quả các khu vực bảo tồn mà Chương trình Vườn Di sản ASEAN (AHP) đang thực hiện. Bên cạnh đó, cần tăng cường hơn nữa luật pháp, đặc biệt là buôn bán động vật hoang dã và thực hiện Công ước quốc tế về buôn bán các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES).

Tuy nhiên, việc bảo vệ các loài động vật hoang dã quan trọng đòi hỏi sự đầu tư và nghiên cứu sâu về bảo vệ thực địa, chống buôn bán động vật hoang dã, cũng như giảm nhu cầu đối với các sản phẩm từ động vật hoang dã.

Theo Tổng hợp từ Bangkok Post
Copy Link
Bài liên quan
  • Khẩn cấp đầu tư bảo tồn đa dạng sinh học
    (TN&MT) - Cảnh báo từ 20 Tổ chức Bảo tồn động vật hoang dã - WC20: “Hành động ngay - Đầu tư bảo vệ thiên nhiên hoặc đối mặt với mất đa dạng sinh học và các đại dịch tiếp theo”.

(0) Bình luận
Nổi bật
ĐBQH Lý Thị Lan đề nghị sớm triển khai chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Theo Đại biểu Lý Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, việc chậm, chưa ban hành các quy định pháp luật tất yếu dẫn tới lãng phí cơ hội thụ hưởng, tiếp cận chính sách của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đừng bỏ lỡ
  • Mùa bão Đại Tây Dương năm nay: Có khả năng “gần như bình thường”
    (TN&MT) - Theo dự báo của Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA), hoạt động bão gần như bình thường ở Đại Tây Dương trong mùa bão sắp tới, có thể có từ 12 đến 17 cơn bão nhiệt đới được đặt tên.
  • Cuộc chơi lớn tiếp theo của Phố Wall là… rác
    Sự thúc đẩy kinh tế “xanh” của Mỹ và chính quyền các bang đang biến rác thành kho báu và trao cơ hội lớn cho các công ty xử lý rác.
  • Châu Á cần đoàn kết, hợp tác để cùng vượt qua khó khăn, thách thức
    Việc kiến tạo và củng cố môi trường hòa bình, ổn định là điều kiện tiên quyết cho phát triển ở châu Á và trên thế giới, do đó cần xác định đoàn kết, hợp tác, trách nhiệm, xây dựng lòng tin chiến lược, tôn trọng Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hoà bình là mẫu số chung gắn kết các quốc gia cùng vượt qua khó khăn, thách thức, khủng hoảng.
  • Động vật hoang dã biến mất nhanh chóng, báo động về thời kỳ đại tuyệt chủng thứ 6
    Tốc độ biến mất của động vật hoang dã trên toàn cầu là đáng báo động hơn so với dự tính trước đây khi gần một nửa số loài trên hành tinh đang sụt giảm số lượng nhanh chóng.
  • Lộ trình cắt giảm ô nhiễm nhựa của liên hợp quốc: Có khả năng giảm 80% vào năm 2040
    (TN&MT) - Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) vừa công bố báo cáo cho thấy, ô nhiễm nhựa có thể giảm 80% vào năm 2040 nếu các quốc gia và công ty sử dụng các công nghệ hiện có để thực hiện các thay đổi chính sách quan trọng và điều chỉnh thị trường.
  • Giải quyết thách thức về nước: Cần hành động khẩn cấp
    (TN&MT) - Những thách thức về nước mà miền Tây nước Mỹ phải đối mặt do hậu quả của biến đổi khí hậu và suy giảm nguồn cung cấp nước cũng tương tự như các quốc gia khác, và nếu cộng đồng quốc tế có hành động khẩn cấp đối với những kết quả của Hội nghị về Nước của Liên Hợp Quốc gần đây thì có thể góp phần giải quyết những thách thức này.
  • Ấn Độ ra mắt loại hình bảo hiểm nắng nóng đầu tiên thế giới: Phao cứu sinh cho người nghèo
    (TN&MT) - Trung tâm phục hồi thuộc quỹ Arsht-Rock, một tổ chức từ thiện ở Mỹ vừa hợp tác với công ty khởi nghiệp bảo hiểm vi mô Blue Marble và Hiệp hội phụ nữ tự doanh (SEWA) ở bang Gujarat (Ấn Độ) ra mắt chương trình bảo hiểm nắng nóng đầu tiên trên thế giới trong tháng 5. Arsht-Rock là đơn vị trang trải phí bảo hiểm 10,3 USD cho mỗi người tham gia chương trình.
  • Biến đổi khí hậu làm tăng khả năng sóng nhiệt ở châu Á gấp 30 lần
    (TN&MT) - Nhóm Phân bổ Thời tiết Thế giới (WWA) vừa công bố nghiên cứu cho thấy biến đổi khí hậu đã làm tăng khả năng xảy ra các đợt sóng nhiệt nghiêm trọng phá vỡ kỷ lục ở Bangladesh, Ấn Độ, Lào và Thái Lan vào tháng trước ít nhất 30 lần.
  • Nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng đến mức kỷ lục trong 5 năm tới
    (TN&MT) - Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) vừa công bố báo cáo cho thấy nhiệt độ toàn cầu có thể sẽ tăng lên mức kỷ lục trong 5 năm tới do khí nhà kính giữ nhiệt và hiện tượng tự nhiên El Nino xảy ra.
  • Máy lạnh làm nóng Trái đất
    (TN&MT) - Theo cơ quan khí tượng, mùa hè năm 2023 nhiều khả năng sẽ xuất hiện các kỷ lục về nhiệt độ, nắng nóng trên phạm vi cả nước.
  • Tăng hỗ trợ Giám sát khí nhà kính: Thúc đẩy ngoại giao và khu vực tư nhân
    (TN&MT) - Việc hỗ trợ cho Cơ sở Hạ tầng giám sát khí nhà kính toàn cầu mới đang nhân rộng ra ngoài các thành viên và đối tác của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) đối với khu vực tư nhân và ngoại giao rộng lớn hơn.
  • Việt Nam kêu gọi tăng cường hợp tác quốc tế để hỗ trợ các nước thu nhập trung bình thực hiện SDG
    Ngày 11/5 tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ), Đại hội đồng LHQ đã tổ chức Phiên họp cấp cao về các nước thu nhập trung bình với chủ đề “Đẩy nhanh việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) ở các nước thu nhập trung bình, tập trung vào khía cạnh môi trường”.
  • Chủ tịch ADB kêu gọi hợp tác khu vực ASEAN trong giải quyết vấn đề BĐKH
    (TN&MT) - Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Tam giác tăng trưởng Indonesia - Malaysia - Thái Lan (IMT - GT) lần thứ 15 và Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác khu vực tăng trưởng Brunei Darussalam - Indonesia - Malaysia - Philippines (BIMP - EAGA) lần thứ 15, ông Masatsugu Asakawa, Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) kêu gọi hợp tác khu vực trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu (BĐKH) và các thách thức phát triển quan trọng khác.
  • Hãy trở thành du khách thân thiện môi trường
    (TN&MT) - Du lịch là ngành gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trường. Phía sau lợi nhuận do du khách mang lại đôi khi là sự bắt buộc đánh đổi môi trường sống của địa phương hoặc động vật hoang dã. Hãy trở thành khách du lịch thân thiện với môi trường là lời nhắn gửi tới mỗi chúng ta, dẫu việc thực hiện nó có thể là một thách thức.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO