Phú Yên: Thủy điện Sông Hinh vi phạm vận hành điều tiết hồ chứa

Mỹ Bình | 27/10/2022, 21:21

Ngày 27/10, UBND tỉnh Phú Yên ban hành văn bản số 5561 truyền đạt ý kiến của Chủ tịch UBND tỉnh Trần Hữu Thế về việc xử lý vi phạm trong công tác vận hành điều tiết hồ chứa thủy điện Sông Hinh theo thẩm quyền.

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Trần Hữu Thế giao cho Sở Công thương chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đơn vị, địa phương liên quan nghiên cứu đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xử lý vi phạm trong công tác vận hành điều tiết hồ chứa thủy điện Sông Hinh theo thẩm quyền. Trường hợp xử lý vi phạm vượt thẩm quyền, lãnh đạo tỉnh Phú Yên yêu cầu các cơ quan, đơn vị nêu trên báo cáo, đề xuất, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.

z3834182206853_a758a2f4f065f8f5a8dcea3c9bcfe4ca.jpg
 Thủy điện Sông Hinh vi phạm trong công tác vận hành điều tiết hồ chứa

Trước đó, vào ngày 17/10/2022, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành văn bản số 3323/SNN-CCTL đề nghị UBND tỉnh Phú Yên xử lý vi phạm trong công tác vận hành điều tiết hồ chứa thủy điện Sông Hinh.

Văn bản nêu rõ: Qua giám sát, theo dõi các hồ chứa thủy điện thuộc lưu vực sông Ba, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận thấy, trước, trong và sau cơn bão số 5 vừa qua, các hồ thủy điện trên địa bàn tỉnh đã thực hiện nghiêm Quyết định số 878/QĐ-TTg ngày 18/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Ba. Riêng hồ chứa thủy điện Sông Hinh đã thực hiện không nghiêm quy trình này và các lệnh vận hành của Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Trần Hữu Thế - Trưởng ban Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh.

Cụ thể, trong mùa lũ, mực nước hồ cao nhất không cao hơn cao trình 207 m. Tuy nhiên, từ 14h giờ ngày 10/10/2022, mực nước hồ Sông Hinh là 207,01 m và thời điểm lúc 7 giờ ngày 12/10/2022 là 207,42 m, cao hơn mực nước cao nhất theo yêu cầu là 42 cm. Để ứng phó với cơn bão số 5, nhằm giảm lũ cho hạ du, ngày 12/10/2022, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Trần Hữu Thế - Trưởng ban Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã ban hành lệnh vận hành số 76/LVH-PCTT. Tuy nhiên đến 17 giờ ngày 13/10/2022, mực nước hồ Sông Hinh vẫn còn ở mức 204,92 m, cao hơn mực nước yêu cầu 42 cm. Sau cơn bão số 5, mặc dù chưa có lệnh của cấp có thẩm quyền nhưng chủ hồ thủy điện Sông Hinh đã tự ý đưa mực nước hồ lên 205,6 m.

Với vai trò là cơ quan trường trực của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Phú Yên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận thấy, việc chấp hành quy định của thủy điện Sông Hinh qua cơn bão số 5 là thiếu nghiêm túc, vi phạm các quy định về vận hành hồ chứa trong mùa lũ. Do đó, Sở đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh giao Giám đốc Sở Công thương, Sở Tài nguyên và Môi trường thanh tra, xử phạt chủ hồ này theo Nghị định số 36/2020/NĐ-CP ngày 24/3/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.

Bài liên quan
  • Phú Yên: Mưa lớn gây ngập lụt nhiều nơi
    Theo Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Phú Yên, do ảnh hưởng của không khí lạnh nên nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Phú Yên có mưa lớn, nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập lụt vùng trũng thấp, ven sông.

(0) Bình luận
Nổi bật
Tiết kiệm nước: Thay đổi nhỏ cho hiệu quả lớn
(TN&MT) - Ô nhiễm nguồn nước đang là vấn đề gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống con người và hệ sinh thái tự nhiên. Nhất là khi dân số ngày càng tăng nhanh, kéo theo tài nguyên nước càng cạn kiệt và ô nhiễm với tốc độ nhanh hơn. Dù chưa tìm được “đường tắt” để ngăn chặn tình trạng này, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể hành động bảo vệ nguồn nước sạch bằng những thay đổi rất nhỏ trong việc dùng nước hàng ngày.
Đừng bỏ lỡ
  • Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Quản lý tài nguyên nước tổng thể, tổng hợp, công bằng
    Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chia sẻ quan điểm này tại phiên đối thoại cấp cao Hợp tác về nước trong khuôn khổ Hội nghị của Liên Hợp Quốc về nước năm 2023, chiều 23/3 (giờ địa phương).
  • Bắc Ninh sử dụng nguồn tài nguyên nước hiệu quả góp phần giảm nghèo
    (TN&MT) - Thời gian qua, thực hiện các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về giảm nghèo bền vững, tỉnh Bắc Ninh bên cạnh việc tạo điều kiện về vốn vay và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn để phát triển kinh tế, tỉnh còn thực hiện nhiều giải pháp giúp người dân địa phương tiếp cận nguồn nước sạch, hợp vệ sinh, an toàn phục vụ cho sản xuất góp phần nâng cao chất lượng cho người dân.
  • Nước..! Yếu tố thoát nghèo bền vững
    (TN&MT) - Nước là để duy trì sự sống và mọi hoạt động kinh tế xã hội, đóng vai trò tiên quyết trong sản xuất nông nghiệp. Do đó, tỉnh Điện Biên đã triển khai một số giải pháp để bảo vệ tài nguyên nước, sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước. Đặc biệt, trong sản xuất nông nghiệp, góp phần xóa đói giảm nghèo tại địa phương.
  • Hội nghị Nước 2023 của Liên Hợp Quốc: Đẩy nhanh tiến độ tiếp cận phổ cập nước sạch
    (TN&MT) - Hội nghị về Nước năm 2023 của Liên Hợp Quốc (LHQ), sẽ diễn ra từ ngày 22 đến ngày 24/3 tới tại trụ sở LHQ (Mỹ), đang được đánh giá là cơ hội “ngàn năm có một” để đẩy nhanh tiến độ hướng tới tiếp cận phổ cập nước sạch và vệ sinh vào năm 2030.
  • Thúc đẩy thay đổi, tìm giải pháp tối ưu cho nước: Kỳ vọng tương lai cho các dòng sông
    (TN&MT) - Với chủ đề “Accelerating Change” - Thúc đẩy sự thay đổi, Ngày Nước Thế giới năm 2023 nhằm kêu gọi tất cả mọi người cùng hành động, thay đổi lối sống để hướng đến khai thác, sử dụng và quản lý nguồn nước tiết kiệm, hiệu quả, đảm bảo an ninh nguồn nước trong tương lai.
  • Thúc đẩy thay đổi, tìm giải pháp tối ưu cho nước: Cơ hội hồi sinh những dòng sông “chết”
    (TN&MT) - Quy hoạch tài nguyên nước quốc gia, Quy hoạch lưu vực sông Hồng - Thái Bình, sông Cửu Long vừa được Chính phủ phê duyệt được kỳ vọng sẽ tạo ra những đột phá, thay đổi trong công tác cải tạo, phục hồi các dòng sông ô nhiễm ở đô thị.
  • Tủa Chùa… “khát”

    Tủa Chùa… “khát”

    17:02 20/03/2023
    (TN&MT) - Tủa Chùa, một huyện kém phát triển của tỉnh Điện Biên. Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo toàn huyện chiếm tỷ lệ 59,3%. Những ngày giáp hạt tháng 3, nhiều hộ gia đình dân tộc Mông đứt bữa, ăn mèn mén thay cơm. Thế nhưng ở đây, gạo vẫn chưa phải là thứ họ cần nhất. Mà thứ họ cần là nước! Tủa Chùa đang mất an ninh nguồn nước.
  • Hậu Giang: Đảm bảo nguồn nước cho phát triển kinh tế nông nghiệp
    (TN&MT) - Thời gian qua, tỉnh Hậu Giang đã tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hiệu quả, hợp lý các nguồn tài nguyên nước (TNN), phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững của địa phương. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, PV Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang.
  • Tiếp tục rà soát, thể chế hóa đầy đủ các chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước để hoàn thiện Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)
    Chiều 15/3, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tiến hành xem xét cho ý kiến về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành Phiên họp.
  • Điện Biên: Quan tâm đảm bảo an ninh nguồn nước
    (TN&MT) - Nước là nhu cầu tất yếu trong đời sống hằng ngày của mỗi người, mỗi gia đình và là yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe, cải thiện điều kiện sinh hoạt cho người dân. Chính vì vậy, việc bảo đảm an ninh nguồn nước luôn là vấn đề, được tỉnh Điện Biên đặc biệt quan tâm, đầu tư.
  • Nước sạch nông thôn: Tiêu chí quan trọng để giảm nghèo
    (TN&MT) - Xác định nước sạch là nhu cầu thiết yếu của người dân, thời gian qua, Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương đã chú trọng triển khai Chương trình bảo đảm cấp nước an toàn khu vực nông thôn, tập trung đầu tư công trình cấp nước sạch nhằm từng bước cải thiện điều kiện sinh hoạt, vệ sinh, nâng cao sức khỏe cho dân cư nông thôn, giảm bệnh tật, tạo cơ hội xóa đói, giảm nghèo, góp phần xây dựng nông thôn mới.
  • Bà Rịa - Vũng Tàu: Đảm bảo an toàn nguồn nước phục vụ giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên nước, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững của địa phương. PV Báo TN&MT đã có cuộc phỏng vấn ông Đặng Sơn Hải, Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xung quanh vấn đề này.
  • Ngày Quốc tế hành động vì các dòng sông (14/3): Nỗ lực bảo vệ, hồi sinh “mạch sống” của Trái Đất
    (TN&MT) - Ngày Quốc tế Hành động vì các dòng sông (14/3) là dịp để các quốc gia trên thế giới cùng chung tiếng nói bảo vệ các dòng sông - mạch sống của các hệ sinh thái; đề ra những chính sách quản lý công bằng, phát triển bền vững; tìm những giải pháp tốt hơn liên quan đến nước và năng lượng; hợp tác trong xử lý ô nhiễm môi trường, đảm bảo an ninh nguồn nước.
  • Bình Thuận: Siết chặt quản lý, đảm bảo nguồn nước sạch cho người dân
    (TN&MT) - Thời gian qua, tỉnh Bình Thuận đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên nước (TNN) cũng như giúp người dân địa phương tiếp cận nguồn nước sạch, hợp vệ sinh, an toàn phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất, góp phần giảm nghèo bền vững.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO