Phú Yên: Sông Đà Rằng nặng trĩu gánh cát

Mỹ Bình | 01/06/2022 08:34

(TN&MT) - Sông Đà Rằng là một trong những con sông lớn của tỉnh Phú Yên, đoạn qua địa phận thôn Ngọc Phước 2, xã Bình Ngọc, thành phố Tuy Hòa đến xã Hòa An, huyện Phú Hòa, hiện chỉ có hai doanh nghiệp đang khai thác cát nhưng ngày nào con sông cũng “oằn mình” bởi nạn hút và múc cát, chở cát rầm rộ.

Nhiều năm nay do tình trạng xe tải chở cát cày xới nên mặt đường từ trụ sở UBND xã Bình Ngọc vào khu vực mỏ khai thác cát bị nát như tương bần, ổ gà ổ voi chi chít khắp mặt đường. Mặt đường không chỉ bị cày nát khiến người dân đi lại khó khăn mà những vũng nước lầy lội kèm thêm nhiều lớp cát đọng lại trên mặt đường càng khiến người tham gia giao thông đi lại càng khó khăn hơn.

z3453388838987_55e70bbaa9ad633e3f9d64af94ca9c01.jpg
 Con đường ra vào xã Bình Ngọc tại làng rau Ngọc Lãng thành phố Tuy Hòa bị cày nát 

Con đường vừa gây mất mỹ quan cho Khu du lịch nông nghiệp Sông Ba tại làng rau Ngọc Lãng, thành phố Tuy Hòa, vừa gây nguy cơ tai nạn cho người tham gia giao thông khi đi trên con đường này.

dsc05001.jpg
 Vị trí mỏ cát đóng cửa mỏ vẫn hoạt động lấy cát 

Từ lối mòn con đường, đi vào sâu khu vực khai thác cát tại sông Đà Rằng nằm dưới cầu Đà Rằng. Tận mắt chứng kiến hoạt động khai thác cát ở đây, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên trước quy mô khai thác rất rậm rộ, xe ben lớn nhỏ chở cát ra vào nườm nượp, bất kể canh trưa là giờ nghỉ ngơi của người dân sinh sống bên đường vào mỏ cát.

z3453388799393_a63b30a22fc53fee1d7b16c5981b4321-1-.jpg
 Khai thác và chở cát ra ngoài tại mỏ cát đã dóng cửa mỏ 

Tại khu vực khai thác cát sông Đà Rằng có hai điểm mỏ hoạt động tương đối lớn. Trong đó, mỏ cát của Công ty TNHH Xây dựng công trình Hưng Thịnh đã được UBND tỉnh Phú Yên có Quyết định số 541, ngày 18/4/2022 phê duyệt Đề án đóng cửa mỏ khai thác khoáng sản cát vật liệu xây dựng thông thường sông Đà Rằng thôn Ngọc Phước 2, xã Bình Ngọc, thành phố Tuy Hòa với diện tích 4 ha, Thế nhưng đến nay, khu vực này vẫn đang hoạt động khai thác và chở cát ra ngoài khu vực mỏ.

z3453388814551_5f7e5cdae33b5d320cdc2f3094faa4a3.jpg
 Chiếc xe này đi ra ngoài từ khu vực mỏ cát đóng cửa mỏ 

Làm việc với phóng viên, ông Lê Văn Phiện – Phó Chủ tịch UBND xã Bình Ngọc cũng xác nhận là mỏ cát của Công ty TNHH Xây dựng công trình Hưng Thịnh đã đóng cửa mỏ, đang phục hồi môi trường, còn việc khu vực mỏ cát vẫn tiếp tục khai thác múc và chở cát ra ngoài thì phải xem lại, vì một mỏ nữa là của Công ty cổ phần Hồng Phúc nằm ở địa phận xã Hòa An, huyện Phú Hòa nhưng đi cùng một đường ra vào xã Bình Ngọc, thành phố Tuy Hòa.

dsc04982.jpg
Mỏ cát đang hoạt động nằm địa giới xã Hòa An, huyện Phú Hòa 

Mỏ cát thứ hai mà ông Lê Văn Phiện – Phó Chủ tịch UBND xã Bình Ngọc nói đến là mỏ cát của Công ty cổ phần Hồng Phúc có quy mô hoạt động khai thác cát rầm rộ. Tại mỏ cát xuất hiện nhiều phương tiện xe múc, sà lan, ống hút cát và bãi tập kết cát với khối lượng rất lớn.

dsc04968.jpg
Xe múc hoạt động liên tục 

Doanh nghiệp này vừa hoạt động múc cát, vừa hút cát với phương pháp khai thác lộ thiên theo Giấy phép khai thác khoáng sản số 25, ngày 14/6/2016 do UBND tỉnh Phú Yên cấp với thời gian khai thác 13,1 năm, có trữ lượng khai thác 196.677 m3 cát nguyên khai, công suất khai thác 15.000 m3 nguyên khai/năm.

dsc04979.jpg
 Xe ra vào mỏ chở cát 

Như vậy, mỏ cát của Công ty cổ phần Hồng Phúc, vị trí khai thác cát tại xã Hòa An, huyện Phú Hòa nhưng đường ra vào vận chuyển cát vẫn đi qua xã Bình Ngọc, thành phố Tuy Hòa với số lượng xe chở cát ra vào mỏ tấp nập liên tục không ngừng nghỉ thì liệu việc quản lý khai thác khoáng sản tại mỏ cát này như thế nào? Ông Nguyễn Quang Thủ - Trưởng Phòng TN&MT huyện Phú Hòa cho biết: Phòng TN&MT huyện vẫn tham gia việc kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản với Sở TN&MT cũng như đánh giá trữ lượng khai thác cát hàng năm của doanh nghiệp, Phòng quản lý, theo dõi, kiểm tra khai thác đúng mốc giới vị trí mỏ cát.

dsc04983.jpg
Quy mô khai thác như đại công trường lớn 

Trao đổi thêm với phóng viên về vấn đề này, ông Mai Kim Lộc – Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phú Yên cho biết thêm: Công ty cổ phần Hồng Phúc khai thác bằng phương pháp lộ thiên có thể dùng hút hoặc múc cát, tuy nhiên phải đảm bảo an toàn khai thác mỏ. Tại sông Đà Rằng thuộc địa phận thành phố Tuy Hòa có Công ty TNHH Xây dựng công trình Hưng Thịnh nhưng mỏ cát đã đóng cửa mỏ đang phục hồi môi trường, nhưng doanh nghiệp thực hiện như thế nào cũng như việc thực hiện quản lý khai thác cát tại sông Đà Rằng thì Sở đã có kế hoạch kiểm tra tình hình khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Phú Hòa, trong đó có khu vục mỏ cát sông Đà Rằng vào đầu tháng 6 năm 2022.

dsc04995.jpg
Sông Đà Rằng bị chia cắt do khai thác cát 

Theo ghi nhận của phóng viên khi tiếp cận hiện trường khai thác cát tại sông Đà Rằng đi qua xã Bình Ngọc, thành phố Tuy Hòa rất ồ ạt, xe chở cát chạy rầm rộ, khúc sông Đà Rằng bị chia cắt nhiều đoạn để hình thành con đường ra vào chở cát trên sông. Bên bờ sông xe múc, sà lan, ống hút hoạt động hỗ trợ khai thac cát khiến sông Đà Rằng “oằn mình” nặng trĩu gánh cát nhiều năm nay.

dsc04997.jpg
 Con sông Đà Rằng oằn mình gánh cát 

Khu vực mỏ cát đã hết thời hạn khai thác, đóng cửa mỏ nhưng vẫn có hoat động múc cát và chở cát ra ngoài; khu vực mỏ cát còn hiệu lực thì vị trí mỏ cát và đường đi vào mỏ cát nằm ở hai địa giới hành chính khác nhau cách xa hàng chục km, khiến hoạt động khai thác cát đang diễn biến phức tạp và không có sự kiểm soát của cơ quan chức năng lẫn chính quyền địa phương.

z3453388806176_37c58e6e4675fe646a7c2a18c7b2d234.jpg
Sà lan và ống hút cát như những vòi bạch tuộc 

Thiết nghĩ, cần có cuộc thanh kiểm tra về hoạt động khai thác cát nơi đây để tăng cường công tác quản lý, không làm thất thoát nguồn tài nguyên khoáng sản trên sông Đà Rằng tại tỉnh Phú Yên.

z3453388801651_1ddad55537aaab72243ea237224552e6.jpg
Sà lan phục vụ cho hoạt động khai thác cát 
z3453388770392_8292de8816625f57bb1e344420e0e7d3.jpg
Xe chở cát rầm rộ, đối đầu nhau, thập chí xe chở cát nhưng không phủ bạt 
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Phú Yên: Sông Đà Rằng nặng trĩu gánh cát
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO