Phú Yên: Sông Ba sạt lở làm mất đất sản xuất của người dân

Mỹ Bình | 16/09/2022, 20:39

Nhiều năm nay, sông Ba đoạn qua các xã Hòa Định Tây, Hòa Thắng, Hòa An của huyện Phú Hòa bị sạt lở nghiêm trọng, nhiều diện tích bị bồi lấp khiến cho các hộ dân sinh sống bên bờ sông mất đất sản xuất, nhà cửa có nguy cơ bị hư hại.

Sông Ba (sông Cha) bắt nguồn từ đỉnh núi Ngọc Rô (tỉnh Kom Tum), ở độ cao 1.549 m so với mặt nước biển. Sông dài 388 km, chảy qua 3 tỉnh Kom Tum, Gia Lai, Phú Yên và đổ ra biển Đông tại cửa Đà Diễn. Sông Ba mang nặng phù sa, trẻ mãi không già.

a7495f6cdb4b1f15465a.jpg
 Sông Ba bị sạt lở vì mưa lũ hàng năm và nạn khai thác cát 

Thế nhưng nhiều năm nay, sông Ba bị sạt lở hai bên bờ sông làm thay đổi dòng chảy, xuất hiện nhiều cồn cát cùng với nạn khai thác cát trên sông Ba và mưa lũ hàng năm, khiến cho con sông bị sạt lở nghiêm trọng lấn dần vào đất sản xuất, cây hoa màu và nhà cửa của người dân.

img_9577.jpg
 Bờ sông Ba bị sạt lở nghiêm trọng 

Ghi nhận của phóng viên trong những ngày gần đây, một số đoạn bờ sông Ba đi qua xã Hòa An, huyện Phú Hòa sạt lở sâu vào diện tích đất sản xuất nông nghiệp của người dân. Nhiều dấu vết sạt lở còn khá mới tạo nên các bờ vực cao hơn 2 m, có đoạn sạt lở với chiều dài gần 20 m bờ sông, nhiều bờ tre và cây cối nằm dọc sát bờ sông ngã đổ do đất bị nước cuốn trôi.

img_9614.jpg
 Những khoảnh sạt lở  ăn sâu vào đất liền mất đất sản xuất của người dân 

Chia sẻ với phóng viên, bà Nguyễn Thị Tư, sinh sống ở thôn Vĩnh Phú, xã Hòa An cho biết: Trước đây gia đình tôi khai hoang được 1.000 m2 đất hoa màu tại khu vực bờ sông Ba. Tuy nhiên, qua nhiều năm, bờ sông Ba sạt lở làm cho khoảng 750 m2 đất trôi dần theo dòng nước, hiện gia đình chỉ có thể trồng cỏ trên phần diện tích còn lại nhưng cũng có nguy cơ mất đất trong mùa mưa lũ tới.

6ff298801ca7d8f981b6.jpg
 Người dân phản ánh tình trang sat lở sông Ba 

Cũng tại thôn Vĩnh Phú, xã Hòa An, nhiều hộ dân phản ánh tình trạng bờ sông Ba sạt lở dần qua các mùa mưa bão khiến cho nhiều diện tích sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, việc khai thác cát trong lòng sông của một số doanh nghiệp và tận thu đất ven bờ sông của một số người dân khiến cho việc sạt lở bờ sông ngày thêm nghiêm trọng.

Không chỉ có ở xã Hòa An mà bờ sông Ba đoạn qua các xã Hòa Định Tây, xã Hòa Thắng và thị trấn Phú Hòa của huyện Phú Hòa cũng bị sạt lở gần sát vào nhà người dân. Nhiều diện tích đất nông nghiệp ven sông cũng bị trôi sụt, tạo nên các hầm hố sâu, bờ dốc dựng đứng làm cho việc sản xuất của người dân gặp nhiều khó khăn.

Bà Trần Thị Nhỏ, sinh sống tại thị trấn Phú Hòa cho biết: Gia đình tôi sinh sống tại khu vực bờ sông Ba từ nhiều năm nay. Trước đây căn nhà của tôi cách bờ sông khoảng 200 m mà nay chỉ còn cách bờ sông hơn 10 m. Trong mỗi mùa mưa lũ, nước sông dâng cao vào sát mép nhà khiến cho gia đình lo lắng, phải di dời đến nơi khác ở.

Cũng giống như gia đình bà Trần Thị Nhỏ, nhà cửa nhiều hộ dân sinh sống sát bờ sông Ba thuộc thị trấn Phú Hòa, xã Hòa Định Tây và xã Hòa Thắng cũng có nguy cơ hư hại, cuốn trôi khi tình trạng sạt lở bờ sông tiếp tục diễn ra. Nhiều người dân mong muốn chính quyền địa phương và cơ quan chức năng tìm hiểu nguyên nhân và thực hiện các giải pháp ngăn chặn tình trạng này.

4b51a1772550e10eb841.jpg
 Sông Ba đang nặng lòng gánh ba mỏ cát của ba doanh nghiệp 

Thông tin với phóng viên, ông Võ Huy Thạc, Phó phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phú Hòa cho hay: Hiện nay cơ quan chức năng của huyện đã ghi nhận tình trạng sạt lở bờ sông Ba, chủ yếu thuộc các xã Hòa Định Tây, Hòa Thắng, Hòa An và thị trấn Phú Hòa, tổng chiều dài chưa có kè sông khoảng 10 km. Về nguyên nhân sạt lở, cơ quan chức năng huyện cũng chưa thể xác định được.

z3722762585535_a9a6f05a61e0d50c65be41ab127f5789-copy.jpg
 Bãi tập kết cát nằm dọc sông Ba 

Riêng phản ánh của người dân về việc khai thác cát trong lòng sông của các doanh nghiệp là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sạt lở bờ sông, ông Võ Huy Thạc cho biết, hiện nay sông Ba đoạn qua huyện Phú Hòa có 3 doanh nghiệp được cấp phép khai thác cát sông phục vụ cho việc xây dựng và san lấp. Qua 3 đợt kiểm tra từ đầu năm 2022 đến nay, các doanh nghiệp này đều chấp hành đúng quy định về vị trí, sản lượng khac thác. Nguyên nhân sạt lở có phải do khai thác cát sông hay không thì phải có kiểm tra, đánh giá thêm của cơ quan chuyên môn.

z3722762512526_6809ab01c8cc1cbef6f132a1d65089fb.jpg
 Vừa hút vừa múc cát trên sông Ba

Ông Nguyễn Ngọc Tường, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Hòa cho biết: Việc sạt lở ven bờ sông Ba đoạn qua huyện Phú Hoà có xảy ra trong nhiều năm qua, ảnh hưởng đến đất sản xuất nông nghiệp và nhà của của người dân. Tuy nhiên, địa phương chưa thống kê được diện tích bị thiệt hại cũng như số hộ dân bị ảnh hưởng. Về nguyên nhân sạt lở có thể là do thiên tai. Trong thời gian tới, UBND huyện Phú Hòa sẽ tiếp tục kiến nghị cơ quan cấp trên triển khai xây dựng bờ kè sông Ba ở những đoạn chưa được xây dựng để sớm khắc phục tình trạng sạt lở, ổn định đời sống và sản xuất nông nghiệp của người dân địa phương.

Bài liên quan
  • Phú Yên: Sông Đà Rằng nặng trĩu gánh cát
    (TN&MT) - Sông Đà Rằng là một trong những con sông lớn của tỉnh Phú Yên, đoạn qua địa phận thôn Ngọc Phước 2, xã Bình Ngọc, thành phố Tuy Hòa đến xã Hòa An, huyện Phú Hòa, hiện chỉ có hai doanh nghiệp đang khai thác cát nhưng ngày nào con sông cũng “oằn mình” bởi nạn hút và múc cát, chở cát rầm rộ.

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Thanh Hóa: Công khai 109 dự án vi phạm pháp luật đất đai
    Thực hiện quy định tại Luật đất đai năm 2013 và các văn bản quy định thi hành, theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường vừa có Văn bản số 654/STNMT- TTr báo cáo UBND tỉnh Thanh Hóa về việc công khai 109 dự án vi phạm pháp luật đất đai.
  • Nhiều chính sách khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai góp phần xóa đói giảm nghèo
    (TN&MT) - Trên cơ sở định hướng tại các Nghị quyết của Đảng và Nhà nước, Luật Đất đai năm 2013 đã có nhiều quy định quan trọng trong quản lý, sử dụng đất nông nghiệp nói chung, trong đó có thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung đất đai cho sản xuất nông nghiệp nói riêng nhằm hướng tới sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo.
  • Có chính sách phù hợp ưu tiên giao đất cho đồng bào dân tộc thiểu số
    Chính phủ yêu cầu Bộ TN&MT chủ trì, phối hợp với một số Bộ ngành địa phương có chính sách phù hợp ưu tiên giao đất cho đồng bào dân tộc thiểu số, cùng với các cơ chế hiệu quả để ngăn chặn người dân chuyển nhượng sau khi được giao đất; có quy định tạo điều kiện thuận lợi để người sử dụng đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sản xuất cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo quy hoạch…
  • Khẩn trương tổng hợp, xây dựng Báo cáo kết quả lấy ý kiến nhân dân dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
    Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 164/CĐ-TTg ngày 18/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
  • Hoàn thiện chính sách, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất
    Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 37/NQ-CP ngày 17/3/2023 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”.
  • 32 địa phương đề nghị điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2025
    Sáng 16/3, tại trụ sở Bộ TN&MT, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân đã có buổi làm việc với Cục Quy hoạch và phát triển tài nguyên đất và một số đơn vị liên quan về công tác chuẩn bị thẩm định Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021-2025) cấp tỉnh và điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2025 đã được Thủ tưởng Chính phủ phân bổ.
  • Kon Tum: Nỗ lực cấp đất ở, đất sản xuất cho người đồng bào dân tộc thiểu số
    Hiện tại, tỉnh Kon Tum đã thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo để triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Đồng thời, Kon Tum còn tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các địa phương thực hiện các chính sách trên đạt hiệu quả; phấn đấu đến năm 2025, 100% hộ đồng bào DTTS có đất ở, đất sản xuất để phát triển kinh tế, hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững.
  • Quảng Bình: Chú trọng tính hiệu quả trong sử dụng nguồn vốn Quỹ phát triển đất
    (TN&MT) - Quỹ phát triển đất của địa phương do UBND cấp tỉnh thành lập, có chức năng nhận vốn từ nguồn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền thu từ đấu giá quyền sử dụng đất để ứng vốn và chi hỗ trợ trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; tạo quỹ đất và phát triển quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tại Quảng Bình, những năm qua, hoạt động hiệu quả của Quỹ phát triển đất đã góp phần tăng thu cho ngân sách địa phương.
  • Lào Cai ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện định giá đất năm 2023
    (TN&MT) - Để chủ động trong việc tổ chức thực hiện, bảo đảm kịp thời, đáp ứng tiến độ của các dự án và làm cơ sở để bố trí nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước cho việc tổ chức thực hiện định giá đất. Vừa qua, UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành Kế hoạch số 121/KH-UBND định giá đất cụ thể năm 2023 trên địa bàn toàn tỉnh.
  • UBND tỉnh Vĩnh Phúc lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
    (TN&MT) - Ngày 14/3, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Khước chủ trì Hội nghị lấy ý kiến đóng góp đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
  • Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã cụ thể và khoa học hơn
    Sáng 14/3, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)” với hình thức trực tiếp tại điểm cầu trụ sở Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam kết hợp trực tuyến tại 3 điểm cầu tại Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ, Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ, Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên.
  • Lạng Sơn: Tập trung giải phóng mặt bằng hơn 120 dự án
    (TN&MT) - Năm 2023, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn tiếp tục giải phóng mặt bằng (GPMB) hơn 120 dự án. Để bàn giao mặt bằng và đưa các dự án này vào triển khai theo kế hoạch đề ra, tỉnh Lạng Sơn đã và đang tập trung thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ GPMB.
  • Long An: Quản lý hiệu quả đất đai phục vụ giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Thời gian qua, tỉnh Long An đã tập trung phát huy tối đa nguồn lực đất đai, nhất là những tiềm năng, lợi thế riêng đưa địa phương phát triển nhanh, hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững. PV Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Út - Chủ tịch UBND tỉnh Long An xung quanh nội dung này.
  • Đẩy nhanh cấp “sổ đỏ” cho bà con dân tộc: Trao giá trị đất để phát triển kinh tế ở Thới Lai (Cần Thơ)
    Trong thời gian qua, nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất, UBND huyện Thới Lai (TP. Cần Thơ) đã tập trung đẩy mạnh việc thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (“sổ đỏ”) cho hộ gia đình, cá nhân, nhất là đồng bào tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện, giúp họ yên tâm sử dụng đất cũng như đầu tư phát triển sản xuất, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững.
  • Quảng Bình: Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thành phố Đồng Hới
    (TN&MT) - Ngày 9/3, UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành Quyết định số 499/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 thành phố Đồng Hới.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO