Phù Yên (Sơn La): Giải quyết dứt điểm tranh chấp đất đai tại 2 xã vùng cao

Nguyễn Nga | 30/11/2021, 11:32

(TN&MT) - Tranh chấp đất đai giữa 4 bản của xã Bắc Phong và 1 bản của xã Kim Bon, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La đã diễn ra từ năm 2017. Bằng sự nỗ lực vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành, đến nay, người dân đã đồng thuận với kết quả giải quyết của UBND huyện, canh tác đúng ranh giới theo kết quả hòa giải, không còn hiện tượng lấn chiếm đất.

Phó Chủ tịch UBND huyện Phù Yên Cầm Văn Đông trao GCNQSDĐ nông nghiệp cho bà con Suối Vạch.

Theo UBND huyện Phù Yên, nguyên nhân xảy ra tranh chấp do liên quan đến đường địa giới hành chính của 2 xã Kim Bon và Bắc Phong. Cụ thể, trước năm 1995, các hộ dân bản bản Suối Vạch, xã Kim Bon khai phá khu vực đang tranh chấp để trồng lúa nương và ngô. Đến năm 1995, thực hiện theo Chỉ thị 364, khu vực trên thuộc địa giới hành chính xã Bắc Phong, do đó, 4 bản xã Bắc Phong đã yêu cầu nhân dân bản Suối Vạch chuyển về canh tác theo đúng đường địa giới. Nếu hộ gia đình, cá nhân nào tiếp tục canh tác phải đóng phụ thu cho 4 bản xã Bắc Phong theo thỏa thuận.

Do các vụ từ năm 2013-2016, nhân dân 4 bản xã Bắc Phong thay đổi mức phụ thu nên tháng 1/2017, các hộ dân bản Suối Vạch tự ý đi phát cỏ dọn thực bì dọc tuyến địa giới với chiều dài khoảng 4km với mục đích tự phân chia đường địa giới để canh tác sản xuất. Từ đó, dẫn đến nảy sinh mâu thuẫn, tranh chấp giữa người dân các bản.

 

Đã cấp GCNQSDĐ cho 92 hộ dân

Để giải quyết tranh chấp đất đai tại khu vực này, huyện Phù Yên đã thành lập các Đoàn công tác, Tổ công tác hướng dẫn UBND 2 xã Kim Bon, Bắc Phong tổ chức hòa giải, giải quyết tranh chấp. Xây dựng kế hoạch chi tiết từng ngày, tuần, tháng để tổ chức thực hiện phương án hòa giải; rà soát quỹ đất của bản Suối Vạch, xã Kim Bon mà các hộ đang quản lý, sử dụng làm căn cứ để tuyên truyền, cân đối đất sản xuất, đảm bảo ổn định đời sống cho các hộ dân và thực hiện cấp GCNQSDĐ, đảm bảo các quyền lợi cho người sử dụng đất.

Đoàn công tác đã cùng UBND 2 xã, Bí thư chi bộ, trưởng 4 bản: Bưa Đa, Đá Phổ, Bãi Con, Bó Mý, xã Bắc Phong và bản Suối Vạch, xã Kim Bon, đại diện một số hộ dân có liên quan để tổ chức kiểm tra xác minh tại thực địa; đo đạc xác định diện tích, quy chủ hiện trạng sử dụng đất của các thửa đất, lấy ý kiến các bên tham gia.

Kết quả, diện tích đất tại khu vực tranh chấp là 260,05ha; 592 thửa đất với 129 hộ gia đình đang trực tiếp canh tác. Đã thống nhất giao cho nhân dân bản Suối Vạch, xã Kim Bon quản lý sử dụng ổn định và được cấp GCNQSDĐ là 158,29ha. Giao UBND xã Bắc Phong quản lý sử dụng theo quy hoạch, đề xuất phương án sử dụng đất trình UBND huyện phê duyệt làm căn cứ cấp GCNQSDĐ để sử dụng ổn định là 101,76ha.

 

Ông Cầm Văn Dương, Thành viên Tổ công tác giải quyết tranh chấp đất đai của UBND huyện cho biết: Kinh nghiệm để hòa giải thành công tranh chấp tại đây là tăng cường đối thoại trực tiếp giữa các hộ, các bản. Có những thời điểm, Tổ công tác của huyện đã lên ở lại với người dân cả tháng để đối thoại, tuyên truyền, tháo gỡ vướng mắc. Nội dung tuyên truyền vận động tới các hộ gia đình, tập trung về tầm quan trọng của sử dụng đất sản xuất một cách phù hợp và hợp lý, đối với từng cá nhân cũng như hộ gia đình trong phát triển sản xuất, đặc biệt là giữ gìn mối đoàn kết giữa các dân tộc anh em trên địa bàn cũng như với các xã, bản giáp gianh.

Nhờ đó, đến ngày 16/6/2021, 16 hộ gia đình đầu tiên của bản Suối Vạch đã được trao GCNQSDĐ nông nghiệp với diện tích trên 21ha. Ngày 23/11/2021, 76 hộ dân tiếp tục được trao GCNQSDĐ với diện tích trên 69ha.

Niềm vui của người dân vùng cao khi được nhận "sổ đỏ".

Ông Cầm Văn Đông, Phó chủ tịch UBND huyện Phù Yên, Trưởng đoàn công tác giải quyết tranh chấp đất đai khu vực này cho biết: Đến nay, huyện Phù Yên đã tổ chức trao 92 GCNQSDĐ đến bà con, diện tích trên 90ha. Các hộ dân tại khu vực tranh chấp đã giữ vững tình đoàn kết trong nhân dân, nhân dân bản Suối Vạch, xã Kim Bon và 4 bản xã Bắc Phong cơ bản nhất trí với kết quả hòa giải, giải quyết tranh chấp đất đai của UBND huyện, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, đời sống nhân dân dần ổn định.

Đặc biệt, việc cấp GCNQSDĐ cho người dân có ý nghĩa rất quan trọng, đã tuyên truyền cho bà con biết, nắm được quyền lợi, nghĩa vụ của mình. Khi đã được cấp GCN, người dân có ý thức hơn trong quản lý, sử dụng đất đúng vị trí, ranh giới, theo quy hoạch, không lấn chiếm ở vị trí khác, không xâm lấn các hộ bên cạnh.

Huyện Phù Yên đã thành lập các Đoàn công tác, Tổ công tác hướng dẫn UBND 2 xã tổ chức hòa giải, giải quyết tranh chấp đất đai.

Tiếp tục tuyên truyền người dân san sẻ đất

Ông Phàng A Cháy, bản Suối Vạch, xã Kim Bon phấn khởi: Do thiếu đất nông nghiệp nên vừa qua có phát sinh mâu thuẫn tranh chấp đất đai. Giờ được các cấp các ngành quan tâm tạo điều kiện cấp cho sổ đỏ, đại diện cho các hộ dân, chúng tôi cảm ơn các cấp các ngành. Bà con không phải lo lắng về đất sản xuất nữa. Từ nay về sau quán triệt tới bà con, đất được cấp ở đâu thì canh tác ở đó, đầu tư canh tác ổn định lâu dài và không tranh chấp. Nếu có vấn đề thì sẽ trao đổi với xã, với huyện.

Còn với bà Phàng Thị Xa, bản Suối Vạch, xã Kim Bon, từ khi xảy ra tranh chấp đất đai giữa xã Bắc Phong và Kim Bon được 4 năm rồi, nhờ sự vào cuộc tích cực của huyện, xã, hiện nay chúng tôi đã được tạo điều kiện cấp GCNQSDĐ. Chúng tôi yên tâm hơn để lao động sản xuất trên mảnh đất của mình.

Tuy nhiên, hiện nay, còn 26 hộ dân bản Suối Vạch, xã Kim Bon chưa có đất sản xuất, diện tích thiếu 17,87ha; 29 hộ đã được san sẻ đất nhưng ít, mới có đất canh tác trên 2.000m2/khẩu, diện tích được san sẻ 10,91ha.

Tổng diện tích đất tại khu vực tranh chấp là 260,05ha.

Với các trường hợp này, UBND huyện đã hướng dẫn UBND xã Kim Bon rà soát mối quan hệ của 48 hộ có nhiều đất canh tác trên diện tích đã hòa giải thành và 25 hộ có nhiều đất canh tác trên địa giới xã Kim Bon, làm căn cứ để tuyên truyền vận động các hộ có nhiều đất canh tác tiếp tục san sẻ cho các hộ có ít đất canh tác và không có đất canh tác; lập danh sách các hộ nhất trí san sẻ đất (hộ cho đất và hộ nhận đất) gửi Tổ công tác để tổ chức đo đất và giao đất tại thực địa.

Tiếp tục giao Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện hướng dẫn UBND 2 xã Kim Bon, Bắc Phong, các hộ gia đình, cá nhân tại khu vực tranh chấp đã hòa giải thành lập hồ sơ đăng ký đất đai, phấn đấu hoàn thành cấp GCNQSDĐ đối với các thửa đất đủ điều kiện trong quý I/2022.

Bài liên quan
  • Tranh chấp đất đai kéo dài tại Bắc Phong (Sơn La): Bao giờ dứt điểm?
    (TN&MT) - Tranh chấp đất đai giữa 4 bản của xã Bắc Phong và 1 bản của xã Kim Bon, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La đã diễn ra từ đầu năm 2017. Hơn 3 năm đã trôi qua, huyện Phù Yên đã lập nhiều đoàn công tác, tổ công tác để giải quyết tranh chấp, nhưng đến nay, vẫn chưa xử lý được dứt điểm.

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Thanh Hóa: Công khai 109 dự án vi phạm pháp luật đất đai
    Thực hiện quy định tại Luật đất đai năm 2013 và các văn bản quy định thi hành, theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường vừa có Văn bản số 654/STNMT- TTr báo cáo UBND tỉnh Thanh Hóa về việc công khai 109 dự án vi phạm pháp luật đất đai.
  • Nhiều chính sách khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai góp phần xóa đói giảm nghèo
    (TN&MT) - Trên cơ sở định hướng tại các Nghị quyết của Đảng và Nhà nước, Luật Đất đai năm 2013 đã có nhiều quy định quan trọng trong quản lý, sử dụng đất nông nghiệp nói chung, trong đó có thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung đất đai cho sản xuất nông nghiệp nói riêng nhằm hướng tới sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo.
  • Có chính sách phù hợp ưu tiên giao đất cho đồng bào dân tộc thiểu số
    Chính phủ yêu cầu Bộ TN&MT chủ trì, phối hợp với một số Bộ ngành địa phương có chính sách phù hợp ưu tiên giao đất cho đồng bào dân tộc thiểu số, cùng với các cơ chế hiệu quả để ngăn chặn người dân chuyển nhượng sau khi được giao đất; có quy định tạo điều kiện thuận lợi để người sử dụng đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sản xuất cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo quy hoạch…
  • Khẩn trương tổng hợp, xây dựng Báo cáo kết quả lấy ý kiến nhân dân dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
    Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 164/CĐ-TTg ngày 18/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
  • Hoàn thiện chính sách, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất
    Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 37/NQ-CP ngày 17/3/2023 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”.
  • 32 địa phương đề nghị điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2025
    Sáng 16/3, tại trụ sở Bộ TN&MT, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân đã có buổi làm việc với Cục Quy hoạch và phát triển tài nguyên đất và một số đơn vị liên quan về công tác chuẩn bị thẩm định Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021-2025) cấp tỉnh và điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2025 đã được Thủ tưởng Chính phủ phân bổ.
  • Kon Tum: Nỗ lực cấp đất ở, đất sản xuất cho người đồng bào dân tộc thiểu số
    Hiện tại, tỉnh Kon Tum đã thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo để triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Đồng thời, Kon Tum còn tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các địa phương thực hiện các chính sách trên đạt hiệu quả; phấn đấu đến năm 2025, 100% hộ đồng bào DTTS có đất ở, đất sản xuất để phát triển kinh tế, hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững.
  • Quảng Bình: Chú trọng tính hiệu quả trong sử dụng nguồn vốn Quỹ phát triển đất
    (TN&MT) - Quỹ phát triển đất của địa phương do UBND cấp tỉnh thành lập, có chức năng nhận vốn từ nguồn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền thu từ đấu giá quyền sử dụng đất để ứng vốn và chi hỗ trợ trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; tạo quỹ đất và phát triển quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tại Quảng Bình, những năm qua, hoạt động hiệu quả của Quỹ phát triển đất đã góp phần tăng thu cho ngân sách địa phương.
  • Lào Cai ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện định giá đất năm 2023
    (TN&MT) - Để chủ động trong việc tổ chức thực hiện, bảo đảm kịp thời, đáp ứng tiến độ của các dự án và làm cơ sở để bố trí nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước cho việc tổ chức thực hiện định giá đất. Vừa qua, UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành Kế hoạch số 121/KH-UBND định giá đất cụ thể năm 2023 trên địa bàn toàn tỉnh.
  • UBND tỉnh Vĩnh Phúc lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
    (TN&MT) - Ngày 14/3, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Khước chủ trì Hội nghị lấy ý kiến đóng góp đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
  • Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã cụ thể và khoa học hơn
    Sáng 14/3, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)” với hình thức trực tiếp tại điểm cầu trụ sở Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam kết hợp trực tuyến tại 3 điểm cầu tại Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ, Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ, Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên.
  • Lạng Sơn: Tập trung giải phóng mặt bằng hơn 120 dự án
    (TN&MT) - Năm 2023, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn tiếp tục giải phóng mặt bằng (GPMB) hơn 120 dự án. Để bàn giao mặt bằng và đưa các dự án này vào triển khai theo kế hoạch đề ra, tỉnh Lạng Sơn đã và đang tập trung thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ GPMB.
  • Long An: Quản lý hiệu quả đất đai phục vụ giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Thời gian qua, tỉnh Long An đã tập trung phát huy tối đa nguồn lực đất đai, nhất là những tiềm năng, lợi thế riêng đưa địa phương phát triển nhanh, hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững. PV Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Út - Chủ tịch UBND tỉnh Long An xung quanh nội dung này.
  • Đẩy nhanh cấp “sổ đỏ” cho bà con dân tộc: Trao giá trị đất để phát triển kinh tế ở Thới Lai (Cần Thơ)
    Trong thời gian qua, nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất, UBND huyện Thới Lai (TP. Cần Thơ) đã tập trung đẩy mạnh việc thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (“sổ đỏ”) cho hộ gia đình, cá nhân, nhất là đồng bào tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện, giúp họ yên tâm sử dụng đất cũng như đầu tư phát triển sản xuất, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững.
  • Quảng Bình: Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thành phố Đồng Hới
    (TN&MT) - Ngày 9/3, UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành Quyết định số 499/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 thành phố Đồng Hới.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO