Phú Yên: Phòng chống thiên tai trong tình hình dịch Covid-19

Mỹ Bình | 27/10/2021, 14:35

(TN&MT) - UBND tỉnh Phú Yên vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị tập trung kiểm tra, rà soát, kịp thời bổ sung hoàn chỉnh các phương án, kế hoạch phòng chống thiên tai mưa, bão, lũ lụt trong tình hình dịch Covid-19, phù hợp diễn biến mới hiện nay.

Do ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới, trên địa bàn tỉnh Phú Yên có mưa vừa đến mua to, có nơi mưa rất to, hiện một số hồ thủy điện đang xả lũ.

Theo Ban chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh Phú Yên, từ 19 giờ ngày 23/10 đến 6 giờ ngày 27/10, thời tiết khu vực tỉnh Phú Yên có mưa to, đến rất to, lượng mưa phổ biến từ 127,2 – 388 mm (tại An Chấn: 342,4 mm, Hòa Vinh: 373,8 mm, Xuân Lâm: 388 mm).

Riêng từ 19 giờ ngày 26/10 đến 6 giờ ngày 27/10 có mưa vừa, mưa to, mưa rất to, lượng mưa phổ biến từ 24-135,8 mm (tại Ea Bar). Hiện mực nước các sông trên địa bàn tỉnh hầu hết ở mức dưới báo động cấp I, dự báo thời gian tới sông Kỳ Lộ và các sông suối nhỏ đạt mức trên dưới báo động cấp II.

Nhiều diện tích hồ nuôi tôm bị ảnh hưởng do mưa lớn

Lúc 6 giờ ngày 27/10, lưu lượng nước về hồ thủy điện Sông Ba Hạ là 1.215m3/s, xả qua tràn và chạy máy 1.400m3/s, dự kiến đến trưa ngày 27/10 xả qua tràn và chạy máy khoảng 2.500m3/s; lưu lượng nước về hồ thủy điện Sông Hinh là 1.440m3/s, chạy máy 36m3/s; lưu lượng nước về hồ thủy điện La Hiêng 2 là 32,6m3/s, xả qua tràn và chạy máy 32,6m3/s.

Lúc 3 giờ ngày 27/10, lưu lượng nước về hồ thủy điện Krông HNăng là 215,3m3/s, xả qua tràn và chạy máy 79,6m3/s. Các hồ chứa nước thủy lợi lớn đang tích nước phổ biến từ 32,54 - 40,42%, các hồ nhỏ đang tích nước phổ biến từ 40 - 65% so với dung tích thiết kế.

Lúc 5 giờ 27/10, có 173 tàu cá với 1.014 lao động của Phú Yên đang hoạt động trên biển, trong đó hoạt động xa bờ là 170 tàu cá với 998 lao động (38 tàu cá/247 lao động đang hoạt động và neo đậu ở các đảo thuộc quần đảo Trường Sa; 132 tàu cá/751 lao động hoạt động dưới nam biển Đông); 3 tàu cá/16 lao động hoạt động gần bờ. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh còn 107.980 ô lồng của 2.555 bè nuôi thủy sản, trước mùa mưa bão các địa phương đã thu hoạch thủy sản nuôi đạt kích cỡ thương phẩm và chuẩn bị sẵn sàng các phương án ứng phó với bão và mưa lũ.

Về thiệt hại ban đầu do mưa lũ, có 1 thuyền công suất 30CV bị chìm (ước thiệt hại khoảng 120 triệu đồng) và 1,2 tấn cá và hơn 8.445 con tôm hùm các loại bị chết. Do mưa lớn, một số tuyến đường, ngầm tràn bị ngập từ 0,4-0,7m, nhất là ở huyện Sông Hinh.

Người dân đưa thuyền bè vào bờ để bảo đảm an toàn

Trước diễn biến phức tạp của áp thấp nhiệt đới, UBND tỉnh Phú Yên vừa có văn bản yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương phối hợp tập trung kiểm tra, rà soát, kịp thời bổ sung hoàn chỉnh các phương án, kế hoạch phòng chống thiên tai mưa, bão, lũ lụt trong tình hình dịch Covid-19, phù hợp diễn biến mới hiện nay.

Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng tỉnh, các đơn vị, địa phương liên quan kiểm tra, rà soát các khu vực, đê kè ven sông, ven biển xung yếu có khả năng sạt lở, triều cường uy hiếp, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, công trình, đất sản xuất để khảo sát, đánh giá tham mưu, đề xuất báo cáo UBND tỉnh hướng xử lý kịp thời.

Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo theo chức năng nhiệm vụ rà soát, cập nhật các trạm y tế, các điểm trường nằm ở khu vực xung yếu, thường xuyên ngập lụt khi mưa lũ, khẩn trương bố trí địa điểm phù hợp di chuyển các trang thiết bị để bảo quản, đảm bảo thực hiện nhiệm vụ khám chữa bệnh, dạy và học trong mọi tình huống.

Các sở, ban, ngành tỉnh phối hợp các hội, đoàn thể tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố theo chức năng nhiệm vụ khẩn trương và thường xuyên thực hiện tốt công tác tuyên truyền đến tất cả các tầng lớp nhân dân nằm nâng cao nhận thức, hiểu hết các biện pháp phòng tránh thiên tai cũng như mức độ nguy hiểm của từng cấp độ, loại hình thiên tai; đồng thời có trách nhiệm chủ động phối hợp với các lực lượng chức năng hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai.

Những nơi nguy cơ cao bị ảnh hưởng mưa, bão, lũ phải di dời người dân đến nơi an toàn

Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT (thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và TKCN tỉnh) xây dựng các biểu đồ, báo cáo để thể hiện đánh giá tình hình công tác chuẩn bị đối phó, di dời nhân dân trước và công tác khắc phục sau các loại hình thiên tai đảm bảo dễ theo dõi và chỉ đạo theo từng cấp độ.

Các địa phương ven sông, suối (đặc biệt ven sông Ba) có diện tích canh tác nông nghiệp trên các cồn cát, bãi bồi ven sông, trên sông phải có biện pháp vận động, tuyên truyền người dân chủ động di chuyển các loại gia súc, gia cầm trước mùa mưa bão, lũ và đảm bảo an toàn về người, tài sản; đồng thời kiên quyết xử lý đối với các trường hợp không chấp hành di dời khi có lệnh của cơ quan có thẩm quyền. Ngoài ra, các cơ quan, đơn vị chủ quản hồ chứa thủy điện và thủy lợi trên địa bàn tỉnh rà soát, thực hiện việc lắp đặt hệ thống camera giám sát tại các cửa tràn xả lũ để theo dõi, đánh giá khi thực hiện chỉ đạo điều tiết.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Thanh Hóa: Chủ động ứng phó với mưa lớn, lũ quét và sạt lở đất
    Ngày 27/9/2023, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Công văn số 14417/UBND-NN gửi các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan về việc triển khai ứng phó với mưa lớn, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất trên địa bàn tỉnh.
  • Nghệ An: Nhiều địa phương vùng cao bị ngập lụt
    Do mưa lớn kéo dài, nước từ thượng nguồn cũng đổ về rất nhanh nên trong đêm 26, sáng 27/9/2023, nhiều địa phương như Quỳ Châu, Quế Phong, Tương Dương, Kỳ Sơn, Thanh Chương… của tỉnh Nghệ An đã bị ngập lụt. Thiệt hại ước tính về tài sản là khá lớn, người dân và chính quyền đã phải thức trắng đêm để di dời đồ đạc, vật nuôi đến nơi an toàn.
  • Giải pháp giảm thiểu sạt lở đất đá dựa vào tự nhiên
    (TN&MT) - Những năm gần đây, tác động của biến đổi khí hậu đã gây ra nhiều vụ sạt lở đất đá, lũ quét đặc biệt tại khu vực miền núi Việt Nam gây hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sinh hoạt của người dân.
  • Thời tiết ngày 27/9, cả nước có mưa, nhiều nơi mưa to
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTVQG, ngày 27/9, Hà Nội và khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông vài nơi. Gió đông nam cấp 2-3. Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ cục bộ có mưa vừa, mưa to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
  • Nghệ An: Mưa lớn, nhiều thủy điện vận hành điều tiết nước hồ chứa
    Những ngày qua, thời tiết trên địa bàn tỉnh Nghệ An có mưa lớn tại tất cả các huyện, thành, thị. Vì thế, để đảm bảo công tác điều tiết nước hồ chứa các nhà máy thủy điện được an toàn theo đúng quy trình đơn hồ và Quy trình liên hồ chứa trên lưu vực các sông, nhiều Nhà máy thủy điện đã có thông báo về việc vận hành điều tiết nước hồ chứa.
  • Nghệ An: Nhiều nơi bị ảnh hưởng bởi mưa lớn, lốc xoáy
    Trong đêm 25 và ngày 26/9/2023, trên địa bàn toàn tỉnh Nghệ An xẩy ra mưa lớn khiến cho nhiều địa phương bị ngập. Ngoài ra, một số nơi còn xảy ra lốc xoáy gây thiệt hại nhiều tại sản của người dân.
  • Ứng phó với BĐKH ở Bến Tre: Hướng đến cuộc sống an toàn, bền vững
    (TN&MT) - Trước tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng, tỉnh Bến Tre đã chủ động triển khai thực hiện nhiều giải pháp ứng phó để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra, nhằm hướng đến cuộc sống an toàn, bền vững. Phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Bùi Văn Thắm, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Bến Tre xung quanh nội dung này.
  • Quảng Bình: Mưa lũ làm 22 thôn, bản bị chia cắt
    Báo cáo của Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy PCTT&TKCN kiêm PTDS tỉnh Quảng Bình cho biết, đến 11h ngày 26/9/2023, mưa lớn do áp thấp nhiệt đới khiến 22 thôn, bản trên địa bàn tỉnh bị chia cắt. Trong đó, Huyện Minh Hóa có 14 thôn bản, huyện Quảng Ninh và Bố Trạch mỗi huyện có 4 thôn, bản bị chia cắt.
  • Quảng Trị: Sẵn sàng ứng phó thời tiết nguy hiểm
    Nhằm sẵn sàng ứng phó với thời tiết nguy hiểm sắp tới, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Quảng Trị đề nghị các đơn vị liên quan trong tỉnh triển khai các lực lượng kiểm tra, rà soát các khu vực ven sông, suối, khu vực thấp trũng có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất để chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân khi có tình huống xảy ra.
  • Các tỉnh Nam Miền Trung: Cảnh báo mưa to trên diện rộng, ngâp úng và sạt lở núi
    Áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) áp sát miền Trung khiến cho các địa phương Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi đang có mưa vừa đến mưa to. Trước diễn biến phức tạp của ATNĐ, hiện các địa phương đang khẩn trương chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.
  • Nghệ An: Chủ động ứng phó mưa lớn, nguy cơ ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất
    Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Nghệ An vừa ban hành Văn bản số 152/VP-PCTT về việc chủ động ứng phó mưa lớn, nguy cơ ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất trong những ngày tới.
  • JETP - nội dung quan trọng trong tiến trình hướng tới mục tiêu Net Zero
    (TN&MT) - Chia sẻ tại Tọa đàm “Báo chí, truyền thông đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển xanh” sáng 23/9, ông Vũ Đức Đam Quang – Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế Bộ TN&MT nhấn mạnh đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) là một trong những nội dung quan trọng trong tiến trình hướng tới mục tiêu net zero của Việt Nam.
  • TS Phạm Phú Ngọc Trai: Lộ trình Zero Carbon và cơ hội phát triển bền vững tại Việt Nam
    (TN&MT) - Phát biểu tại diễn đàn Báo chí Phát triển xanh sáng 23/9, TS Phạm Phú Ngọc Trai - Chủ tịch Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Vietnam) đã chia sẻ với các đại biểu về lộ trình Zero Carbon và cơ hội phát triển bền vững tại Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO