Phú Yên nhanh chóng khắc phục hậu quả mưa lũ, sớm ổn định cuộc sống cho người dân

Mỹ Bình | 11/11/2020, 22:36

(TN&MT) - UBND tỉnh Phú Yên đang chỉ đạo các địa phương thống kê những thiệt hại cũng như sự trợ giúp để tỉnh lên phương án hỗ trợ kịp thời cho địa phương bị thiệt hại nặng nề trong cơn bão số 12.

Chiều 11/11, theo Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn tỉnh Phú Yên cho biết, lũ trên các sông phía Bắc tỉnh đang rút. Tuy nhiên, vẫn còn hàng ngàn căn nhà tại huyện Tuy An và huyện Đồng Xuân bị ngập nước. Mưa lũ đã làm gần 12.000 căn nhà bị ngập 0,5-2m, 62 căn nhà bị sập, hư hỏng, một người mất tích, hai người bị thương.

Ngày 11/11, đồng chí Phạm Đại Dương - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và đồng chí Trần Hữu Thế - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên đi kiểm tra tình hình ngập lụt trên địa bàn huyện Đồng Xuân.

Lãnh đạo tỉnh Phú Yên đi kiểm tra tình hình bão lũ sau cơn bão số 12

Do ảnh hưởng của bão số 12, trên địa bàn huyện Đồng Xuân có mưa vừa, mưa to. Mưa lũ khiến nhiều khu vực trên địa bàn huyện bị ngập sâu, có 1.657 nhà bị ngập trên 1m; 751 nhà ngập dưới 1m; 2.500 giếng nước bị ngập; các tuyến đường tỉnh, huyện bị ngập và đường xã bị chia cắt; tất cả 11 xã, thị trấn bị cúp điện hoàn toàn. Do tình hình nước sông Kỳ Lộ và sông Cô còn ở mức cao do vậy địa phương chưa tiến hành thống kê hết tình hình thiệt hại. Trước đó, địa phương đã di dời 2.560 hộ, 7.320 khẩu và gia súc, gia cầm đến nơi an toàn.

Ông Nguyễn Hữu Từ - Chủ tịch UBND huyện Đồng Xuân cho biết, huyện đang tập trung chỉ đạo các ngành chức năng khẩn trương khắc phục hậu quả bão lụt, nhất là ngành điện, nước nhanh chóng xử lý để sớm phục vụ người dân khắc phục hậu quả, dọn dẹp nhà cửa, vệ sinh môi trường; xử lý nguồn nước ở những khu vực chưa có nước sạch cho bà con. Cùng với đó, địa phương cũng nhanh chóng huy động lực lượng quân sự, đoàn viên thanh niên xung kích, nhân viên môi trường đô thị hỗ trợ bà con dọn dẹp, thu gom rác thải, đảm bảo vệ sinh môi trường. Sau khi nước rút, địa phương huy động các nguồn lực để hỗ trợ, giúp đỡ người dân bị ảnh hưởng bởi bão lụt.

Các lực lượng quân đội, thanh niên giúp người dân khắc phục hậu quả mưa lũ cơn bão số 12

Đến kiểm tra, chỉ đạo công tác khắc phục bão lụt tại huyện Đồng Xuân, đồng chí Phạm Đại Dương - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên cho biết, UBND tỉnh đang chỉ đạo các địa phương thống kê lại những thiệt hại cũng như sự trợ giúp cần tỉnh hỗ trợ để lên phương án hỗ trợ kịp thời cho địa phương. Đơn cử như trong sáng nay tỉnh chỉ đạo lên kế hoạch lấy tiếp viện từ Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh và Công an tỉnh cùng các đoàn thể, lực lượng đoàn viên thanh niên về huyện để hỗ trợ cho bà con. Trên địa bàn tỉnh Phú Yên, ngoài một số khu vực bị ngập ở huyện Đồng Xuân, các địa phương khác như huyện Tuy An vẫn còn một số vùng bị cô lập. Bên cạnh việc triển khai phương án ứng phó, khắc phục hậu quả bão lụt đã chuẩn bị sẵn sàng trước đó, thì các địa phương cũng cần có biện pháp hỗ trợ từ tỉnh để nhanh chóng khắc phục hậu quả mưa lũ, sớm ổn định cuộc sống cho người dân.

Theo ông Bùi Văn Thành - Chủ tịch UBND huyện Tuy An, đến chiều 11/11, địa phương vẫn còn hàng ngàn căn nhà bị ngập nước. Nhiều xã bị cô lập, chia cắt như An Định, An Nghiệp, An Thạch, An Cư, An Dân, thị trấn Chí Thạnh, đợt lũ này rất lớn, thấp hơn đợt lũ lịch sử năm 2009 chỉ 0,5 m. Ghi nhận ban đầu, đợt lũ này đã gây ra thiệt hại rất lớn đối với huyện Tuy An. Rất nhiều gia đình mất hết tài sản, đồ dùng, vật nuôi do bị lũ cuốn trôi. Nhiều diện tích nuôi thủy sản, sản xuất nông nghiệp bị mất trắng. Huyện Tuy An đã trích ngân sách mua mì ăn liền, nước uống cứu trợ khẩn cấp 575 hộ gia đình đang bị lũ cô lập tại thôn Phú Lương, xã An Cư.

Nhà máy thủy điện Sông Ba Hạ đang yêu cầu xả lũ ngày một tăng

Hiện nay lượng tích nước của lưu vực nước sông Ba đang rất lớn và Nhà máy thủy điện Sông Ba Hạ đang yêu cầu xả lũ ngày một tăng, tuy nhiên tỉnh Phú Yên điều tiết để đảm bảo an toàn ở hạ du và đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho người dân.

Đồng chí Trần Hữu Thế - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên đặc biệt lưu ý đến vấn đề di dời dân: Tỉnh luôn luôn có cảnh báo và nhắn tin qua hệ thống các nhà mạng, đồng thời chỉ đạo điều hành trực tiếp đối với các Ban chỉ huy phòng chống lụt bão ở địa phương. Khi xả lũ tăng lên cao, có khả năng nguy hiểm từng khu vực, sẽ báo động trực tiếp. Vì vậy, mong rằng bà con cố gắng hợp tác với chính quyền địa phương để khi có lệnh thì di dời ngay, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của bà con.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Lai Châu: Cuộc sống ấm no nhờ bảo vệ phát triển rừng
(TN&MT) - Tham gia bảo vệ rừng nhằm phát triển kinh tế gia đình vươn lên làm giàu. Anh Mã A Phình ở xã Sùng Phài, thành phố Lai Châu đã tập trung vào việc phát kinh tế nông lâm nghiệp, trong đó chú trọng phát triển rừng. Hiện nay, gia đình anh được đánh giá là hộ gia đình có kinh tế vững tại địa phương và là tấm gương tiêu biểu làm giàu từ rừng.
Đừng bỏ lỡ
  • Công bố quyết định BQL Vườn Quốc gia Tà Đùng trực thuộc UBND tỉnh Đắk Nông
    Chiều 3/10, UBND tỉnh Đắk Nông tổ chức Lễ công bố Quyết định tổ chức lại Ban Quản lý Vườn quốc gia Tà Đùng trực thuộc UBND tỉnh và Quyết định về công tác cán bộ.
  • Hội Nhà báo Việt Nam quy định tổ chức, hoạt động, công tác quản lý các CLB sinh hoạt chuyên môn
    (TN&MT) - Ngày 3/10, Trung tâm Văn hóa báo chí, Hội Nhà báo Việt Nam ra Thông báo số 24/TB-TTVHBC gửi Ban Chủ nhiệm các Câu lạc bộ thuộc quản lý của Hội Nhà báo Việt Nam về quy định mới ban hành của Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam.
  • Hạnh phúc trẻ thơ tại những khu đô thị thuận ích
    (TN&MT) - Trong những ngày thu tháng tám, tiếng cười trong trẻo của trẻ thơ rộn vang khắp những khu đô thị TNR Gold. Các em háo hức khám phá các trò chơi như kéo co, bịt mắt bắt vịt, ô ăn quan… và nhiều hoạt động hấp dẫn khác.
  • Trà shan tuyết Suối Giàng - tài nguyên xanh nơi bồng bềnh mây trắng
    (TN&MT) - Nhờ khí hậu, thổ nhưỡng và tập quán truyền thống của người dân bản địa đã tạo nên một bức tranh đẹp đẽ và nhiều màu sắc trên non cao Suối Giàng.
  • Nhiều nhà khoa học dự Hội thảo Khoa học “Phát triển và quản lý bền vững tài nguyên và môi trường"
    (TN&MT) - Ngày 3/10, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tổ chức lễ Kỷ niệm 10 năm thành lập Khoa Tài nguyên nước, Khoa Khoa học Biển và Hải đảo, Bộ môn Biến đổi khí hậu và Phát triển bền vững; đồng thời tổ chức Hội thảo Khoa học “Phát triển và quản lý bền vững tài nguyên và môi trường”.
  • Lạng Sơn: Ngăn chặn vận chuyển gia cầm trái phép qua biên giới
    (TN&MT) - Gần đây, tại Lạng Sơn diễn ra hoạt động vận chuyển gia cầm trái phép qua biên giới, trước tình hình này, chiều 3/10, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu đã chủ trì cuộc họp để đôn đốc lực lượng chức năng triển khai ngăn chặn, phát hiện, xử lý.
  • Tạm dừng lưu thông lên, xuống Núi Cấm (An Giang) do sạt lở đất, đá
    Ngày 3/10, UBND thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang đã có thông báo số 5469/TB-UBND, tạm dừng các phương tiện lưu thông trên tuyến đường chính lên, xuống Núi Cấm (xã An Hảo, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang) do sạt lở đất, đá.
  • Khách du lịch đến Quảng Bình trong 9 tháng đã vượt chỉ tiêu cả năm
    Năm 2023, ngành du lịch Quảng Bình đặt mục tiêu đón từ 3-3,5 triệu lượt khách nhưng đến nay đã có gần 3,7 triệu lượt du khách đến với tỉnh này.
  • Bảo hiểm Việt Nam: Kiên định các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2023
    “Toàn Ngành tiếp tục bám sát chủ trương, đường lối, định hướng, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về chính sách BHXH, BHYT; tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành trong xây dựng, hoàn thiện các Luật liên quan đến nhiệm vụ của Ngành thời gian tới”. Đây là yêu cầu của ông Nguyễn Thế Mạnh - Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam đưa ra tại Hội nghị giao ban trực tuyến toàn Ngành 2/10/2023.
  • Tôn vinh 100 nông dân xuất sắc và 63 hợp tác xã tiêu biểu toàn quốc
    (TN&MT) - Sáng 3/10, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã tổ chức họp báo về “Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam” năm 2023. Chương trình sẽ tôn vinh 100 nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2023, và lần đầu tiên tổ chức biểu dương 63 hợp tác xã nông nghiệp tiêu biểu toàn quốc.
  • Long An: Lan tỏa các mô hình xanh để thu hút các dự án xanh
    (TN&MT) - Dưới tác động tiêu cực đến môi trường trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua, tỉnh Long An đã không ngừng nỗ lực triển khai nhiều giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường (BVMT), nhằm hướng đến mục tiêu phát triển bền vững của địa phương.
  • Quảng Nam tăng cường quản lý chất lượng Sâm Ngọc Linh
    Hiện nay, việc quảng cáo, mua bán các sản phẩm Sâm Ngọc Linh giả, không rõ nguồn gốc trên các nền tảng mạng xã hội đang có diễn biến phức tạp … làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh (SX, KD) của người sản xuất chân chính. Để chấn chỉnh tình trạng trên, đồng thời tăng cường quản lý SX, KD Sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Quảng Nam ban hành công văn số 6689/UBND-KTN về việc tăng cường quản lý chất lượng Sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO