Phú Xuyên (Hà Nội): Xe tải chở cát cày nát đường đê, cơ quan chức năng bất lực?
18/05/2018, 15:46
(TN&MT) – Vì mục đích kinh doanh, hàng loạt bãi tập kết, trung chuyển cát tại khu vực bãi đê sông Hồng, thuộc địa bàn huyện Phú Xuyên ngang nhiên hoạt động...
(TN&MT) – Vì mục đích kinh doanh, hàng loạt bãi tập kết, trung chuyển cát tại khu vực bãi đê sông Hồng, thuộc địa bàn huyện Phú Xuyên ngang nhiên hoạt động nhiều năm nay, không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn vi phạm nghiêm trọng pháp luật đê điều. Nghiêm trọng hơn, tình trạng xe quá tải, quá khổ ngang nhiên hoạt động, chạy suốt ngày đêm, làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống người dân sống cạnh đường ven đê.
Đường đê “oằn mình cõng” xe tải
Như Báo TN&MT đã phản ánh trong bài viết “Phú Xuyên (Hà Nội): Ai “bảo kê” cho hàng loạt bãi tập kết cát hoạt động không phép” đăng ngày 26/4/2018, hàng loạt bến bãi tập kết, trung chuyển VLXD không phép trên địa bàn huyện Phú Xuyên vẫn ngang nhiên hoạt động. Điều này khiến dư luận đặt câu hỏi: Liệu rằng công tác chỉ đạo, quản lý và xử lý sai phạm của UBND huyện Phú Xuyên cũng như UBND các xã, thị trấn có liên quan có thực sự hiệu quả?
Để có được câu trả lời thỏa đáng từ UBND huyện Phú Xuyên, PV đã nhiều lần trực tiếp về UBND huyện để đặt lịch làm việc với ông Nguyễn Ngọc Sơn – Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên. Thế nhưng, PV không hề nhận được hồi âm từ vị Chủ tịch này dưới bất kỳ hình thức nào.
Xe tải chở cát gây ô nhiễm không khí, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống người dân
Trong thời gian chờ đợi lịch hẹn từ vị Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên, Báo TN&MT tiếp tục nhận được thông tin phản ánh của người dân, đặc biệt là những người sinh sống trên địa bàn thị trấn Phú Minh, nơi còn tồn tại 4 bãi tập kết, trung chuyển cát đang hoạt động. Đa phần người dân ở thị trấn Phú Minh đều cảm thấy hoang mang, lo sợ bởi tình trạng xe quá khổ, quá tải chở cát chạy rầm rập trên tuyến đê sông Hồng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân. Theo họ, tình trạng này đã xảy ra và kéo dài liên tục nhiều năm qua nhưng vẫn không được các cơ quan chức năng xử lý triệt để.
Có mặt tại tuyến đường đê sông Hồng vào thời điểm đầu tháng 5/2018, đoạn qua địa bàn thị trấn Phú Minh, PV nhận thấy các xe quá khổ, quá tải chở cát từ các bến bãi ven đê đi các nơi bán khi chạy trên đường đê đã làm rơi vãi cát xuống đường, không chỉ gây ô nhiễm không khí mà còn khiến đường sá xuống cấp nghiêm trọng.
Mỗi lần xe chở VLXD đi qua là một luồng khói bụi bốc lên mù mịt
Qua quan sát, dọc tuyến đường đê trên, chỉ cách vài bước chân lại có “ổ voi, ổ trâu”. Mỗi khi xe tải đi qua, dù đã đeo kính và bịt khẩu trang kín mít nhưng PV vẫn cảm thấy kinh hoàng vì bụi bám đầy miệng, mũi và mắt. Thậm chí, để đảm bảo an toàn, PV phải đi bộ dắt xe vì sợ ngã nếu vấp phải “ổ voi, ổ trâu”.
Bà M. - một người dân có nhà nằm sát mặt đường đê sông Hồng, thuộc địa bàn thị trấn Phú Minh cho biết: “Nhà báo dắt xe là đúng rồi. Chúng tôi sống ở đây hàng chục năm rồi mà nhiều khi còn chẳng dám đi xe ấy vì sợ ngã do đường quá xuống cấp và sợ xe tải “phóng bạt mạng” trên đường đâm vào!”
Cơ quan chức năng bất lực?
Có thể thấy rằng, tình trạng các bãi tập kết, trung chuyển VLXD trên địa bàn huyện Phú Xuyên, đặc biệt ở thị trấn Phú Minh đã diễn ra nhiều năm và xe quá khổ, quá tải hoạt động thường xuyên trong một thời gian dài, gây ra nhiều hệ lụy cho người dân. UBND huyện Phú Xuyên cũng như UBND thị trấn Phú Minh và các xã, nơi có bến bãi hoạt động không biết hay cố tình “làm ngơ”?
Về vấn đề này, ông Vũ Văn Hữu – Chủ tịch UBND thị trấn Phú Minh cho biết: Ngày 16/5/2017, UBND thị trấn Phú Minh đã thông báo cho các hộ thuê đất kinh doanh bến bãi, VLXD ngoài bãi đê sông Hồng dừng ngay mọi hoạt động của bến bãi, yêu cầu tự chấp hành việc giải tỏa VLXD và trả lại mặt bằng. Nhưng đến nay vẫn còn một số chủ bến bãi VLXD chưa nghiêm túc thực hiện, vẫn cho các phương tiện ra vào vận chuyển VLXD.
Xe đang "ăn" cát từ tàu thuyền để chở đi bán
“Để thực hiện tốt sự chỉ đạo của của UBND huyện Phú Xuyên trong việc tổ chức cưỡng chế giải tỏa VLXD trong các bãi trung chuyển VLXD ngoài đê sông Hồng. UBND thị trấn Phú Minh đã đề nghị Công an huyện Phú Xuyên phối hợp với UBND thị trấn Phú Minh đình chỉ các phương tiện hoạt động chuyên chở vật liệu, trung chuyển VLXD ra vào các bãi đê sông Hồng thuộc địa bàn thị trấn Phú Minh” – ông Vũ Văn Hữu cho biết thêm.
Theo tìm hiểu của PV, cũng trong năm 2017, đường 429 thuộc địa bàn thị trấn Phú Minh đã trở thành điểm nóng trên hệ thống truyền thông về tình trạng ô nhiễm môi trường, đặc biệt là bụi. Do đó, công tác tuần tra kiểm soát và xử lý các xe chở VLXD chở quá khổ quá tải gây ô nhiễm môi trường cần được đặc biệt chú trọng.
Tình trạng tập kết, trung chuyển VLXD trên địa bàn huyện Phú Xuyên vẫn tiếp diễn trong một thời gian dài mà chưa được các cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý
Vào thời điểm đó, UBND thị trấn Phú Minh đã đề nghị UBND huyện Phú Xuyên, Phòng TN&MT huyện Phú Xuyên và Công an huyện Phú Xuyên tăng cường tuần tra, kiểm soát và xử lý dứt điểm tình trạng các xe chở quá khổ quá tải gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn thị trấn.
Hàng loạt bãi tập kết, trung chuyển VLXD trên địa bàn thị trấn Phú Minh (huyện Phú Xuyên) vẫn ngang nhiên hoạt động
Mặc dù thị trấn Phú Minh đã có nhiều công văn gửi UBND huyện Phú Xuyên, Phòng TN&MT huyện Phú Xuyên và Công an huyện Phú Xuyên đề nghị các cơ quan này phối hợp xử lý dứt điểm tình trạng trên, nhưng đến nay, tình trạng này vẫn đang xảy ra ngang nhiên, thách thức dư luận. Điều này thể hiện sự tắc trách, thờ ơ, buông lỏng quản lý của lãnh đạo UBND huyện Phú Xuyên, Phòng TN&MT huyện Phú Xuyên cũng như Công an huyện Phú Xuyên? Câu trả lời xin nhường lại cho các cơ quan trên.
Hàng loạt bãi tập kết, trung chuyển VLXD trên địa bàn thị trấn Phú Minh (huyện Phú Xuyên) vẫn ngang nhiên hoạt động
UBND TP Hà Nội vừa yêu cầu các sở, ngành, địa phương liên quan tập trung xử lý dứt điểm các vụ vi phạm pháp luật đê điều; đồng thời, có biện pháp ngăn chặn hiệu quả không để phát sinh vi phạm mới... Các vi phạm chủ yếu là: xây dựng, cải tạo nhà cửa, công trình trong phạm vi bảo vệ đê điều và bãi sông, chiếm dụng mái đê để trồng các loại cây; dựng lều quán trên mặt đê, mái đê; tập kết vật liệu xây dựng trong hành lang bảo vệ đê… Địa phương để xảy ra nhiều vi phạm như huyện Ứng Hòa: 21 vụ, huyện Sóc Sơn: 16 vụ, huyện Phú Xuyên và huyện Ba Vì: 11 vụ.
(TN&MT) – Nhiều năm gần đây, hàng loạt bãi tập kết, trung chuyển cát tại khu vực bãi đê sông Hồng, thuộc địa bàn huyện Phú Xuyên hoạt động không phép, gây ô nhiễm môi trường, phá hủy đường sá và hệ thống đê điều… nhưng không được các cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý triệt để.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Quan Sơn.
(TN&MT) - Bà Nguyễn Thị Loan (Cụm 3, xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, Hà Nội) gửi đơn đến Báo Tài nguyên và Môi trường phản ánh: Năm 2008, gia đình bà được chính quyền huyện Đan Phượng đồng ý cho đổi đất ruộng từ xứ đồng Bãi Tổng sang xứ đồng Trẫm Sáu. Tuy nhiên, năm 2019, UBND huyện Đan Phượng lại ra thông báo hủy bỏ việc chuyển đổi đất nông nghiệp năm 2008 nhưng lại quên hoàn trả lại đất cho người dân.
(TN&MT) - Báo điện tử Tài nguyên và Môi trường đã có loạt bài phản ánh đường đi thành đất "sổ đỏ" và việc chuyển nhượng đất giữa ông Nguyễn Đình Rạng cho ông Nguyễn Văn Huy tại tổ dân phố Hồng Phong, thị trấn Tiền Hải (Thái Bình) có nhiều điểm “bất thường” cần được làm rõ. Để khách quan, phóng viên đã đặt lịch làm việc qua Văn phòng UBND huyện Tiền Hải, sau một thời gian dài, mới được bố trí làm việc với Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tiền Hải.
Đã gần 20 năm dài đằng đẵng trôi qua, gia đình thương binh nặng Trương Đình Mùi (đã mất) và bà Lê Thị Thỏa, Thôn 6, xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa phải sống trong cảnh “có nhà cũng như không” bởi những căn nhà cấp 4 đã quá cũ nát, nắng thì che nắng, mưa thì phải che mưa.
UBND tỉnh Quảng Nam vừa có Quyết định số 1804/QĐ-UBND về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản đối với Công ty Cổ phần kỹ nghệ khoáng sản Quảng Nam, địa chỉ: Cụm Công nghiệp Hà Lam - Chợ Được (xã Bình Phục, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) do ông Phạm Ngọc An làm Tổng Giám đốc Công ty.
Được giao đất sản xuất lâm nghiệp từ năm 1996, có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thế nhưng hơn chục năm qua gia đình ông Nguyễn Xuân Chiến vẫn mòn mỏi đi tìm quyền lợi, khi phần lớn diện tích được giao thực tế đã được Công ty MTV Cao su Thanh Hóa giao khoán cho các hộ.
(TN&MT) – Người dân thì nghi do đồng ruộng bị nhiễm nước mặn nhưng Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thái Bình lại khẳng định do “hiện tượng thẩm thấu, bốc chua mặn” dẫn đến ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây hoa màu. Trong khi đó, kết quả phân tích mẫu nước mặt của Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường (thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Bình) lại cho thấy độ mặn cao gấp nhiều lần quy định.
Trước đây, nhờ sự vào cuộc của báo chí, tình trạng ô nhiễm môi trường ở sông Cầu Đá có chuyển biến tích cực, tuy nhiên gần đây con sông này tái diễn cảnh mùi hôi thối bốc lên nồng nặc, dòng nước những ngày nắng nóng đen kịt, rác thải sinh hoạt có khắp nơi. Cùng với đó hai bên bờ sông nhiều đoạn không có rào chắn, nhiều nới có rào chắn thì xuống cấp, đứt gãy khiến cuộc sống người dân nơi đây bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
(TN&MT) - Nhiều năm qua, người dân xóm Mường Dao, xã Độc Lập, Tp. Hòa Bình bức xúc vì mùi hôi thối và hiện tượng đất sụt lún (hố tử thần) do hoạt động của Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương (Trang trại chăn nuôi lợn) gây ra, đã ảnh hưởng đến đời sống của nhiều người dân.
Mùa mưa bão đã đến, lo sợ tình trạng sạt lở đất cùng nước mưa tràn vào nhà sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng, tài sản...các hộ dân xóm Phú Thành (xã Hưng Thành, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) yêu cầu các bên có trách nhiệm phải xây dựng các hạng mục ưu tiên như đã cam kết để bà con an tâm sinh sống, sản xuất. Người dân cũng lo ngại rằng, nếu các bên có trách nhiệm triển khai không nghiêm túc thì nguy cơ dự án “chống sạt lở” trở thành... dự án “gây thêm sạt lở” là điều hiện hữu...
(TN&MT) - Theo UBND huyện Văn Lãng (Lạng Sơn), nhiều cơ quan, đơn vị, cá nhân đã thiếu trách nhiệm trong quản lý đất đai và công trình thủy lợi xảy ra ở Thị trấn Na Sầm. Ban Thường vụ Huyện ủy Văn Lãng đã quyết định giao cơ quan CA điều tra, làm rõ sai phạm.
(TN&MT) - Chỉ trong một thời gian ngắn, tuyến mương thủy lợi Pác Cần thuộc công trình đập dâng thủy luân Na Sầm (Văn Lãng, Lạng Sơn) liên tục bị gãy đổ, hư hỏng. Từ kiến nghị của cử tri, HĐND huyện Văn Lãng đã tiến hành kiểm tra, phát hiện các sai phạm trong quản lý đất đai và công trình thủy lợi tại địa phương này.
(TN&MT) - Nhiều năm qua, gần 100 hộ dân với khoảng 400 nhân khẩu tại khu Chùa Bộ và Quang Trung, Thị trấn Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ, bị công trường của Dự án Khu công nghiệp Cẩm Khê “hành”, phải sống trong cảnh ô nhiễm môi trường.
“Đêm nào cũng thế, nhất là khoảng thời gian từ khoảng 1-3h sáng thì tàu hút cát trái phép nhiều vô kể, như trẩy hội vậy. Họ xuyên đêm khai thác làm náo loạn cả khúc sông Lam khiến cho tài nguyên quốc gia bị “chảy máu”. Nếu không được ngăn chặn kịp thời thì e rằng sẽ để lại nhiều hệ lụy...” – Ông T, người dân xã Xuân Lam nói với phóng viên như một lời thịnh cầu.