Phụ nữ vùng cao Thừa Thiên Huế với phong trào “5 không 3 sạch”

VĂN DINH | 08/06/2021, 13:14

(TN&MT) - Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam phát động đã được hội phụ nữ các cấp ở Thừa Thiên Huế cụ thể hoá thành những hoạt động thiết thực, làm đổi thay trong cuộc sống của các gia đình, đặc biệt ở vùng nông thôn miền núi của huyện A Lưới.

Trao đổi với PV, bà Lê Thị Quỳnh Tường – Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ huyện A Lưới cho biết, A Lưới là huyện miền núi đặc biệt khó khăn của tỉnh Thừa Thiên Huế, là nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số. Hàng năm, Hội xây dựng các chỉ tiêu cụ thể về đăng ký “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch” đến các xã, thị trấn và xem đây là một trong các tiêu chí bình xét thi đua hàng năm của Hội.

Theo đó, đến nay Hội đang quản lý nguồn vốn trên 140 tỷ đồng/4.689 thành viên/110 tổ. Đẩy mạnh phong trào xây dựng quỹ tiết kiệm “Nuôi heo đất”, “Tiết kiệm cộng đồng”, “Tiết kiệm tự nguyện” làm theo lời Bác, “Ngày tiết kiệm vì phụ nữ nghèo”. Đã có 196 hội viên phụ nữ khó khăn được vay với mức từ 3 - 5 triệu đồng để phát triển kinh tế gia đình.

Tổ chức các hội thi về môi trường

Vận động giúp nhau bằng ngày công lao động; hỗ trợ cây, con giống cho 2.857 hộ phụ nữ đơn thân, phụ nữ nghèo làm chủ hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Nhiều chị dám nghĩ dám làm, đầu tư chăn nuôi, sản xuất có hiệu quả kinh tế cao góp phần giảm nghèo, làm giàu chính đáng. 100% phụ nữ vay vốn được tham gia tập huấn, hướng dẫn ứng ứng khoa học tiến bộ vào sản xuất, chăn nuôi, tham gia học tập học các mô hình làm kinh tế giỏi trên địa bàn. Hướng dẫn phụ nữ xây dựng các mô hình kinh tế “Chăn nuôi lợn nái”, “Chăn nuôi lợn thịt”, “Chăn nuôi bò thịt”, “Chăn nuôi gà thả vườn”, “Trồng rau an toàn”... Xây dựng 16 mái ấm tình thương cho hội viên nghèo, chủ động và làm tốt công tác giúp đỡ các gia đình hoạn nạn, khó khăn, chăm sóc người tàn tật neo đơn, giúp đỡ các nạn nhân chất độc màu da cam.

Triển khai thực hiện tốt Đề án “Giáo dục 5 triệu bà mẹ, nuôi dạy con tốt”. Có 3.340/4.680 ông bố và bà mẹ có con dưới 16 tuổi được tuyên truyền về kỹ năng nuôi dạy con tốt, đạt 71,36%. Thành lập và duy trì tốt 63 CLB gia đình, tổ chức các hoạt động phối hợp với Phòng Văn hóa và Thông tin huyện. Hàng năm tổ chức các hội thi, hội thảo như Hội thi CLB “Gia đình hạnh phúc”, CLB “Bình đẳng giới”, CLB “Phòng chống bạo lực gia đình”, phối hợp với phòng LĐ&TBXH phát động thi viết bài tìm hiểu về Luật bình đẳng giới, phối hợp với ngành giáo dục phát động thi viết tìm hiểu về gương người phụ nữ “Tự tin – Tự trọng – Trung hậu – Đảm đang”trên mọi lĩnh vực để tuyên truyền những kiến thức cơ bản về xây dựng gia đình hạnh phúc, nâng cao năng lực thực hiện bình đẳng giới và phòng chống chống bạo lực gia đình...

Để góp phần ngăn chặn và giảm tỷ lệ trẻ em bỏ học, hàng năm Hội Liên hiệp phụ nữ huyện đã giao chỉ tiêu xây dựng học bổng và xây dựng kế hoạch giúp đỡ các hộ phụ nữ nghèo có nguy cơ con bỏ học. Trong 5 năm qua, Hội đã vận động được 612 suất học bổng Nguyễn Thị Định, mỗi suất trị giá 500.000 đồng trao cho học sinh nghèo vượt khó vào dịp năm học mới hàng năm.

Phụ nữ vùng cao A Lưới dọn dẹp rác thải

Tăng cường công tác tuyên truyền, tổ chức các buổi chiến dịch truyền thông lồng ghép dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản – kế hoạch hóa gia đình. Nhờ thế góp phần giảm tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên xuống còn 1,51%, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên 13,8%. Triển khai xây dựng mô hình “Chi, tổ Hội phụ nữ không có người sinh con thứ 3 trở lên” có hiệu quả thiết thực, góp phần tích cực trong 19 thôn được UBND tỉnh khen thưởng 5 năm liền không sinh con thứ 3 trở lên.

Chỉ đạo Hội Liên hiệp phụ nữ các xã, thị trấn thường xuyên tổng tổng dọn vệ sinh môi trường, làm sạch đường làng ngõ xóm ít nhất tháng một lần. Tích cực vận động các hộ gia đình giữ gìn vệ sinh, phân loại và chôn lấp rác thải tại hộ gia đình. Tuyền truyền các hộ gia đình, chồng con không tham gia phát rừng, làm rẫy trái phép, không đánh bắt động vật quý hiếm để góp phần bảo vệ môi trường. 100% phụ nữ cơ sở hưởng ứng tích cực phong trào “Ngày nông thôn mới” vào ngày 20 hàng quý do UBND huyện phát động cũng như phong trào “Ngày Chủ nhật xanh” do tỉnh triển khai.

“Qua 5 năm thực hiện cuộc vận động gắn với xây dựng nông thôn mới đã được đông đảo hội viên, phụ nữ hưởng ứng thực hiện; các nội dung phù hợp, thiết thực và cụ thể đến đời sống chị em. Nhận thức của hội viên, phụ nữ trong việc phát triển kinh tế được nâng lên, ý thức tự giác chấp hành pháp luật trong gia đình và người thân, từng bước đẩy lùi các tệ nạn xã hội, giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương”, bà Tường chia sẻ.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế - Nguyễn Văn Phương cho rằng, cuộc vận động xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch” ở Thừa Thiên Huế đã thực sự đi vào cuộc sống, được đông đảo cán bộ, hội viên phụ nữ đồng tình ủng hộ. Cấp ủy, chính quyền và các ngành trong tỉnh phối hợp và tạo điều kiện tốt để các cấp Hội Phụ nữ hoạt động, khẳng định hiệu quả phong trong tham gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và văn minh đô thị trên địa bàn...

Bài liên quan
  • Huế: Hiến máu cứu người trong mùa dịch COVID - 19
    (TN&MT) - Với phương châm hành động “Một giọt máu cho đi - Một cuộc đời ở lại”, hưởng ứng lời kêu gọi của Ban chỉ đạo Quốc gia vận động hiến máu tình nguyện, Điện lực Thừa Thiên Huế vừa tổ chức hiến máu, cứu người giữa đại dịch COVID - 19.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đổi tên Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và Đoàn nghệ thuật tỉnh Điện Biên
(TN&MT) - UBND tỉnh Điện Biên ban hành Quyết định số 445/QĐ-UBND và số 446/QĐ-UBND về việc đổi tên Đoàn nghệ thuật tỉnh Điện Biên thành Đoàn nghệ thuật Dân tộc tỉnh Điện Biên. Đổi tên Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ thành Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên.
Đừng bỏ lỡ
  • Mùa hoa mở rộng vòng tay
    (TN&MT) - Đầu xuân, chúng tôi rủ nhau đi về hướng núi. Sau chuyến xe đêm đường dài rồi lên xe ca tuyến huyện, đến điểm hẹn, con trai và cháu rể nhà Thào A Vạng đã xe máy chờ sẵn, đón đoàn từ “cây gạo cô đơn” đầu bản Phày để lên Nậm Nghiệp (xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La).
  • Dọc đại ngàn Trường Sơn
    (TN&MT) - Trên đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Cơ Tu, Kor, Xơ Đăng, Bhnoong ở Quảng Nam đang từng ngày thay đổi nhờ sự trợ lực từ những chính sách của Đảng, Nhà nước. Hàng loạt các chính sách vùng đồng bào đang được phát huy hiệu quả đã tạo ra sức bật lớn trong đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng, tạo sinh kế bền vững để đời sống hơn xưa.
  • Sắc xuân Phiêng Nghè

    Sắc xuân Phiêng Nghè

    22:54 28/01/2025
    (TN&MT) - Những ngày cuối năm, chúng tôi có dịp trở lại thăm bản vùng cao Phiêng Nghè, xã Chiềng Đen, thành phố Sơn La - nơi không lâu trước đó, đã hứng chịu những thiệt hại nặng nề từ cơn bão số 2 và 3. Dù dấu vết của trận lũ vẫn chưa thể xóa nhòa, nhưng hôm nay, Phiêng Nghè đã và đang dần hồi sinh, khoác lên mình sức sống mãnh liệt đón mùa xuân gõ cửa.
  • Sín Thầu gọi xuân về

    Sín Thầu gọi xuân về

    18:19 28/01/2025
    (TN&MT) - Đứng trên ngã ba biên giới A Pa Chải: Việt Nam - Lào - Trung Quốc - địa danh xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé (Điện Biên), chúng tôi cảm nhận mùa xuân đang về.
  • Rẻo cao Mường Lát thoát nghèo
    (TN&MT) - Tà Cóm, Cánh Cộng, Cá Giáng là 3 bản người Mông khó khăn và xa xôi nhất của xã Trung Lý, huyện Mường Lát (Thanh Hóa). Cuộc sống bà con nơi đây còn nhiều khó khăn, tuy nhiên, những “điểm sáng” trong phát triển kinh tế - xã hội đang được hình thành sẽ giúp nơi đây nhanh chóng thoát nghèo.
  • Vân Hồ (Sơn La): Về cơ sở hướng dẫn người dân giải quyết TTHC đất đai
    (TN&MT) – Từ tháng 9/2024 đến nay, vào những ngày cuối tuần, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La đã phân công cán bộ xuống cơ sở triển khai chương trình cải thiện điều kiện tiếp cận, hướng dẫn giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) về đất đai cho bà con vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện, từng bước hướng đến xây dựng chính quyền thân thiện phục vụ nhân dân.
  • Điện Biên: Người Hà Nhì gìn giữ di sản trang phục dân tộc
    (TN&MT) - Huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên là nơi sinh sống của cộng đồng dân tộc Hà Nhì, với nhiều nét văn hóa độc đáo. Những bộ trang phục truyền thống sặc sỡ, hòa quyện trong từng điệu múa, câu hát; những nghi thức, lễ hội cổ truyền đặc sắc... được gìn giữ, duy trì, phát triển.
  • Xây dựng mô hình thư viện cơ sở phục vụ nhân dân miền núi, biên giới vùng trung du và miền núi phía Bắc
    Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1687/QĐ-TTg ngày 30/12/2024 phê duyệt Chương trình “Xây dựng mô hình thư viện cơ sở phục vụ nhân dân miền núi, biên giới vùng trung du và miền núi phía Bắc giai đoạn 2025 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045".
  • Sơn La: Độc đáo lễ hội miền đá cổ Hang Chú
    (TN&MT) - Lần đầu tiên được tổ chức, Lễ hội về miền đá cổ xã Hang Chú, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La đã thu hút đông đảo du khách, người dân tới tham gia, trải nghiệm, tạo không khí rộn ràng, tươi vui đón chào năm mới.
  • Nâng cao hiệu quả của trung tâm học tập cộng đồng vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi
    Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1716/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đến năm 2030.
  • Phải xác định được quyết tâm và trách nhiệm chính trị rất cao trong thực hiện chính sách dân tộc
    Đối với chính sách, công tác dân tộc, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình yêu cầu: "Chúng ta cần phải xác định quyết tâm và trách nhiệm chính trị rất cao. Đường lối, cơ chế, chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS và MN) là rất nhiều, nguồn lực đầu tư cũng rất lớn và nhiều mà chúng ta không làm gì được cho bà con là một sự thiếu sót; tinh thần nhiệt tình, trách nhiệm của chúng ta phải cao hơn nữa, phải thấy được sự nghèo khổ, lạc hậu của đồng bào là nỗi đau của chúng ta. Chúng ta không chuyên tâm, không hết mình thì trách nhiệm của chúng ta là không đầy đủ".
  • Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình dự Lễ tuyên dương học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu
    Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho rằng, trong hoàn cảnh khó khăn, với các em học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số để đi học đều và lên lớp như bạn bè đã là cố gắng vượt bậc. Nhưng để trở thành học sinh giỏi, đạt giải quốc gia hay thủ khoa đại học đòi hỏi nỗ lực phi thường. Các em đã thực sự là tấm gương sáng về nghị lực và khát vọng vươn lên.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO