Phụ nữ và trẻ em gái dẫn đường cho tương lai bền vững

Mai Đan - Tổng hợp từ UN News | 17/03/2022, 10:18

(TN&MT) - Tại phiên khai mạc của Ủy ban Địa vị Phụ nữ Liên Hợp Quốc (CSW) mới đây, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ) António Guterres nhấn mạnh, phụ nữ và trẻ em gái phải là trung tâm, người dẫn đường để tạo nên một tương lai bền vững cho tất cả mọi người trên thế giới.

Nạn nhân của các cuộc khủng hoảng đan xen

Ông António Guterres mô tả các cuộc khủng hoảng khí hậu và môi trường cùng với sự bùng nổ kinh tế và biến động xã hội đang diễn ra trong bối cảnh đại dịch Covid-19 là những vấn đề quyết định của thời đại, đồng thời nhắc nhở rằng việc cùng nhau ứng phó và cần thiết vạch ra lộ trình trong nhiều thập kỷ tới.

Người đứng đầu LHQ cho hay, các trường hợp khẩn cấp chưa từng có về khủng hoảng khí hậu, ô nhiễm, sa mạc hóa và mất đa dạng sinh học, cùng với đại dịch Covid-19 và tác động của các cuộc xung đột mới đang diễn ra đã đẩy nhanh và phát triển thành các cuộc khủng hoảng lan rộng và liên kết với nhau, ảnh hưởng đến tất cả mọi người.

Theo ông, ở khắp mọi nơi, phụ nữ và trẻ em gái phải đối mặt với những mối đe dọa lớn nhất và tổn hại nghiêm trọng nhất. Đáng chú ý, mặc dù họ đang hành động để đối mặt với các cuộc khủng hoảng về khí hậu và môi trường, nhưng họ vẫn không được tham gia vào việc đưa ra quyết định.

anh-1-phu-nu-chong-khung-hoang-khi-hau.jpg

Bà Hawa Games Dahab Gabjenda, với tư cách là một chuyên gia về giới có nhiều kinh nghiệm đã làm việc liên quan đến các sáng kiến trao quyền, phát triển, nhân đạo và xây dựng hòa bình cho phụ nữ

Chủ tịch Ủy ban Địa vị Phụ nữ Liên Hợp Quốc, Mathu Joyini đã gọi phụ nữ trẻ là “động lực của sự thay đổi đối với hành động và nhận thức về khí hậu”. Theo bà, chúng ta cần đảm bảo rằng vai trò lãnh đạo và những đóng góp có ý nghĩa của phụ nữ trẻ trong các lĩnh vực này được đưa vào các quá trình ra quyết định.

Theo ông Guterres, hầu hết phụ nữ và trẻ em gái sống ở các đảo quốc nhỏ, các quốc gia kém phát triển nhất và những nơi bị tác động bởi xung đột đều bị ảnh hưởng. Chế độ dinh dưỡng và sinh kế của họ chịu ảnh hưởng một phần do thời tiết khắc nghiệt, nhưng họ bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi tài nguyên thiên nhiên địa phương bị đe dọa.

Ngoài ra, với những cú sốc về khí hậu ngày càng gia tăng, có bằng chứng cho thấy mối liên hệ giữa nạn tảo hôn và bóc lột. Ông Guterres cho biết, khi các thảm họa khí hậu xảy ra với tần suất ngày càng cao, phụ nữ và trẻ em có nguy cơ tử vong cao gấp 14 lần so với nam giới.

Thiên niên kỷ của chế độ phụ hệ

Ông Guterres cảnh báo về sự gia tăng bạo lực và các mối đe dọa đối với những người bảo vệ nhân quyền và các nhà hoạt động môi trường là phụ nữ. Ông giải thích: “Phân biệt đối xử về giới biểu hiện ở chỗ chỉ một tỷ lệ rất nhỏ những người sở hữu đất và lãnh đạo là phụ nữ, nhu cầu và lợi ích của họ thường bị bỏ qua và gạt sang một bên trong các chính sách và quyết định về sử dụng đất, ô nhiễm, bảo tồn và hành động khí hậu”.

Ông cho rằng chỉ 1/3 vai trò ra quyết định theo Công ước khung về biến đổi khí hậu (UNFCCC), Nghị định thư Kyoto và Thỏa thuận Paris là do phụ nữ đảm nhiệm và chỉ 15% các bộ trưởng môi trường là phụ nữ.

Hơn nữa, chỉ 1/3 trong số 192 khung năng lượng quốc gia bao gồm các cân nhắc về giới và tài chính khí hậu hiếm khi xem xét vấn đề về giới. Điều này một lần nữa chứng tỏ chúng ta đang sống trong một thế giới nam quyền với nền văn hóa nam giới thống trị. Đó là một thiên niên kỷ của chế độ phụ hệ loại trừ phụ nữ và ngăn cản tiếng nói của họ.

“Chúng ta không thể thực hiện bất kỳ mục tiêu nào nếu không có sự đóng góp của tất cả, bao gồm nam giới và trẻ em trai, cũng như hành động vì quyền của phụ nữ và bình đẳng giới”, quan chức LHQ cho biết.

Thỏa thuận Paris giải quyết vấn đề mất đa dạng sinh học, suy thoái đất và ô nhiễm nhằm tạo ra cuộc sống ý nghĩa cho tất cả mọi người trên hành tinh xanh, sạch. Các nhà lãnh đạo là phụ nữ và trẻ em gái, nông dân, các nhà hoạch định chính sách, nhà kinh tế, luật sư và các nhà hoạt động khí hậu là những yếu tố cần thiết để xây dựng các nền kinh tế bền vững và xã hội phát triển trong tương lai. “Tuy vậy, chúng ta sẽ không đạt được điều đó nếu không có sự tham gia và lãnh đạo bình đẳng của phụ nữ”, ông Guterres nói.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Những biến động về mức độ băng biển và thời tiết khắc nghiệt tháng 2
    (TN&MT) - Dịch vụ Biến đổi Khí hậu Copernicus của Liên minh châu Âu (EU) vừa cho biết, tháng 2 vừa qua được ghi nhận là tháng 2 nóng thứ 5 trong lịch sử, với nhiều hiện tượng cực đoan về nhiệt độ và lượng mưa. Cũng trong tháng 2, mức độ băng biển ở Nam Cực đạt mức tối thiểu mọi thời đại trong năm thứ 2 liên tiếp và kích thước băng biển Bắc Cực chạm mức thấp thứ hai được ghi nhận.
  • Chi phí vốn cho năng lượng tái tạo rẻ hơn nhiên liệu hoá thạch
    (TN&MT) - Nhóm Tài chính Bền vững Oxford vừa công bố báo cáo mới nhất trong Chương trình Rủi ro chuyển đổi năng lượng và chi phí Vốn (ETRC). Nghiên cứu chỉ ra, trên phạm vi toàn cầu, các công ty điện năng tái tạo có chi phí vốn chủ sở hữu và nợ đang thấp hơn so với các công ty điện từ nhiên liệu hóa thạch.
  • Châu Âu trải qua mùa đông nóng thứ hai lịch sử
    (TN&MT) - Ngày 8/3, các nhà khoa học thuộc Liên minh châu Âu cho biết châu lục này vừa trải qua mùa đông nóng thứ hai trong lịch sử, trong bối cảnh biến đổi khí hậu tiếp tục gia tăng.
  • Năm 2040, rác thải nhựa đại dương có thể tăng gần gấp ba lần
    (TN&MT) - Ngày 8/3, tổ chức môi trường 5 Gyres Institute, một tổ chức của Mỹ vận động để giảm thiểu ô nhiễm nhựa, công bố một nghiên cứu cho thấy, rác thải nhựa đại dương trên thế giới đã tăng lên với số lượng "chưa từng có" kể từ năm 2005 và có thể tăng gần gấp 3 lần vào năm 2040 nếu chúng không được kiểm soát.
  • Giải quyết cuộc khủng hoảng nước: Tìm kiếm các giải pháp thay đổi cục diện
    (TN&MT) - Từ ngày 22 - 24/3, tại New York (Mỹ) sẽ diễn ra Hội nghị về Nước của Liên hợp quốc (LHQ) năm 2023.
  • Niger tham gia thỏa thuận chia sẻ nước xuyên biên giới quan trọng của Liên Hợp Quốc
    (TN&MT) - Niger vừa tuyên bố quốc gia này sẽ tham gia một thỏa thuận chia sẻ nước quan trọng của Liên Hợp Quốc với các nước láng giềng ở Hồ Chad trong khu vực Sahel ngày càng bị hạn hán.
  • Hành động táo bạo và hợp tác hiệu quả để cứu một triệu loài có nguy cơ tuyệt chủng
    (TN&MT) - Nhân Ngày Thế giới bảo vệ động thực vật hoang dã (3/3), các nhà lãnh đạo trên toàn hệ thống Liên Hợp Quốc đã kêu gọi hành động táo bạo và hợp tác hiệu quả hơn để bảo vệ các loài động vật và thực vật có nguy cơ tuyệt chủng.
  • Kỷ niệm Ngày Cỏ biển Thế giới lần đầu tiên: Tập trung vào bảo tồn
    (TN&MT) - Ngày 1/3, nhân dịp lễ kỷ niệm đầu tiên của Ngày Cỏ biển Thế giới, Liên Hợp Quốc đã kêu gọi hành động nhiều hơn để bảo vệ cỏ biển - một trong những hệ sinh thái biển quan trọng và phổ biến nhất trên hành tinh.
  • Thổ Nhĩ Kỳ và Syria phục hồi sau động đất: WFP tiếp tục kêu gọi cộng đồng hỗ trợ
    (TN&MT) - Giám đốc điều hành Chương trình Lương thực Thế giới của Liên hợp quốc (WFP) David Beasley vừa cho biết, mặc dù cộng đồng quốc tế đã nhanh chóng huy động để hỗ trợ người dân địa phương nhưng tác động của trận động đất tấn công Thổ Nhĩ Kỳ và Syria ngày 6/2 sẽ còn kéo dài trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm tới.
  • Châu Âu đối mặt với hạn hán nghiêm trọng
    (TN&MT) - Một đợt nắng nóng mùa đông, lượng mưa thấp kỷ lục và tình trạng thiếu tuyết đáng kinh ngạc ở châu Âu đang đẩy các con sông, kênh và hồ trên khắp lục địa xuống mức thấp đáng báo động. Các chuyên gia cảnh báo hạn hán nghiêm trọng năm ngoái có thể lặp lại.
  • Giải quyết khủng hoảng nước và BĐKH ở Sudan: Trao quyền cho hàng nghìn phụ nữ
    (TN&MT) - Nằm ở rìa phía Nam của sa mạc Sahara, Sudan có khí hậu thay đổi từ sa mạc và bán sa mạc ở phía Bắc, đến thảo nguyên khô cằn trên khắp đất nước.
  • Năm 2050, tiêu thụ nhựa sẽ tăng gần gấp đôi
    (TN&MT) - Ngày 26/2, hai tổ chức Economist Impact và The Nippon Foundation công bố báo cáo cho thấy nếu không có một hiệp ước toàn cầu toàn diện và ràng buộc về mặt pháp lý để hạn chế tiêu thụ nhựa, việc sử dụng nhựa ở các nước G20 sẽ tăng gần gấp đôi vào giữa thế kỷ này.
  • Công bố Danh sách Carbon Clean200 năm 2023
    (TN&MT) - Hai tổ chức As You Sow và Corporate Knights vừa phát hành Danh sách Carbon Clean200 năm 2023 - Bảng xếp hạng vinh danh 200 doanh nghiệp niêm yết toàn cầu đang dẫn đầu về kiến tạo năng lượng sạch trong tương lai. Số liệu cho thấy, các công ty Clean200 đã tạo ra tổng lợi nhuận cao hơn các công ty nhiên liệu hóa thạch.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO