Phú Minh - Kỳ Sơn (Hòa Bình): Người dân đồng thuận giảm nghèo bền vững

Nhi Ý | 24/05/2019, 11:47

(TN&MT) - Nhằm phấn đấu cán đích nông thôn mới (NTM) vào cuối năm 2019, UBND xã Phú Minh, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các ban, ngành đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận dụng tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân.

60.jpg

Người dân tự nguyện hiến hơn 3.000m2 đất mở rộng tuyến đường liên xóm

Phó Chủ tịch UBND xã Phú Minh Nguyễn Trọng Dũng cho biết: Đến hết năm 2018, xã Phú Minh đạt 14/19 tiêu chí. Hiện nay, UBND xã tập trung đẩy mạnh phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho người dân; đưa cơ giới hóa vào sản xuất; gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Nhờ đó, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao, thu nhập bình quân đầu người năm sau cao hơn năm trước. Đến nay, thu nhập bình quân toàn xã đạt 35 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 3,49%.

Con đường xóm Bu Chằm đi Phú Châu dài hơn 1,5km trước đây đường đất lầy lội và hẹp. Được sự tuyên truyền của chính quyền xã, 10 hộ dân dọc tuyến đường tình nguyện hiến đất để mở rộng đường lên 3,5m, trong đó, hộ ông Nguyễn Văn Tình hiến nhiều nhất, trên 3.000m2 gồm cả đất thổ cư, đất vườn và đất lâm nghiệp. Đến nay, con đường liên xóm được trải nhựa rộng rãi, đáp ứng nhu cầu đi lại và giao thương hàng hóa của nhân dân. Con đường này là minh chứng sống động cho sự đồng thuận của nhân dân trong xây dựng NTM.

Xác định chỉ có nâng cao thu nhập mới có thể giảm nghèo bền vững và đóng góp cho xây dựng NTM, xã tập trung phát triển kinh tế hộ gia đình. Trong lĩnh vực nông nghiệp, xã vận động nhân dân trồng những loại cây và con giống cho năng suất cao... Một số điển hình trong phát triển kinh tế gia đình cho thu nhập từ 100 triệu đồng/năm trở lên như hộ các ông Đỗ Quang Chiến, Đỗ Văn Thọ, hội viên hội nông dân xóm Bu Chằm phát triển mô hình cây ăn quả có múi, cà gai leo. Ngoài ra, xã phát triển và duy trì các nghề thủ công đem lại thu nhập ổn định cho bà con lúc nông nhàn...

Bài liên quan
  • Phát triển dược liệu dưới tán rừng – nguồn thu giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Rừng Lào Cai có giá trị lớn về đa dạng sinh học, nguồn gen, dịch vụ môi trường rừng với trên 5.500 loài động, thực vật. Trong đó, có nhiều loài cho lâm sản ngoài gỗ, dược liệu, tinh dầu có giá trị cao. Việc bảo tồn, phát triển dược liệu dưới tán rừng đang góp phần phát triển rừng bền vững, bảo tồn kiến thức bản địa, xóa đói giảm nghèo cho người dân trong vùng.

(0) Bình luận
Nổi bật
ĐBQH Lý Thị Lan đề nghị sớm triển khai chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Theo Đại biểu Lý Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, việc chậm, chưa ban hành các quy định pháp luật tất yếu dẫn tới lãng phí cơ hội thụ hưởng, tiếp cận chính sách của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO