Phòng chống dịch, đảm bảo lưu thông hàng hóa và bảo vệ môi trường tại cảng Chân Mây

VĂN DINH | 01/06/2021, 12:24

(TN&MT) - Dịch COVID - 19 thời gian qua khiến số lượng tàu đến cảng nước sâu Chân Mây (tỉnh Thừa Thiên Huế) giảm, đặc biệt là các hãng tàu du lịch. Tuy nhiên, cảng đã có nhiều biện pháp phòng, chống dịch để đảm bảo công tác lưu thông hàng hóa, bảo vệ môi trường... tránh gây thiệt hại cho các doanh nghiệp và người lao động.

Cảng Chân Mây là cảng biển lớn nhất tỉnh Thừa Thiên Huế, đóng vai trò quan trọng tại miền Trung, thường xuyên đón các tàu hàng, tàu du lịch với trọng tải lớn cập bến. Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch COVID – 19 đặc biệt trong đợt này Huế đã có 5 ca dương tính, cảng Chân Mây đã sớm xây dựng các kịch bản phòng chống dịch trên cơ sở tuân thủ các chỉ đạo của UBND tỉnh, khuyến cáo của Bộ Y tế, phối hợp với biên phòng, hải quan và CDC tỉnh.

Công tác phòng chống dịch ở Cảng Chân Mây được triển khai nghiêm ngặt

Thượng tá Nguyễn Đình Minh - Chính trị viên đồn biên phòng cảng Chân Mây cho biết, trong quá trình triển khai thực hiện, đồn Biên phòng cảng phối hợp chặt chẽ với cơ quan, đơn vị có liên quan và cảng Chân Mây thường xuyên cập nhật nội dung để phù hợp với tình hình diễn biến của dịch bệnh nhằm kịp thời ngăn chặn những yếu tố nguy cơ bùng phát dịch xâm nhập vào tỉnh góp phần vào sự thành công trong công tác phòng, chống dịch của toàn quốc nói chung và của tỉnh nhà nói riêng.

Đối với các chủ tàu, đại lý tàu khi đến làm việc thực hiện nghiêm túc khai báo y tế, đảm bảo khuyến cáo 5K; các doanh nghiệp khai thác cảng, khu chuyển tải phối hợp chặt chẽ với CDC tỉnh và cơ quan, đơn vị liên quan để được hướng dẫn và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID - 19…

Trao đổi với phóng viên, ông Huỳnh Văn Toàn - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Cảng Chân Mây cho biết, việc kiểm dịch các tàu nhập cảng được thực hiện ngay từ ngoài trạm hoa tiêu (phao số không). Đại lý hàng hải có trách nhiệm bố trí phương tiện theo yêu cầu của CDC để kiểm dịch cho tàu, đồng thời thông báo cho thuyền trưởng về thủ tục kiểm dịch.

Tất cả thuyền viên đều phải qua kiểm tra thân nhiệt, nếu không phát hiện thuyền viên có dấu hiệu nhiễm bệnh, hoa tiêu mới dẫn tàu nhập cầu cảng. Các đơn vị quản lý liên quan hỗ trợ tàu hàng tiến hành các thủ tục nhập cảnh ngay trên tàu, đồng thời đảm bảo chỉ cho phép một số thành viên có phận sự mới được phép xuống tàu làm các thủ tục, công việc liên quan.

Tiêu độc khử trùng xung quanh khu vực cảng

Cảng đã tiến hành cấp phát khẩu trang y tế cho các cán bộ công nhân viên, khách hàng, lái xe, thủy thủ; quản lý và nhắc nhở các quầy bán hàng lưu niệm phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, đeo khẩu trang. Bên cạnh đó tiến hành phun thuốc khử trùng toàn bộ khu vực cảng bằng dung dịch Cloramin B, cấp phát chai sát khuẩn rửa tay (exacare hand cleanser) và thực hiện trang bị phòng y tế, khu vực cách ly...

Theo ông Trần Đạo Phong - Trưởng khoa Kiểm dịch y tế quốc tế thuộc CDC, đối với tàu hàng xuất nhập khẩu, việc kiểm dịch được thực hiện nghiêm ngặt, kể cả kiểm soát nguồn lây nhiễm từ hàng hóa, thực phẩm… lên xuống tàu. Tất cả nhân viên hoa tiêu hàng hải, cán bộ, chiến sĩ đồn biên phòng và thành viên CDC trước khi lên tàu kiểm dịch đều được trang bị phòng hộ cá nhân nghiêm ngặt, tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh.

Quá trình kiểm dịch, nếu phát hiện thuyền viên có dấu hiệu nhiễm bệnh, phải cách ly tại tàu và chuyển lên Bệnh viện Trung ương Huế bằng xe chuyên dụng để cách ly điều trị. Đối với tàu có thuyền viên nhiễm bệnh phải neo đậu tại trạm hoa tiêu, không được cập cầu cảng để theo dõi 14 ngày. Trong thời gian đó, nếu tàu không có nhu cầu ở lại, các đơn vị liên quan sẽ giải quyết thủ tục cho tàu rời cảng. Để đảm bảo việc cách ly khi phát hiện trường hợp nhiễm bệnh, đơn vị thiết lập căn phòng rộng 25m2 cách biệt và một container ngoài trời thiết kế thành phòng lưu trú dài hạn đảm bảo vệ sinh dịch tễ theo quy định, nhằm đảm bảo ứng phó kịp thời nếu có tình huống xảy ra.

Khai báo y tế, đo thân nhiệt khi ra, vào cảng

Được biết cán bộ nhân viên của cảng Chân Mây, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Chân Mây, đồn Biên phòng cửa khẩu cảng đã được tiêm vắn xin COVID - 19. Đây cũng là những trường hợp được ưu tiên trong chương trình tiêm chủng quốc gia đối với dịch bệnh nói trên.

Từ đầu năm đến nay khối lượng hàng hóa qua cảng Chân Mây đạt khoảng 1,5 triệu tấn, tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, số lượng tàu nước ngoài vào cảng chiếm khoảng 40%.

Cùng với đó, công tác kiểm soát và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID - 19 theo chuỗi dây chuyền khép kín cũng được thực hiện tích cực. Nhờ đó, đã góp phần đưa sản lượng hàng hóa của cảng tăng cao so với cùng kỳ năm 2020, đồng thời còn trở thành điểm đến an toàn cho tàu biển khi thực hiện các thủ tục hành chính điện tử, tránh phải tiếp xúc trực tiếp với thuyền viên trên tàu biển trong mùa dịch, giảm nguy cơ lây nhiễm chéo, giảm thời gian, thủ tục khai báo, giải phóng hàng hoá nhanh, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, qua đó hoạt động tàu biển diễn ra bình thường, sản lượng hàng hóa đảm bảo tăng trưởng...

 
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Tìm chữ trong Hội báo
(TN&MT) - Trong không khí tưng bừng của những ngày Hội báo Toàn quốc 2023, chúng tôi đã gặp những nẻo đường chữ nghĩa, những dòng chảy lặng lẽ góp phần làm giàu có bản sắc văn hóa Việt.
Đừng bỏ lỡ
  • Sông Mã (Sơn La) : Mảnh đất biên cương khởi sắc từng ngày...
    (TN&MT) - Những ngày đầu tháng 3, chúng tôi có dịp về với Sông Mã để chứng kiến bước chuyển mình mạnh mẽ của huyện vùng cao biên giới này.
  • Những người “say” nghề rừng
    (TN&MT) - “Tôi say với nghề rừng lắm”, đó là câu nói được lặp lại nhiều lần trong câu chuyện với chúng tôi của một người dân xã Lâm Hoá, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình. Với người nông dân này và cũng như với tất cả người dân ở xã, rừng là nguồn sinh kế quan trọng nhất, giúp họ cải thiện cuộc sống, vươn lên làm giàu. Như lời tâm sự mộc mạc mà thấu trải nghiệm của một người đã sống gần trọn cuộc đời nơi đây: “Ở đất này, nếu không trồng keo thì còn nghèo mãi..."
  • Người đảng viên vươn lên thoát nghèo trên vùng đất khó
    Nhen nhóm ý tưởng từ thời sinh viên, sau khi ra trường đi làm một thời gian nhận thấy niềm đam mê với đất, với cây mắc ca không ngừng thôi thúc, anh Đỗ Trọng Học nghỉ làm trở về quê hương khởi nghiệp từ mô hình trồng cây mắc ca. Tới nay, 1500 cây đã ra quả cho thu nhập ổn định, tạo dựng được thương hiệu Mắc ca Thành Phát.
  • Hơn 7.000 đoàn viên thanh niên Quảng Trị ra quân hưởng ứng “Ngày Chủ nhật xanh”
    (TN&MT) - Ngày 19/3, các cấp bộ Đoàn toàn tỉnh Quảng Trị đồng loạt ra quân hưởng ứng “Ngày Chủ nhật xanh” toàn quốc lần thứ I năm 2023.
  • TP. Huế: Xây dựng hàng trăm điểm vệ sinh miễn phí phục vụ du khách
    Đến nay, TP. Huế (tỉnh Thừa Thiên-Huế) đã có 138 điểm vệ sinh miễn phí cho khách du lịch, tập trung ở 56 tuyến đường của 13 phường trung tâm...
  • Lan toả những giá trị văn hóa tốt đẹp 'chân - thiện - mỹ' của dân tộc
    Đây là mong muốn, gửi gắm của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đến những người làm truyền hình tại lễ bế mạc Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 41, tối 18/3, tại TP. Hải Phòng.
  • Ngày hội Tư vấn Tuyển sinh – định hướng và hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên
    (TN&MT) - Ngày 19/3, Ngày hội Tư vấn Tuyển sinh – hướng nghiệp 2023 do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Báo Tuổi trẻ cùng các đơn vị liên quan tổ chức đã diễn ra tại Đại học Bách Khoa Hà Nội nhằm phổ cập các chương trình tư vấn và đánh giá các điểm mới trong tuyển sinh đại học năm 2023.
  • Đoàn Thanh niên Bộ TN&MT hưởng ứng Chương trình Tháng 3 biên giới tại Sơn La
    (TN&MT) - Chiều 18/3, Đoàn thanh niên Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Đoàn thanh niên Bộ Tài chính, Văn phòng Quốc hội tổ chức Chương trình Tháng ba biên giới năm 2023 tại Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Sơn La.
  • Hội báo 2023: Nâng cao nhận thức cho người làm báo trẻ về tầm quan trọng của chuyển đổi số
    (TN&MT) - Sáng ngày 18/3, Tọa đàm Thanh niên sáng tạo, chủ động trong công cuộc chuyển đổi số hiện nay do Đoàn Thanh niên Cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Đoàn thanh niên Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đã diễn ra.
  • Gian hàng 0 đồng – Trao gửi nghĩa tình đến bà con vùng cao
    (TN&MT) - Ngày 18/3, Đoàn thanh niên Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Đoàn thanh niên Bộ Tài chính, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Tỉnh đoàn Sơn La đưa Gian hàng 0 đồng đến với bà con vùng cao Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Nhân dịp này, Báo Tài nguyên và Môi trường đã kêu gọi, phối hợp với Công ty TNHH Nestle Việt Nam trao tặng 6.000 hộp sữa milo đến với bà con, các em thiếu nhi trên địa bàn xã Ngọc Chiến.
  • Báo chí cần xác lập độ tin cậy, tính xác thực thông tin
    (TN&MT) - Ngày 18/3, tại Bảo tàng Hà Nội, Báo Quân đội nhân dân đã tổ chức tọa đàm “Văn hóa báo chí”. Đây là một trong những sự kiện nằm trong khuôn khổ Hội báo toàn quốc năm 2023.
  • Tươi trẻ, hào hứng Hội trại Thanh niên Hội báo toàn quốc 2023
    (TN&MT) - Hội trại thanh niên trong khuôn khổ Hội báo toàn quốc năm 2023 đã đem lại nhiều ấn tượng đẹp, truyền tải tốt thông điệp “Tuổi trẻ sáng tạo, đoàn kết, rèn đức, luyện tài, xung kích” trong các hoạt động, góp phần làm nên thành công của Hội trại thanh niên nói riêng và Hội Báo toàn quốc 2023 nói chung.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO