Phòng chống Covid-19 - cần chăm lo đời sống cả về vật chất, tinh thần cho đồng bào vùng DTTS và miền núi

Việt Hùng (thực hiện) | 27/07/2021, 15:00

(TN&MT) - Đó là chia sẻ của Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hoàng Thị Hạnh - Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của Ủy ban dân tộc -  khi bà trả lời phỏng vấn ngắn của phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường về công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hoàng Thị Hạnh - Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của Ủy ban dân tộc tại một cuộc họp của Ban Chỉ đạo. Ảnh: cema.gov.vn

Thứ trưởng Hoàng Thị Hạnh cho biết: Những ngày gần đây, dịch Covid-19 có diễn biến hết sức phức tạp. Dịch đã lan rộng đến hầu khắp các vùng miền và rất nhiều tỉnh thành bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Chưa bao giờ mà công tác phòng chống và dập dịch lại cao điểm như hiện nay. Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội và các đoàn thể cùng nhân dân cả nước đều dồn sức chống dịch. Ngay cả kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XV cũng đã đưa nội dung Phòng chống Covid-19 thành một trong những nội dung quan trọng và Quốc hội đã rút ngắn 3 ngày làm việc để các Bộ, Ngành, địa phương dồn sức chống dịch…

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Quốc Tuấn trao quà cho người có uy tín tỉnh Kon Tum. (ảnh chụp trước thời điểm dịch Covid-19 diễn ra)

Phóng viên: Như vậy, cùng với cả nước, công tác chống dịch ở vùng đồng bào DTTS và miền núi lúc này là hết sức cấp bách thưa bà?

Thứ trưởng Hoàng Thị Hạnh: Dịch Covid-19 đã thực sự trở thành nguy cơ với người dân cả nước và với người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi. Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nam Bộ, Tây Duyên hải mienf Trung thì tháng 7 này là một trong những tháng quan trọng để chuẩn bị cho những Lễ hội lớn trong năm như: Lễ Hội Đôn Ta - Dolta của người Kh’mer; Lễ Hội Nghinh Ông, Lễ hội đua bò Bảy Núi Tết Raya Haji của người Chăm ( hay còn gọi là Tết của sự yêu thương và tha thứ)…. Nếu không bị ảnh hưởng của dịch covid thì những ngày này các hoạt động lễ hội, du lich đã diễn ra tưng bừng ở các miền quê. Năm nay Tết và các lễ hội của đồng bào diễn ra trong hoàn cảnh giãn cách xã hội do dịch covid nên nhiều hoạt động bị hủy bỏ. Đồng bào đồng thuận chung tay cùng cộng đồng thực hiện các khuyến cáo của Bộ Y tế và cấp ủy chính quyền cơ sở. Đây là yếu tố cốt lõi để  từng bước đẩy lùi và chặn đứng.

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Lê Sơn Hải gặp gỡ, tặng quà người có uy tín tỉnh Đồng Nai. (ảnh chụp trước thời điểm dịch Covid-19 diễn ra)

Phóng viên: Để hạn chế dịch lây lan ở vùng đồng bào DTTS và miền núi thì những công việc trọng tâm thời gian tới là gì thưa bà?

Thứ trưởng Hoàng Thị Hạnh: Tôi cho rằng, đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi, điều tiên quyết để hạn chế dịch Covid-19 lây lan chính là công tác tuyên truyền vận động. Các tỉnh vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã phát huy vai trò người có uy tín, vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng phát thanh bằng tiếng dân tộc, chuyển tải tiếp sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam đến các thôn bản. Cần thống kê để phân loại địa bàn. Nơi nào tuyên truyền chưa đạt yêu cầu thì tập trung hỗ trợ bà con bằng  sự vào cuộc mạnh mẽ của các tổ chức Hội quần chúng, Nơi nào làm tốt nên khuyến khích và nêu gương để làm tốt hơn.

Cần chỉ rõ cho người dân sự nguy hiểm của dịch bệnh; vận động nhân dân khai báo y tế, những bất thường trong sức khỏe hàng ngày của các thành viên gia đính; bài trừ mê tín dị đoan còn sót lại trong đời sống nhất là ốm đau không đến trạm xá, bệnh viện mà cúng ma, dùng các loại thuốc không rõ nguồn gốc. Đặc biệt cần tuyên truyền giải thích cho đồng bào những nguy cơ do tình hình dịch bệnh Covid-19 tăng cao như hiện nay. 

Khuyến khích bà con đọc báo, nghe đài, xem ti vi để theo dõi tình hình của công tác phòng chống dịch trong cả nước. Ban Chỉ đạo phòng chống dịch của các tỉnh cần quan tâm những tính chất đặc thù của các vùng miền, quan tâm đến các dân tộc rất ít người ở vùng biên giới, xác định những địa bàn có nguy cơ cao để  tập trung xét nghiệm cho người dân, để khoanh vùng, đạp dịch, ngăn ngừa dịch bệnh lây lan theo đúng chỉ dạo của Ban Chỉ đạo Quốc gia.

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Thông tặng quà người có uy tín tỉnh Quảng Ngãi. (ảnh chụp trước thời điểm dịch Covid-19 diễn ra)

Phóng viên: Bên cạnh công tác tuyên truyền, phòng ngừa bệnh dịch thì công tác chăm lo đời sống của người dân vùng DTTS và miền núi thời điểm này cũng rất quan trọng thưa bà?

Thứ trưởng Hoàng Thị Hạnh: Đúng vậy, mọi lúc, mọi nơi và nhất là thời điểm này, tôi cho rằng chúng ta cần chăm lo đời sống cả về vật chất, tinh thần cho nhân dân cả nước nói chung và đồng bào DTTS và miền núi bằng nhiều hình thức phù hợp.

Thứ nhất, chúng ta đã có gói cứu trợ của Chính phủ cho. Tuy nhiên, khi thực hiện ở cơ sở cũng khó tránh khỏi việc một số đối tượng bị  bỏ sót vì nhiều lý do. Nếu ở đâu có đối tượng bị bỏ sót thì Chính quyền cơ sở ở đó cần bổ sung kịp thời. Thiếu chỗ nào cần bù chỗ đó, giống như chủ trương của Trung ương là không để cho đồng bào bị thiếu, bị đói, bị ốm không có thuốc uống và phải được chăm sóc một cách công bằng, không ai bị bỏ lại phía sau. Tôi tin là người dân cũng đồng thuận chia sẻ điều này .

Thứ hai, cần phải huy động các lực lượng trong cộng đồng tại chỗ hỗ trợ lẫn nhau theo tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách và đặc biệt là tinh thần nương tựa lẫn nhau trong chòm xóm, thôn bản. Tinh thần tương thân tương ái còn cần được nâng cao ở mỗi địa phương. Không kỳ thị, mở lòng hướng dẫn,  giúp đỡ, thông báo cho chính quyền địa phương, đảm bảo an toàn cho người về và cộng đồng được an toàn.

Phóng viên: Thưa bà, như trong kế hoạch của Ban Chỉ đạo Phòng chống Covid-19 của Ủy ban Dân tộc, vai trò của người có Uy tín được đề ra rất quan trọng, vậy trong đợt dịch này, cơ quan của Ủy ban Dân tộc các cấp cần kích hoạt phát huy vai trò của người có uy tín như thế nào?

Thứ trưởng Hoàng Thị Hạnh:  Ủy ban Dân tộc đã phối hợp với Ủy ban Nhân dân các tỉnh giao cho cơ quan làm công tác dân tộc các cấp  phát huy vai trò người có uy tín ngay từ nhưng ngày đầu phòng chống dịch Covid-19. , đặc biệt là trong công tác tuyên truyền vân động. Với hơn 30.000 người có uy tín trong toàn quốc đủ các thành phần dân tộc anh em; với nhiều phương pháp khắc nhau, họ vận dụng cả những luật tục tiến bộ góp phần quan trọng cùng với chính quyền cơ sở và cộng đồng, dũng cảm, kiên cường tuyên truyền phòng chống covid. Qua theo dõi tình hình cơ sở chúng tôi thấy người có uy tín ở  ở Điện Biên, An Giang, Thái Nguyên, Hà Giang, Bắc Cạn , Phú Yên, Yên Bái, Lào Cai  và một số tỉnh khác ở Đông Nam bộ, đã có nhiều hoạt động tích cực trong phòng chống Covid-19.

Thứ trưởng Hoàng Thị Hạnh với người có uy tín tỉnh Yên Bái (ảnh chụp trước thời điểm dịch Covid-19 diễn ra)

Cấp ủy Đảng, Chính quyền cơ sở cần tiếp cận có cách tiếp cận các nhóm nhỏ người có uy tín để cung cấp cho họ những thông tin, tài liệu chính thống cho để họ tuyên truyền vận động đồng bào phòng, chống dịch. Cần xem xét hỗ trợ xăng xe (với những địa bàn rộng) và các điều kiện khác, để người có uy tín thực hiện công tác tuyên truyền vận động có hiệu quả. Có thể vận dụng kinh phí theo Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ban hành ngày 6/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số để xử lý khi cần thiết.

Sự phối hợp giữa người có uy tín với Bộ đội biên phòng, với các chức sắc tôn giáo để phòng chống covid nói riêng, phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh nói chung cần được cấp ủy chính quyền các cấp trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi quan tâm  vận dụng linh hoạt.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang trao đổi thông tin về công tác phòng chống dịch với Người có uy tín tại huyện biên giới Giang Thành. Ảnh: baodantoc.vn

Phóng viên: Còn những phương thức tuyên truyền khác, Ủy ban Dân tộc chỉ đạo và phối hợp ra sao thưa bà?

Thứ trưởng Hoàng Thị Hạnh: Ủy ban Dân tộc đã, đang và sẽ phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với Đài tiếng nói Việt Nam, Đài Tryền hình Việt Nam để đưa nội dung tuyên truyền về phòng chống Covid-19 bằng tiếng Dân tộc trên hệ thống phát thanh và truyền hình với hơn 20 thứ tiếng của đồng bào các dân tộc thiểu số. Ngoài ra, tôi cho rằng cần tăng cường tuyên truyền về dịch bệnh qua hệ thống phát thanh, đài truyền thanh không dây ở cơ sở, ở từng thôn bản sẽ phát huy tác dụng.

Các cơ quan báo, tạp chí đang thực hiện Quyết định 45/QĐ-TTg ngày 9/1/2029 về cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí nhằm tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn tiếp tục đưa các tin bài về phòng chống dịch; có thể ưu tiên thời lượng, trang bài cho hoạt động này, nhất là trong những ngày nhiều tỉnh giãn cách xã hội theo chỉ thị 16.

Phát huy tổng lực sức mạnh tuyên truyền để thường xuyên đưa ra các thông điệp hàng ngày như: tình hình dịch bệnh; Những khuyến cáo của Chính phủ, của Bộ Y tế; Những thay đổi thường xuyên trong công tác quản lý liên quan đến bệnh dịch… cần phải được cá nhân hóa với từng vùng đồng bào dân tộc thiểu số, với từng địa phương; phát huy tinh thần đoàn kết, nhân ái, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào nhất là truyền thống tương thân, tương ái trong cộng đồng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước nhất định Vùng đông bào dân tộc thiểu số và miền núi sẽ cùng với cả nước chiến thắng dịch bệnh covid.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn bà!

Việt Hùng (thực hiện)

 

 

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đề xuất xây dựng đạo luật về lĩnh vực dân tộc
(TN&MT) - Đây là nội dung đặt ra tại Hội thảo xác định nội hàm và việc áp dụng trong hệ thống chính sách, pháp luật một số thuật ngữ liên quan vấn đề dân tộc và phân định vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi.
Đừng bỏ lỡ
  • Hội nghị Lãnh đạo Phật giáo ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia lần thứ 2
    Sáng 25/12, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tổ chức khai mạc Hội nghị Lãnh đạo Phật giáo ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia lần thứ 2.
  • Bảo đảm điều kiện học tập cho học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
    Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện 1385/CĐ-TTg ngày 20/12/2023 về tăng cường, bảo đảm các điều kiện ăn, ở, sinh hoạt và học tập cho trẻ em mầm non, học sinh nội trú, bán trú, học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
  • Hà Giang: Nâng cao nhận thức về môi trường vùng đồng bào dân tộc
    (TN&MT) - Hiện nay, tại một số vùng đồng bào dân tộc trên địa bàn Hà Giang vẫn còn xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường tại một số vùng nông thôn miền núi mà nguyên nhân trước hết và chủ yếu là do ý thức, truyền thống và tập quán lạc hậu do chính người dân gây ra.
  • Cùng giữ “hồn cốt” văn hóa Thái
    Mỗi người một vẻ, một thế mạnh, những người dân tộc Thái ở làng Thái cổ Hoa Tiến (xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An) đều đang lưu giữ, lan tỏa, phát triển “hồn cốt” của văn hóa đồng bào dân tộc Thái nơi bản làng vùng cao xứ Nghệ này.
  • Khai mạc Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2023
    (TN&MT) - Tối 25/11, tại Quảng trường Bạch Đằng, TP. Sóc Trăng đã diễn ra Chương trình Khai mạc Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2023 với chủ đề “Sóc Trăng - Khát vọng vươn xa”.
  • Sửa đổi điều kiện công nhận người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số
    Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Quyết định số 28/2023/QĐ-TTg ngày 23/11/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 6/3/2018 về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.
  • [Infographic] - Các tôn giáo TP.HCM bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu
    Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM cho biết, trong giai đoạn 2020-2023, TP.Hồ Chí Minh đã xây dựng được 112 mô hình tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu của cộng đồng tôn giáo.
  • Chuyện những người “gieo chữ” ở vùng cao A Lưới
    (TN&MT) - Vượt qua những vất vả, gian nan, những giáo viên đang “cắm bản” tại rẻo cao A Lưới (tỉnh Thừa Thiên – Huế) luôn nỗ lực truyền dạy, động viên đưa các em học sinh gần hơn với con chữ ở đại ngàn Trường Sơn.
  • Già làng, trưởng bản – Tuyên truyền viên về bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, nhất là tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, một trong những yếu tố quan trọng nhất là ý thức, sự chủ động vào cuộc, chung sức đồng lòng của bà con nhân dân. Trong hành trình ấy, già làng, trưởng bản chính là những hạt nhân uy tín, đi đầu, định hướng tuyên truyền để bà con hiểu, cùng nhau thực hiện các hoạt động ra quân bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu.
  • Nỗi niềm người gieo chữ trên vùng đất đỏ
    “Hôm nay em phải ở nhà coi em để bố mẹ đi hái cà phê thuê cô ạ !”. Làm giáo viên ở những vùng bản làng xa xôi của Đắk Nông, việc nghe những câu nói như vậy không phải hiếm nhưng sao chua xót...
  • Dạy tiếng dân tộc, giữ gìn văn hóa bản địa
    Việc dạy tiếng dân tộc trong trường tiểu học mang lại hiệu quả giáo dục to lớn đồng thời góp phần giữ gìn và phát huy giá trị ngôn ngữ, văn hóa các dân tộc thiểu số. Nhiều tỉnh đã tích cực triển khai tại hệ thống trường phổ thông.
  • Hiến đất làm trường gieo mầm tương lai
    (TN&MT) - Thấm thía những thiệt thòi và nhọc nhằn của con em mình khi không biết chữ, nhiều hộ dân tại thôn Bản Sài, xã Liên Minh, thị xã Sa Pa (Lào Cai) đã tình nguyện hiến gần 12.000 m2 đất để xây dựng trường học. Những tấm lòng thơm thảo ấy đã đang thầm lặng gieo những “mầm xanh” cho tương lai.
  • Những bữa cơm tiếp sức cho trẻ vùng cao tới trường
    (TN&MT) - Trong thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã có nhiều chính sách nhân văn hỗ trợ các em học sinh, đặc biệt là hỗ trợ bữa ăn cho các em học sinh bán trú tại các trường vùng cao của hai huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải để các em có điều kiện đến trường học tập.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO