Phó Thủ tướng Lê Văn Thành: Phải tranh thủ từng ngày để hoàn thiện cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Văn Dinh - Ngọc Minh | 09/09/2022, 16:52

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cho rằng, các đơn vị thi công phải giữ lời hứa về chất lượng cũng như tiến độ xây dựng, phải chịu trách nhiệm trước dân, trước lãnh đạo Chính phủ với lời hứa của mình; đề nghị các đơn vị phải tranh thủ từng ngày, tranh thủ hoàn thiện các hạng mục, thủ tục để quyết tâm đưa cao tốc Cam Lộ - La Sơn vào khai thác, thông xe trong tháng 11/2022...

Ngày 9/9, tại trụ sở UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành, đã có buổi làm việc về tiến độ triển khai dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Cam Lộ - La Sơn thuộc dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông. Tham dự buổi làm việc có lãnh đạo các bộ ngành liên quan như Bộ GTVT, Bộ Xây dựng..., lãnh đạo tỉnh Quảng Trị và tỉnh Thừa Thiên - Huế.

z3708084664890_349afecf2e732dc5bc2a8c4a24120b95.jpg

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành khảo sát dự án cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Báo cáo tại buổi làm việc, Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh cho biết, công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) đoạn Cam Lộ - La Sơn đến nay đã bàn giao 98,3/98,3 km (đạt 100%). Tuy nhiên, hiện công tác di dời đường điện 220 KV trở lên chưa thực hiện xong, gây ảnh hưởng khi đưa dự án vào khai thác do không đảm bảo khoảng cách về an toan lưới điện. Với khối lượng còn lại không còn nhiều (khoảng gần 6%), Ban sẽ nỗ lực chỉ đạo các đơn vị liên quan tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để đảm bảo tiến độ hoàn thành toàn bộ dự án trước ngày 30/10/2022.

Các nhà thầu, đơn vị thi công cho rằng, trong quá trình triển khai thực hiện gặp một số khó khăn do ảnh hưởng bởi thời tiết, mưa lũ, dịch bệnh, biến động về giá cả. Các nhà thầu kiến nghị các địa phương rà soát công bố chỉ số giá đảm bảo sát với diễn biến thị trường và kịp thời để có cơ sở phê duyệt chi phí bù giá cho nhà thầu.

z3708084464015_56a5748c2099080ddd63a85f6674b20b.jpg

Lãnh đạo Bộ GTVT báo cáo tại buổi làm việc

Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ, đoạn Cam Lộ - La Sơn đạt được tiến độ như ngày hôm nay là nhờ vào sự nỗ lực tích cực của các bộ, ngành, địa phương, các nhà thầu, đơn vị thi công. Các khó khăn, vướng mắc đã cơ bản được giải quyết. Các địa phương đã phối hợp tốt, giúp các ban quản lý dự án, các nhà đầu tư, nhà thầu trên địa bàn trong quá trình thi công.

Để đảm bảo tiến độ dự án hoàn thành theo kế hoạch đề ra, Thứ trưởng Lê Đình Thọ đề nghị các đơn vị thi công phải điều tiết tổ nguồn nhân lực, công tác chỉ đạo phải sát sao hơn nữa, hình thành bộ phận kiểm soát hồ sơ, thủ tục, quy trình nghiệm thu; các địa phương tập trung giải quyết dứt điểm, di dời đường điện cao thế để đảm bảo an toàn lưới điện khi đưa dự án vào khai thác, thông xe kỹ thuật...

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế Nguyễn Văn Phương khẳng định, từ khi dự án triển khai cho đến nay, tỉnh luôn quan tâm và chỉ đạo sâu sát để dự án được triển khai thuận lợi. Đã bàn giao cho đơn vị thi công 61/61 km (đạt 100%), gồm cả các tuyến đường gom, đường hoàn trả tuyến tránh phía Tây TP. Huế. Đến nay giá trị thực hiện của dự án đạt 5.375,30/5.712 tỷ đồng (tương đương 94,1% giá trị hợp đồng). Tỉnh cam kết sẽ hoàn thiện việc di dời cột điện trung và cao thế để đảm bảo đưa vào vận hành khai thác tuyến đúng mốc thời gian đề ra.

z3708084374307_86194225b749c657f91846947dd6e102.jpg

Cao tốc Cam Lộ - La Sơn đang được thi công khẩn trương

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành ghi nhận và đánh giá cao sự vào cuộc quyết liệt của các bộ, ngành, đơn vị liên quan và các địa phương (Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế) có dự án đi qua. Đây được xem là dự án thực hiện tốt nhất, đảm bảo tiến độ cũng như chất lượng thi công. Phó Thủ tướng chia sẻ những khó khăn trong thời gian vừa qua về thời tiết, nhất là giá xăng dầu, vật liệu xây dựng tăng cao ảnh hưởng đến triển khai thi công và hiệu quả của các nhà thầu; khó khăn trong việc thanh quyết toán.

Phó Thủ tướng Chính phủ cho rằng, việc hoàn thành các dự án thành phần để nối thông suốt toàn bộ tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông là nhiệm vụ chính trị, trách nhiệm rất lớn của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương. Để đáp ứng tiến độ công việc, yêu cầu các đơn vị, địa phương cần chủ động hơn nữa trong chỉ đạo, điều hành, triển khai dự án theo nhiệm vụ đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao. Bộ GTVT thành lập tổ để rà soát hồ sơ, hướng dẫn thủ tục cho các nhà thầu.

z3708084621148_defe3ab9d62ac25b5d5b8aebc59031df.jpg

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành tặng quà cho nhà thầu, kỹ sư, công nhân tại công trường thi công cao tốc

“Các đơn vị thi công phải giữ lời hứa về chất lượng cũng như tiến độ xây dựng, phải chịu trách nhiệm trước dân, trước lãnh đạo Chính phủ với lời hứa của mình; giữ được thương hiệu xây dựng đường cao tốc về chất lượng và tiến độ. Thời gian hoàn thành cơ bản dự án đến ngày 30/10/2022 không còn xa, đề nghị các đơn vị phải tranh thủ từng ngày, tranh thủ hoàn thiện các hạng mục, thủ tục để quyết tâm đưa vào khai thác, khánh thành, thông xe trong tháng 11/2022, xem đây là dự án mẫu để triển khai các dự án khác trên toàn tuyến”, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nhấn mạnh.

Dự án đầu tư xây dựng đoạn Cam Lộ - La Sơn thuộc dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông qua địa phận tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế có chiều dài xây dựng 98,3km, điểm đầu tại Km 0 (Cam Lộ), trùng với Km 10+440 QL9, thuộc địa phận xã Cam Hiếu (Cam Lộ, Quảng Trị). Điểm cuối Km 102+200 (La Sơn), trùng với Km 4 Tỉnh lộ 14B, trùng với điểm đầu dự án cao tốc La Sơn - Túy Loan (thuộc địa phận xã Lộc Sơn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế). Dự án bao gồm 11 gói thầu xây lắp, được khởi công từ tháng 9/2019.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Bình Định: Đảm bảo đất sản xuất, đất ở cho người nghèo, vùng dân tộc thiểu số
    Các số liệu thống kê cho thấy, tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Định còn khá phổ biến. Do đó, những năm qua, Bình Định đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, nhằm giải quyết căn cơ tình trạng này để đồng bào dân tộc thiểu số ổn định đời sống, đảm bảo an sinh xã hội, vươn lên thoát nghèo.
  • Thành phố Sơn La trong hành trình phát triển xanh, bền vững
    (TN&MT) - Nằm trong vùng tam giác kinh tế trọng điểm, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh, những năm qua, thành phố Sơn La đã bứt phá vươn lên, phát huy hiệu quả nguồn lực tài nguyên môi trường hướng tới đô thị thông minh, sáng xanh sạch đẹp, nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần nhân dân các dân tộc.
  • Bà Rịa – Vũng Tàu ngư dân tích cực vươn khơi, bám biển: Hướng tới cuộc sống ấm no
    (TN&MT)- Những năm qua, tận dụng lợi thế về tài nguyên biển, ngư dân ở Bà Rịa – Vũng Tàu đã và đang tích cực bám biển để khai thác, đánh bắt thủy hải sản. Nhờ đó, nhiều ngư dân đã có được nguồn thu nhập ổn định, cuộc sống tốt hơn, góp phần hoàn thành mục tiêu giảm nghèo bền vững của địa phương.
  • Bảo vệ nguồn nước ở Lạng Sơn: Phân vùng để quản lý
    (TN&MT) - Năm 2022, Lạng Sơn đã hoàn thành Dự án điều tra, đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của các sông, hồ là nguồn nước nội tỉnh. Đây là cơ sở để các huyện, thành phố tổ chức quản lý, nâng cao hiệu quả bảo vệ tài nguyên nước.
  • Hà Tĩnh: Nâng cao ý thức pháp luật về đất đai giúp người dân ổn định phát triển kinh tế
    Nhờ làm tốt công tác hòa giải, tuyên truyền nâng cao ý thức pháp luật cho người dân về lĩnh vực đất đai đang góp phần giúp huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) ổn định tình hình, đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở địa phương.
  • Bộ TN&MT làm việc với các tỉnh Đông Nam Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ về điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất
    Sáng 26/9, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức buổi làm việc với UBND 13 tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ về phương án điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050, kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 -2025 theo Quyết định 326/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân chủ trì buổi làm việc.
  • Đồng bào dân tộc thiểu số được hỗ trợ chuyển đổi nghề, ổn định sinh kế
    Ủy ban Dân tộc vừa ban hành Thông tư số 02/2023/TT-UBDT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2022/TT-UBDT hướng dẫn thực hiện một số dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025. Trong đó đã sửa đổi, bổ sung một số quy định về hỗ trợ đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số hoặc hỗ trợ chuyển đổi nghề cho người dân.
  • Nâng cao hiểu biết về tài nguyên nước cho học sinh tại Hà Nội
    (TN&MT)- Chiều 25/9, tại Hà Nội, Viện Khoa học Tài nguyên nước tổ chức Hội thảo giới thiệu sáng kiến “Nâng cao hiểu biết về giá trị tài nguyên nước, sử dụng nước tiết kiệm và tái sử dụng nước trong sinh hoạt cho đối tượng học sinh tại Hà Nội.
  • Bộ TN&MT làm việc với các tỉnh Vùng ĐBSCL về điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất
    Sáng 22/9, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức buổi làm việc với 13 tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long về phương án điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050, kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 -2025 theo Quyết định 326/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân chủ trì buổi làm việc.
  • Việt Nam ký hiệp định mang tính lịch sử về biển cả
    Sáng ngày 20/9 (giờ New York), trong khuôn khổ hoạt động của Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 78, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã ký Hiệp định về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học ở vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia.
  • Quảng Ngãi: Không đạt kế hoạch thu ngân sách từ đất
    Nhiều năm liền, nguồn thu tiền sử dụng đất của Quảng Ngãi đạt rất thấp. Từ đầu năm đến nay, tiến độ thu tiền sử dụng đất chỉ mới đạt 25% kế hoạch đề ra (khoảng 415/1.645 tỉ đồng).
  • Thanh Hóa: Hủy kết quả trúng đấu giá 3 mỏ khoáng sản
    Thông tin từ UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Thi vừa ký các quyết định hủy kết quả cuộc đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với mỏ cát xã Cẩm Ngọc, huyện Cẩm Thủy, mỏ cát xã Lương Ngoại, huyện Bá Thước và mỏ đất xã Thăng Bình, xã Tượng Lĩnh, huyện Nông Cống.
  • Bộ TN&MT làm việc với các tỉnh khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc về điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất
    Chiều 21/9, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức buổi làm việc với 14 tỉnh, thành phố khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc về phương án điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050, kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 -2025 theo Quyết định 326/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân chủ trì buổi làm việc.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO