Phó Thủ tướng Lê Văn Thành kiểm tra công trường thi công Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng

Theo Chinhphu.vn | 30/10/2021, 20:04

Sáng nay, 30/10, tại Hòa Bình, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành và đoàn công tác Chính phủ đã thị sát, kiểm tra thực địa công trường Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng trong bối cảnh khu vực bị ảnh hưởng của mưa kéo dài nhiều ngày qua.

Tham gia đoàn có lãnh đạo các Bộ: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Xây dựng, Giao thông vận tải, Văn phòng Chính phủ, Tổng cục Phòng chống thiên tai, tỉnh Hòa Bình và một số chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực thủy điện, thủy lợi, địa chất công trình.

Ngày 30/10, việc thi công dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng diễn ra dưới trời mưa. Ảnh VGP/Đức Tuân

Sau khi trực tiếp thị sát, kiểm tra thực địa, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành và đoàn công tác đã có cuộc làm việc với lãnh đạo các bộ, ngành, tỉnh Hòa Bình, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Chủ đầu tư dự án, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, đơn vị thi công và các chuyên gia.

Theo báo cáo của EVN, đây là công trình xây dựng cấp đặc biệt, có công suất thiết kế 480 MW, được khởi công ngày 10/1/2021, xây dựng trên sông Đà trong địa phận thành phố Hòa Bình, sử dụng chung hồ chứa đập dâng, đập tràn với công trình Thủy điện Hòa Bình hiện hữu.

Cho đến nay, các đơn vị thi công đã hoàn thành đắp đê quây thượng lưu, đang triển khai thi công đào hố móng Nhà máy, đào hầm phụ phục vụ thi công hầm dẫn nước, đào hố móng cửa nhận nước... với tổng khối lượng đạt khoảng 1,63 triệu m3/3,55 triệu m3 theo thiết kế, trong đó đào đất 1,3 triệu m3, đào đá 286.000 m3, cơ bản đáp ứng mục tiêu tiến độ đã được phê duyệt.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành kiểm tra thực địa công trường thi công dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng. Ảnh VGP/Đức Tuân

EVN báo cáo tổng lượng mưa tại khu vực đồi Ông Tượng trong các ngày từ 10 đến 20/10/2021 là 426,8 mm. Mưa kéo dài kèm theo địa hình giữa hai khe tụ thủy làm đất bão hòa nước trong thời gian dài, dẫn tới hiện tượng sạt trượt đất đá tại một số điểm gần hố móng công trình Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng. EVN nhận định, hiện tượng sạt trượt không ảnh hưởng đến an toàn đập chính của Nhà máy Thủy điện Hòa Bình và các công trình hiện hữu quan trọng xung quanh, không làm thiệt hại người và thiết bị thi công nhưng có nguy cơ ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình.

EVN và các đơn vị trên công trường cam kết sẽ thực hiện việc xử lý hiện tượng sạt trượt do ảnh hưởng mưa lũ để đảm bảo an toàn cho công trường và các công trình quan trọng xung quanh, tiếp tục theo dõi để giảm thiệt hại do thiên tai gây ra, đảm bảo tiến độ thi công công trình. EVN cũng đề xuất một số giải pháp cần thực hiện ngay như thực hiện thi công xử lý đào, xúc đất đá giảm tải khối sạt, tranh nguy cơ khối sạt lan rộng.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nghe chủ đầu tư báo cáo tiến độ dự án. Ảnh VGP/Đức Tuân

Phát biểu tại cuộc làm việc, lãnh đạo các bộ, ngành và các chuyên gia đánh giá cao tiến độ thi công công trình; cho rằng, hiện tượng sạt trượt hiện tại chưa có nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn hồ đập nhưng nếu không được xử lý đúng, kịp thời, có thể ảnh hưởng đến các công trình quan trọng xung quanh.

Ghi nhận các ý kiến, kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cho rằng việc sạt lở, dịch chuyển địa tầng địa chất do nhiều nguyên nhân như mưa lớn kéo dài, do yếu tố tự nhiên nhưng phần nào đó cũng có thể do có ảnh hưởng trong quá trình thi công dự án. Do đó, phải thận trọng, bình tĩnh, nghiên cứu và đánh giá đúng nguyên nhân, không nóng vội trong giải quyết vấn đề trong khi thời gian tới sẽ còn phải tiếp tục thi công công trình với khối lượng lớn hơn nhiều lần.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành thị sát điểm sạt trượt ở sườn đồi Ông Tượng. Ảnh VGP/Đức Tuân

“Các giải pháp phải mang tính dài hơi, trách nhiệm rõ ràng, xử lý đúng thẩm quyền”, Phó Thủ tướng chỉ đạo và nêu rõ yêu cầu: Phải bảo đảm tuyệt đối an toàn cho công trình Thủy điện Hoà Bình, nhất là đập thủy điện Hòa Bình; giữ gìn cảnh quan, kiến trúc, an toàn cho các công trình trong khu vực, đặc biệt là Tượng đài Bác Hồ (trên đồi Ông Tượng). Trong quá trình thi công, phải bảo đảm an toàn tuyệt đối cho công nhân. Cần rà soát kỹ các yếu tố ảnh hưởng đến an toàn của công trình, an toàn hồ đập Nhà máy Thủy điện Hòa Bình. Không vì lợi ích kinh tế mà đánh đổi môi trường, cảnh quan văn hóa lịch sử.

Phó Thủ tướng nhất trí với kiến nghị của các nhà khoa học và các bộ, ngành, trước mắt, tạm dừng thi công trên công trường để đảm bảo an toàn cho công nhân thi công, thực hiện các giải pháp ngăn nước mưa đổ dồn vào khe nét, khẩn trương rà soát, đánh giá kỹ lưỡng lại toàn bộ quá trình thiết kế, thi công.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành thị sát điểm khảo sát địa chất (bằng dụng cụ dùng sóng siêu âm) tại khu vực đồi Ông Tượng. Ảnh VGP/Đức Tuân

Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì, cùng các Bộ: Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ tổ chức nghiên cứu, đánh giá toàn diện, với sự tham gia của một số bộ, ngành liên quan khác, tỉnh Hòa Bình và các chuyên gia, nhà khoa học; có thể mời chuyên gia, nhà khoa học Liên bang Nga (trước đây đã giúp nghiên cứu xây dựng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình) để nghiên cứu một cách tổng thể, kỹ lưỡng các giải pháp phù hợp, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình Thuỷ điện Hoà Bình, bảo vệ, giữ gìn cảnh quan, kiến trúc các công trình trong khu vực.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Vixem Hà Tiên khẳng định vị thế với số lượng sản phẩm đạt "Nhãn xanh" nhiều nhất SGBC
Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Hà Tiên (Vicem Hà Tiên) tiếp tục khẳng định vị thế là nhà sản xuất xi măng tại Việt Nam sở hữu danh mục sản phẩm được trao nhiều chứng nhận nhãn xanh nhất từ SGBC (13 sản phẩm).
Đừng bỏ lỡ
  • An cư giữa đô thị nghỉ dưỡng đa tiện ích, tại sao không?
    (TN&MT) - Phá vỡ khái niệm về điểm đến đơn thuần chỉ dành cho những chuyến du lịch - nghỉ dưỡng ngắn ngày, các khu căn hộ nằm giữa đô thị nghỉ dưỡng đa tiện ích, được phát triển dành riêng cho nhu cầu an cư cận phố, đang trở thành xu hướng nhà ở rất được ưa chuộng.
  • Vinamilk đẩy mạnh đầu tư và khai thác thị trường nước ngoài
    (TN&MT) - Song song với việc phát triển thị trường nội địa, công ty sữa hàng đầu Việt Nam tích cực khai thác các cơ hội để mở rộng kinh doanh tại các thị trường quốc tế, thông qua hoạt động đầu tư vào các chi nhánh nước ngoài và xuất khẩu.
  • PVEP - Hành trình 35 năm kiếm tìm tài nguyên trên biển
    Hướng đến mục tiêu trở thành công ty dầu khí quốc tế chuyên nghiệp nằm trong nhóm dẫn đầu khu vực, với năng lực hoạt động toàn cầu, Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) luôn ở tư thế sẵn sàng đổi mới, vượt qua các thử thách trong hành trình 35 năm xây dựng và phát triển.
  • EVN phải tập trung nghiên cứu, thực hiện đồng bộ các giải pháp về cung ứng điện
    EVN phải tập trung nghiên cứu, thực hiện đồng bộ các giải pháp về cung ứng điện, đặc biệt là việc thực hiện đạt hiệu quả cao nhất các biện pháp về tiết kiệm điện; xây dựng các kịch bản điều hành cung ứng điện theo hướng dẫn của Bộ Công Thương.
  • WinMart đẩy mạnh tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn
    Hệ thống WinMart/WinMart+ dự kiến đến cuối tháng 6/2023 sẽ  tiêu thụ khoảng 200 tấn vải thiều Lục Ngạn - Bắc Giang và đưa loại trái cây đặc sản này có mặt tại gần 3.500 siêu thị và cửa hàng trên toàn quốc. Đây là chia sẻ của đại diện Công ty Cổ phần Dịch vụ Thương mại Tổng hợp (WCM) tại Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều huyện Lục Ngạn năm 2023, diễn ra ngày 7/6.
  • Trồng rừng - “mục tiêu kép” của PVEP trong nỗ lực giảm phát thải
    Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) đang tích cực triển khai những giải pháp cụ thể thực hiện mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính (KNK), hướng tới mục tiêu “net-zero” theo cam kết COP26 vào năm 2050. Một trong những giải pháp được PVEP lựa chọn là trồng rừng, đây là một giải pháp cụ thể để đảm bảo “mục tiêu kép” vừa giảm phát thải KNK, vừa thực hiện tốt mục tiêu bảo vệ môi trường.
  • 11 thủy điện dừng phát điện do “khát nước”
    Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) cho biết, hiện có 9 hồ thủy điện ở mực nước chết, có 11 thủy điện phải dừng phát điện vì lưu lượng và mực nước hồ không đảm bảo vận hành tổ máy.
  • Thị trường LNG chuyển biến thuận lợi - giải pháp cho năng lượng Việt Nam
    Giá LNG tại các thị trường châu Á và châu Âu liên tục giảm mạnh do khí hậu và lượng hàng tồn kho lớn. Đây là cơ hội để Việt Nam có thể nhập khẩu và chuyển dịch dài hạn sang điện khí LNG. PV GAS là đơn vị tiên phong nhập khẩu chuyến tàu LNG về Việt Nam, hướng tới mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, nhu cầu tiêu thụ khí, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
  • Lợi thế vàng khiến Sunshine Sky City lọt vào “mắt xanh” của các nhà đầu tư
    Pháp lý minh bạch, chính sách bán hàng hấp dẫn, chủ đầu tư uy tín cùng những ưu thế vượt trội về vị trí, tiện ích, Sunshine Sky City hứa hẹn trở thành dự án có tiềm năng tăng giá không giới hạn tại thị trường bất động sản TP.HCM.
  • PV Power nỗ lực đảm bảo cung ứng điện
    Nhằm đảm bảo cung ứng điện khi nhu cầu điện tăng cao, thời gian qua, Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (PV Power) đã đưa ra rất nhiều giải pháp để đảm bảo khả dụng cho vận hành khi có yêu cầu huy động từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (A0).
  • Chủ đầu tư tung kích cầu: Thị trường BĐS dần có thanh khoản
    (TN&MT) - Trong bối cảnh thị trường bất động sản (BĐS) tại khu vực phía Nam nói chung, TP.HCM nói riêng ảm đạm, thanh khoản chậm, nhiều chủ đầu tư (CĐT) đã tung ra các chính sách kích cầu để hâm nóng thị trường. Song, chỉ một số dự án ghi nhận có giao dịch, phần còn lại của thị trường vẫn khá trầm lắng.
  • PVEP - 35 năm: Viết tiếp truyền thống tự hào
    Trong quá trình 35 năm xây dựng và phát triển, dưới sự định hướng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam), Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) luôn bám sát mục tiêu, sứ mệnh và tầm nhìn của mình để trở thành đơn vị chủ lực, cốt lõi của Petrovietnam trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO