Phiên chợ mở cửa mùa xuân

Nhà văn Du An | 22/01/2023, 01:36

(TN&MT) - Chợ Tết năm nào cũng đông. Người đông, già trẻ gái trai; hàng hóa đông, hoa các loại chen gà vịt măng miến,… tiếng chào mời bán mua, tiếng hỏi han cười nói lâu ngày gặp nhau tay bắt mặt mừng…

Mưa phùn bay bay trên một vùng âm âm tiếng Tết. Bốn phía gió rét, thế mà bước một chân vào chợ thấy ấm hẳn. Chợ Tết ấm lắm.
Ấy là đang nói chợ Ba mươi, phiên chợ cuối cùng của năm cũ. Tết bận nhiều, việc chồng lên người, người như con thoi, loang loáng thoăn thoắt. Anh chị cán bộ viên chức cuối năm bao nhiêu là báo cáo, họp hành tổng kết, chỉ tranh thủ được vài ngày sắm Tết... Nông dân, tiếng giờ nông nhàn nhiều nhưng Tết thì năm nào cũng cuống quít tít mù. Ruộng đã cấy xong, thóc nếp, đỗ xanh, lợn gà… chuẩn bị sẵn sàng từ mùa; vậy mà tháng Chạp chả thông cảm, cứ như trêu tròng, vù vù vèo vèo.

sssssss.png
Tranh: Nguyễn Quang Trung

Tết nào mẹ cũng “kế hoạch”, dành thời gian đi chợ Ba mươi, không đi nó thiêu thiếu chống chếnh làm sao. Các bà trong xóm cũng y như mẹ, bánh chưng gói xong rồi, ngâm đấy, tối đun; bàn thờ thì thằng con giai đảm nhiệm… còn mấy việc vặt nữa để đấy, đi chợ về ù cái là xong.
Thanh niên giai gái về quê cũng nghiện… món chợ Tết. Lên đấy để chen nhau như đi hội, thấy mặt đứa này đứa kia, ơ ớ không nhận ra nhau một lúc, rồi ngỡ ngàng ôm chầm lấy hỏi han, xuýt xoa, mừng rỡ.
Đúng là chợ Tết, tinh dững người là người. Vai chen vai, tay sít tay, quần áo xoạt xoạt nhau. Mùi trẻ, mùi già, mùi trầu, mùi son phấn, mùi mồ hôi chua chua, mùi gà vịt, hương hoa đào cúc hồng… nghẽn lại, đặc đặc.
Vào giữa chợ rồi, có lúc thấy bổng lên, không cần đi bằng chân. Cả khối người như cái xe có bánh ở lưng lửng, chầm chậm rùng rùng. Mũi sát mái tóc thơm thơm con gái. Mũi sát mùi núi rừng, anh này là Bộ đội Biên phòng, được về Tết sướng thế. Mũi sát mùi cấy cày, nghe bùn nghe lúa từ cánh đồng.
Cái “xe người” cứ đi, lên lên, xuống xuống. Ùn lại chỗ hàng hoa. Chị bán hoa mặt tươi như hoa, trán lấm tấm mồ hôi, tay thoăn thoắt bó, đưa, nhận tiền… Người mua đông, người ngắm còn đông hơn. Một cô gái đang giơ hai ngón tay lên mượn hoa làm phông, cái máy ảnh từ bạn trai liên tục lóe đèn. Ố ố… cô bị đẩy vào hoa, loạng choạng. Mặt cô đỏ ngại ngượng. Bạn trai đến nâng dậy, ôm gọn vào lòng, nói to, tôi mua “bông này”. Đám đông thích chí được xem luôn “phim ngôn tình” giữa chợ quê.

sss(1).jpg
Gian hàng bán đồ thổ cẩm thu hút rất đông bà con người dân tộc.

Hàng gà thưa thớt nam thanh nữ tú, chỉ nhiều bà nhiều chị. Nhiều gà trống vừa đến độ ngậm hoa hồng, nhiều gà mái béo núc. Thấy nâng lên, sờ nắn, rập rình áng gầy béo nặng nhẹ. Mua đi, đảm bảo đi bộ chục cây số một ngày, giá mười em bớt còn chín rưỡi. Mua đi, đừng lẫn với loại đẹp mã, dính công nghiệp là các cụ trách đấy. Mấy chú trống đã xuôi theo tay người đi. Mấy chị bán gà lại vẫy mời. Lồng một dãy, có con lim dim, có con nhớn nhác, có con tròn mắt...
Dòng chợ cứ trôi, cứ trôi, quần áo chen chân. Đây măng miến, mấy người dừng. Đây hàng cây mùi từng bó từng bó thơm thơm, thấy mẹ đang lom khom ở đó rồi, chiều nay cả nhà sẽ tắm. Đây hàng mã, cành vàng lá ngọc, chuông khánh… cũng xúm xít - người ăn Tết càng nhớ đến tổ tiên.
… Tôi cứ đi cứ đi trong dòng chợ Tết. Trong những lòa nhòa người người, những bán mua hỏi han. Tết nay vẫn giống Tết xưa, chợ Ba mươi vẫn đông như hội. Người đi chơi nhiều hơn mua bán. Nhớ bốn chục năm trước, hồi trẻ con đi chợ Mới. Ấy là chợ bên sông, trên chợ dưới thuyền, lại gần ga tàu nên người đông lắm, hàng hóa các thứ cũng đủ đầy các món xuôi ngược. Trẻ con hồi ấy, tầm năm - sáu tuổi là biết tự đi chợ. Đi từng đoàn. Hàng pháo là hàng của trẻ con, vòng trong vòng ngoài những cánh tay khẳng khiu, nhao nhao cười nói chen lấn. Hàng bóng bay làm tôi muốn đứt cả hơi vì thổi. Bóng dày, vo véo một lúc, mà thổi phựt phựt mãi mới nhập nhồ ra vào quả bóng bằng quả quít. Mua năm nhưng thử đến hai chục, chả phải cẩn thận đâu, nhân thể Tết được thổi miễn phí, cho cái mồm ăn Tết thật sướng.
Chúng tôi hết tiền mà chợ vẫn đông. Mấy đứa dạo lơ vơ mấy vòng thì về. Đằng sau, tiếng chợ vẫn như đàn ong triệu con, u u u. Dọc đường, ngược chiều vẫn còn dòng người đến chợ, chợ Tết mà, chả có thời gian, bao giờ vãn người thì tự tan.
Tôi lớn lên đi học xa vẫn nhớ cô bạn gái ở quê. Tôi mới dám đến nhà em một lần vì… sợ. Run lẩy bẩy chào bố mẹ, uống nước chè căng cả bụng mà chả nói được câu gì. Thế rồi chợ Tết hai đứa rủ nhau đi. Tôi đã nắm tay em suốt cả chợ, biển người đi chơi Tết đã che chắn, giúp cậu thiếu niên lên chàng trai. Chợ hôm ấy tan sớm quá, mãi lúc em bảo mình về thôi, tôi mới giật mình… Người ta về gần hết từ lúc nào, hai đứa vẫn tay trong nhau. Có một bà già bán trầu cau vẫn kiên trì đứng, mời mua. Tôi đã mua bảy quả cau, chín lá trầu trong bồng bềnh vô thức...
Rồi cuộc sống, đường đời xô dạt, tôi đã định cư ở miền xa. Mỗi lần Tết đến là nỗi nhớ quê thêm quặn thắt. Thị trấn núi, những người tha hương càng gần nhau hơn mỗi dịp Tết đến. Anh em, lần lượt đi các nhà gói bánh chưng cho nhau, lần lượt uống rượu ăn Tết từng nhà… Tết trên núi đơn giản mà ấm tình, thôi thế cũng vơi đi nỗi nhớ.
Sáng ba mươi nào tôi cũng đi chợ Tết, chợ Tết khu vực năm xã vùng cao cũng nhiều người giống như tôi, tôi giống như họ. Bán ít thôi, chơi xem nhiều thôi. Đông nhất là trai gái, chả biết có người yêu, vợ chồng hay chưa… cứ thấy từng đoàn váy áo phần phật chen nhau vào chợ. Chợ là bãi đất giữa thị trấn, ngày thường vài cái bàn bán thịt lợn, vài cái quán hàng xén. Thế mà Ba mươi Tết, người từ khắp thôn cùng bản vắng đổ ra hết. Người ôm con gà, người nách con lợn, lưng lù cở ngô, một bung thóc nếp… Họp nhau lại để bán, để mang Tết về trọn vẹn.
Bây giờ cuộc sống nơi nơi cũng tạm đủ đầy. Thầy bói chả nói câu: “số cô không giàu thì nghèo/ ngày Ba mươi Tết thịt treo trong nhà” nữa. Ngày Ba mươi Tết, đi chơi chợ Tết thấy bao ưu phiền lo toan bay biến. Chân theo dòng người, lòng lâng lâng khó tả. Mùa xuân đang mở cửa.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Đảm bảo cho ngư dân vươn khơi, bám biển, giữ vững chủ quyền 
    (TN&MT) - Những năm qua, Đảng Nhà nước ta có nhiều chủ trương, chính sách phát triển ra hướng biển, từ đó các tỉnh, thành đã tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chính phủ về phát triển kinh tế biển, từng bước đảm bảo cho ngư dân vươn khơi, bám biển, giữ vững chủ quyền
  • Phát triển kinh tế rừng – góp phần vào công cuộc xóa đói – giảm nghèo
    Xác định kinh tế rừng đóng vai trò quan trọng, thời gian qua, nhiều địa phương trên cả nước đã tập trung quản lý hiệu quả diện tích đất đồi rừng. Đồng thời, chính quyền các cấp đẩy mạnh tuyên truyền, vận động Nhân dân phát triển trồng rừng gỗ lớn… Từ đó, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần vào công cuộc xóa đói – giảm nghèo.
  • Những triệu phú ở xã đào Xuân Quang
    Con đường nhựa láng mịn, thênh thang dẫn về Xuân Quang, xã bán sơn địa, bám dọc Quốc lộ 70. Cùng với trí sáng tạo, quyết tâm cao và bàn tay lao động cần cù, khéo léo hàng trăm người nông dân nơi đây trở thành triệu phú nhờ trồng cây đào cảnh.
  • Đà Nẵng: Thúc đẩy giảm thiểu rác thải nhựa, hướng đến cuộc sống phát triển bền vững
    TP. Đà Nẵng đang phải đối mặt với tình trạng rác thải nhựa ngày một gia tăng, ảnh hưởng đến môi trường sống và hệ sinh thái. Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, Đà Nẵng đã thông qua nhiều chương trình, dự án thúc đẩy hoạt động phân loại, tái chế và giảm thiểu rác thải nhựa, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế.
  • Đẩy mạnh xây dựng phát triển văn hóa người Hà Nội
    (TN&MT) - Thông tin từ Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, theo đó Ban Tuyên giáo Thành uỷ vừa đề nghị các cơ quan báo chí trên địa bàn Thủ đô tăng cường, cũng như đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền xây dựng và phát triển văn hóa Hà Nội.
  • “Mở triệu ước mơ" - thông điệp đẹp, đậm chất nhân văn từ một show ca nhạc
    (TN&MT) - Không theo bất kỳ “công thức thành công” nào của các show âm nhạc, không quảng cáo rầm rộ và chỉ tổ chức trực tuyến, nhưng “NCB Sing & Share Show - Mở triệu ước mơ” lại hút khán giả một cách ấn tượng giữa vô vàn những chương trình giải trí nở rộ thời gian qua. Điều gì làm nên “phép màu âm nhạc” này?
  • Quảng Bình: Nhiều chính sách hỗ trợ ngư dân nghèo yên tâm bám biển
    (TN&MT) - Với 6.792 tàu thuyền đánh bắt thuỷ, hải sản, thu hút trên 24.000 lao động, Quảng Bình là một trong những địa phương có số lượng tàu thuyền thuộc tốp đầu khu vực miền Trung. Chính bởi lẽ đó, trong những năm qua, địa phương này đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ nhằm giúp ngư dân, đặc biêt là ngư dân nghèo yên tâm bám biển phát triển kinh tế.
  • Thanh Hóa: Nông thôn mới thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững
    Chương trình xây dựng NTM nói chung, đã góp phần quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế bền vững tại các vùng nông thôn của tỉnh Thanh Hóa. Để hiểu rõ hơn về sự hiệu quả của chương trình này, Phóng viên Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Cao Văn Bắc, Chủ tịch UBND xã Hoằng Giang, huyện Hoằng Hóa.
  • Bù Đốp - Bình Phước: Sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp giúp thoát nghèo
    (TN&MT) - Trong chiến lược phát triển kinh tế vùng biên của tỉnh Bình Phước, huyện Bù Đốp đã và đang có nhiều chính sách hỗ trợ để phát huy hiệu quả nguồn lực đất đai trong sản xuất nông nghiệp, từ đó giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ổn định cuộc sống, từng bước vươn lên thoát nghèo.
  • Ba Tri không nghèo nữa

    Ba Tri không nghèo nữa

    20:19 23/03/2023
    Là một trong ba huyện ven biển của tỉnh Bến Tre, trước đây, hình ảnh những căn nhà lá đơn sơ nghèo nàn nép mình bên những rừng cây, con đường làng đã ăn sâu vào ký ức với mỗi ai đã từng đến với xứ sở này. Thế nhưng, sau những nỗ lực giảm nghèo từ những giải pháp thiết thực, hiệu quả đã mang đến diện mạo mới cho miền quê biển Ba Tri, đời sống nhân dân nơi đây ngày càng được cải thiện, đổi thay.
  • Thanh niên Điện Biên sáng tạo xung kích trong chuyển đổi số
    (TN&MT) - Tháng Thanh niên năm 2023, các cấp bộ Đoàn trên địa bàn tỉnh Điện Biên tích cực tham gia công tác chuyển đổi số trên mọi lĩnh vực của Đoàn. Với nền tảng tri thức, đổi mới sáng tạo, thanh niên giữ vai trò xung phong đi đầu trong thực hiện đẩy mạnh chuyển đổi số, vận dụng, ứng dụng công nghệ số trong thực tiễn cuộc sống
  • Nỗ lực đảm bảo quyền tự do tôn giáo, phản bác luận điệu xuyên tạc về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam
    (TN&MT) - Đảng, Nhà nước Việt Nam khẳng định: Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tình thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc, đồng bào các tôn giáo là một bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Việt Nam là Quốc gia đa tôn giáo cùng tồn tại trong lòng dân tộc và bình đẳng trước pháp luật.
  • Triển lãm Nghệ thuật “Sen Việt 2023 – vẻ đẹp thuần khiết”
    (TN&MT) - Triển lãm "Nghệ thuật Sen Việt 2023: Vẻ đẹp thuần khiết" (diễn ra từ ngày 25/3 – 31/3, tại Chùa Quán Sứ, Hà Nội) do Giáo hội Phật giáo Việt Nam, UNESCO phối hợp thực hiện với mong muốn chia sẻ, lan tỏa sự thuần khiết của hoa sen và vẻ đẹp trân quý của Phật giáo.
  • Hà Nội: Điều chỉnh giao thông giảm ùn tắc nút giao Trường Chinh - Tôn Thất Tùng
    (TN&MT) - Thông tin từ Sở Giao thông vận tải thành phố Hà Nội, để đảm bảo trật tự an toàn giao thông, giảm ùn tắc khu vực nút giao Trường Chinh - Tôn Thất Tùng - Lê Trọng Tấn nằm trên địa bàn 2 quận Đống Đa, Thanh Xuân, Sở Giao thông Hà Nội sẽ tiến hành thí điểm điều chỉnh tổ chức lại nút giao nói trên, nút giao Ngã Tư Sở và các nút giao lân cận.
  • Văn Yên (Yên Bái): Tạo sinh kế cho người dân để thoát nghèo
    Năm 2023, huyện Văn Yên (Yên Bái) đặt mục tiêu giảm 4,05% hộ nghèo, tương đương với giảm 1.434 hộ nghèo; giảm tỷ lệ hộ cận nghèo 1,5%, tương đương giảm 528 hộ. Để đạt mục tiêu trên, huyện Văn Yên đã chú trọng thực hiện đa dạng hóa sinh kế, hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo phát triển sản xuất, cải thiện thu nhập, từng bước nâng cao đời sống.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO