Phí vào nội đô

Nguyễn Mạnh Thắng | 27/10/2022, 06:13

(TN&MT) - Những ngày gần đây, dư luận xôn xao trước thông tin vào năm 2024, Hà Nội sẽ chính thức thu phí xe ô tô vào nội đô.

Lẽ dĩ nhiên, người đang sử dụng ô tô sẽ băn khoăn khi mình phải chịu thêm một khoản phí. Lợi dụng việc này, nhiều đối tượng chống phá Nhà nước đã xuyên tạc khi cho rằng chúng ta lạm thu. Tuy nhiên, khi tìm hiểu kỹ sẽ thấy, việc thu phí vào nội đô là một quyết định không mới, đồng thời, rất có ý nghĩa với việc giảm tải giao thông cho các thành phố lớn.

Nhìn rộng ra thế giới, Singapore là đất nước đầu tiên áp dụng việc thu phí vào nội đô từ năm 1998. Cùng với các loại thuế phí khác, việc sở hữu xe tại đất nước này khá dễ nhưng để duy trì sự tồn tại của nó lại là cả một vấn đề. Do đó, cho đến ngày nay, sau khi thu phí nội đô, mật độ giao thông giảm 20%, 65%, người dân Singapore lựa chọn sử dụng phương tiện công cộng vì chi phí rẻ, tiện lợi hơn. Lượng khí thải CO2 và bụi giảm đáng kể.

963605801765226033632074288290-9288-4746-1589171750-1058.jpg
Thu phí vào nội đô là một quyết định không mới, đồng thời, rất có ý nghĩa với việc giảm tải giao thông cho các thành phố lớn.

Sau Singapore, nhiều đô thị khác như London (Anh), Stockholm (Thụy Điển), Seoul (Hàn Quốc), Dubai (Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất) cũng đã áp dụng thành công mô hình thu phí vào nội đô và nhận được đánh giá cao. Đơn cử như thành phố London, trong 3 năm đầu thực hiện, lưu lượng giao thông vào thành phố đã giảm 15%, tình trạng tắc nghẽn giảm 30%.

Như vậy, hiện nay, việc tìm cách giảm các phương tiện cá nhân, tăng cường, khuyến khích sử dụng các phương tiện công cộng đang trở thành xu thế tất yếu. Việc thu phí xe ô tô vào nội đô sẽ tạo ra nguồn kinh phí cần thiết để chính quyền thành phố trợ giá cho các phương tiện giao thông công cộng khác. Từ đó, khuyến khích, hình thành thói quen sử dụng phương tiện công cộng cho người dân.

Có thể thấy rằng, việc đề ra chủ trương thu phí vào nội đô của chính quyền TP. Hà Nội là chuyện không mới của nhiều đô thị trên thế giới. Điều cần bàn ở đây chính là thời gian thực hiện, xác định đâu là khu vực nội đô để đặt các trạm thu phí hợp lý và công nghệ thu phí sẽ được áp dụng để tạo thuận lợi cho người dân. Một vấn đề khá băn khoăn khác mà dư luận lưu tâm, đó là việc đảm bảo các phương tiện giao thông công cộng đủ khả năng vận chuyển hành khách từ ngoại thành vào nội đô (và ngược lại) đảm bảo 24/24, đúng giờ, đúng tất cả các tuyến để người dân kịp thời gian đi làm và về lại nơi sinh sống. Bởi nếu thực hiện thu phí mà giao thông công cộng không đảm bảo, người dân vẫn phải dùng phương tiện cá nhân để chủ động di chuyển thì chỉ thêm phiền, thêm tốn kém cho dân.

Vẫn xung quanh chủ đề thu phí vào nội đô Hà Nội, cánh báo chí đang khai thác dưới nhiều góc độ khác nhau và đưa ra nhiều quan điểm đồng tình có, phản bác có.

Đúng là nói thì luôn dễ hơn làm. Để yên không làm gì thì ngay lập tức sẽ có những bài báo tựa chính quyền làm ngơ, chính quyền không có giải pháp cho tình trạng ùn tắc giao thông. Nhưng để tìm ra giải pháp thì chê ỏng chê eo, chưa làm nhưng cứ thích bàn lùi, không nêu ra sáng kiến, giải pháp nhưng luôn tìm chỗ để bới móc và phủ nhận.

Đã gọi là thí điểm thì có nghĩa là được phép sai số. Để tìm ra cái đúng, chúng ta sẽ phải có cái sai. Ngay trong triển khai thu phí, chính quyền không triển khai ồ ạt mà sẽ vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Hơn nữa, đây là thí điểm ở Hà Nội, còn trên thế giới, rất nhiều đô thị lớn đã triển khai và kết quả rất khả quan.

Tắc đường, chuyện không mới và là vấn nạn của bất kỳ đô thị nào trên thế giới. Tìm ra các giải pháp để cải thiện giao thông luôn là những cơn đau đầu của các nhà quản lý. So với việc ngồi yên thì hành động, tìm tòi luôn là sự đúng đắn. Đừng chỉ nói, nói một cách bàn lùi, nói một cách thiếu xây dựng, nói một cách bâng quơ như thế. Nói thì dễ, làm mới là khó. Hãy góp ý kiến để có một Hà Nội văn minh, thông thoáng và sạch đẹp hơn.

Bài liên quan
  • Thu phí tự động hoàn toàn các tuyến đường cao tốc từ 1/8/2022
    Phó Thủ tướng Lê Văn Thành giao Bộ Giao thông vận tải và các địa phương tập trung chỉ đạo các nhà đầu tư để triển khai thu phí điện tử đồng bộ trên toàn quốc kể từ ngày 01/8/2022; trong đó triển khai thu phí hoàn toàn tự động đối với tất cả các tuyến đường cao tốc.

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Sân khấu hóa tuyên truyền phòng, chống tác hại thuốc lá: Cách làm độc đáo, hiệu quả
    (TN&MT) - Tuyên truyền phòng, chống tác hại thuốc lá thông qua nhiều hình thức, nội dung phong phú, đa dạng là một trong những giải pháp hiệu quả nhằm đưa những kiến thức về phòng, chống tác hại thuốc lá đi vào cuộc sống.
  • Tết Trung thu – Tết của sẻ chia
    (TN&MT) - Với mong muốn mang Tết Trung thu đầm ấm, trọn vẹn niềm vui đến với trẻ em vùng cao, ngày 25/9/2023, Chi đoàn Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường, Bộ TN&MT đã tổ chức chương trình “Tết trung thu – Tết của sẻ chia”, dành tặng những món quà ý nghĩa đến trẻ em đồng bào vùng cao thuộc Bản Hang Chú, xã Hang Chú, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La.
  • Lai Châu chú trọng đầu tư phát triển cây chè
    (TN&MT) - Lai Châu có lợi thế về địa hình, thổ nhưỡng phát triển các sản phẩm nông nghiệp như chè, nếp tan Co Giàng, miến dong Bình Lư, sa nhân, đương quy, sơn tra,…Trong đó, cây chè ở tỉnh Lai Châu đã khẳng định được vị trí trong các sản phẩm nông nghiệp.
  • Hoàn thiện nội thất, đón lượng du khách “khủng” đổ về NovaWorld Phan Thiet
    Chứng kiến lượng khách nườm nượp đổ về NovaWorld Phan Thiet, biệt thự cho thuê thường xuyên trong tình trạng full – booking và chính bản thân cũng không thể book được biệt thự cho cả gia đình vào dịp lễ 2/9 vừa qua, nhiều gia chủ nóng lòng lên kế hoạch hoàn thiện nội thất ngay sau khi nhận nhà để đưa vào vận hành, khai thác cho thuê.
  • Lào Cai: Nông dân là lực lượng nòng cốt trong bảo vệ môi trường thích ứng với biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Đó là 1 trong 18 mục tiêu chính được Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Lào Cai lần thứ XI, nhiệm kỳ 2023 – 2028 đề ra tại hội nghị tổ chức vào ngày 26/9/2023.
  • Khánh thành ngôi trường được xây dựng từ nguyên vật liệu tái chế từ nhựa
    Ngày 26/9, điểm trường khu Lang thuộc Trường Mầm non Trung Hạ, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã được khánh thành. Điểm đặc biệt của công trình là 50% nguyên vật liệu (gạch và ngói) sử dụng từ vật liệu nhựa tái chế, với tổng khối lượng nhựa tái chế lên đến gần 44,87 tấn.
  • Hà Tĩnh: Mưa lớn gây sạt lở, ngập úng ở nhiều nơi
    Trong hai ngày 25 và 26/9, trên địa bàn Hà Tĩnh xảy ra mưa lớn gây sạt lở, ngập úng nhiều tuyến đường, cầu và diện tích cây ăn quả, tập trung chủ yếu ở các huyện Hương Khê, Hương Sơn.
  • Những con người vươn lên từ bản
    (TN&MT) - Tự bao đời nay, đồng bào các dân tộc vùng Điện Biên luôn chịu thương chịu khó, tay làm hàm nhai. Bao giọt mồ hôi đổ xuống làm ruộng đồng xanh tốt. Một dạo, họ đua nhau về xuôi tìm kiếm cơ hội việc làm, đất, vườn bỏ hoang…Nhưng không phải ai cũng có thể đi xa, trong số ấy cũng có những người bám trụ lại làm giàu từ bản…Dù thu nhập chưa tương xứng với công sức bỏ ra. Nhưng chí ít họ đã từng bước thoát nghèo, làm giàu trên mảnh đất ông cha để lại, dẫu những nhọc nhằn cất lên từ bản…
  • Cảnh Hưng: Nỗ lực giảm nghèo, xây dựng xã nông thôn mới nâng cao
    Nhằm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2023 - 2025, xã Cảnh Hưng (Tiên Du, Bắc Ninh) đã triển khai nhiều mô hình thiết thực giúp người dân giảm nghèo bền vững, mang lại diện mạo mới cho khu dân cư.
  • Ba Chẽ thoát nghèo từ trồng rừng
    (TN&MT) - Những năm qua, huyện miền núi Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều giải pháp nhằm khai thác lợi thế tự nhiên, phát huy thế mạnh từ rừng, phát triển ngành lâm nghiệp theo hướng trồng rừng gỗ lớn, cây dược liệu, tạo sinh kế, giúp người dân thoát nghèo bền vững.
  • Đà Nẵng nhận Giải thưởng quốc tế Thành phố thông minh Seoul
    Thành phố Đà Nẵng vinh dự nhận được Giải thưởng quốc tế Thành phố thông minh Seoul (Seoul Smart City Prize). Đây là năm đầu tiên giải thưởng Thành phố thông minh Seoul được Tổ chức các thành phố thông minh bền vững thế giới (gọi tắt là WeGO) và Chính quyền thành phố Seoul đồng tổ chức xét chọn và trao giải.
  • Hội thảo khoa học nhận diện và phát huy giá trị văn hóa, con người Quảng Ninh
    (TN&MT) - Ngày 26/9, tại TP. Uông Bí, Tỉnh ủy Quảng Ninh phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học cấp Quốc gia với chủ đề: "Quảng Ninh nhận diện và phát huy các giá trị văn hóa, con người, tạo nguồn lực cho phát triển nhanh, bền vững".
  • Gợi ý 5 điểm đến hấp dẫn nhất cho mùa Trung thu 2023
    (TN&MT) - Trung thu ở Sa Pa sẽ thật ấn tượng với Đêm hội trăng rằm lớn nhất Tây Bắc. Mùa trăng ở Đà Nẵng hẳn sẽ khó quên với Lễ hội mùa thu đủ màu Âu- Việt trên đỉnh Bà Nà. Phú Quốc sẽ đem đến một Tết đoàn viên sống động ở khu phố đêm mới Sorrento với pháo hoa rực rỡ của show Kiss The Stars. Du ngoạn mùa trung thu, đừng bỏ qua 5 gợi ý đặc biệt hấp dẫnnày.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO