Phát triển thị trường khí cần thúc đẩy công tác đầu tư cơ sở hạ tầng khí

Đức Dũng - Lê Hằng | 25/08/2022, 13:45

Đánh giá tại "Diễn đàn Phát triển thị trường khí Việt Nam: Xây dựng thị trường khí Việt Nam cạnh tranh, minh bạch và hiệu quả" do Bộ Công Thương phối hợp với Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh tổ chức, nhiều ý kiến cho rằng, hạn chế từ hạ tầng cơ sở đang là điểm nghẽn cho phát triển thị trường khí hóa lỏng. Vậy điểm nghẽn này giải quyết như thế nào.

Việt Nam đã phát triển hệ thống kho chứa cùng đường ống vận chuyển khí thiên nhiên, đảm bảo cung cấp cho nhu cầu sử dụng của người dân, doanh nghiệp. Song đánh giá tại "Diễn đàn Phát triển thị trường khí Việt Nam: Xây dựng thị trường khí Việt Nam cạnh tranh, minh bạch và hiệu quả" do Bộ Công Thương phối hợp với Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh tổ chức, nhiều ý kiến cho rằng, hạn chế từ hạ tầng cơ sở đang là điểm nghẽn cho phát triển thị trường khí hóa lỏng. Vậy điểm nghẽn này giải quyết như thế nào?

z3670155216850_168d0bdd9bc9e59ffd875cb4fa39fc7c.jpg
Diễn đàn Phát triển thị trường khí Việt Nam

Theo Bộ Công Thương, hiện nay, nhu cầu tiêu thụ khí hóa lỏng hàng năm ở Việt Nam vào khoảng 2-2,2 triệu tấn, sonh chủ yếu phục vụ nhu cầu dân dụng và thương mại. Trên thực tế, sản lượng khai thác hàng năm đang suy giảm, trong khi nhu cầu sử dụng khí tăng cao, cùng đó là những khó khăn trong việc tìm kiếm, thăm dò, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện cho kinh tế xã hội. Do vậy, kế hoạch trong tương lai sẽ phải duy trì ổn định nguồn cung cấp khí hiện có kèm theo nhập khẩu khí hóa lỏng LNG.

Ông Đặng Hải Anh, Trưởng phòng Vụ Dầu khí và Than, Bộ Công Thương cho hay, để làm được việc này, phải mở rộng các hoạt động tìm kiếm và thăm dò để cung cấp thêm trữ lượng và sản lượng khai thác ở các khu vực tiềm năng, sâu và xa bờ; phát triển công nghiệp khí đốt; ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ nhập khẩu và tiêu thụ hết khí thiên nhiên hóa lỏng LNG. Đồng thời đảm bảo khả năng nhập khẩu 8 tỷ m3 LNG vào năm 2030 và 15 tỷ m3 vào năm 2045.

z3670155237792_0fbbc65f70abe15cd03c45a07503d9fc.jpg
Ông Đặng Hải Anh, Trưởng phòng Vụ Dầu khí và Than, Bộ Công Thương phát biểu tại Hội nghị

Đánh giá của Vụ Kế hoạch - Bộ Công Thương, hệ thống kho chứa khí với 54 kho đầu mối và tuyến sau trải dài khắp 3 miền đất nước đã đảm bảo kênh phân phối khí LPG (sản xuất từ lọc dầu, chủ yếu dùng trong gia đình) hoạt động trơn tru, không bị đứt gãy nguồn cung khi xảy ra các sự cố cục bộ, khách quan. Song hiện nay khí LPG được sử dụng chủ yếu cho dân dụng, các ứng dụng từ sản phẩm LPG còn thấp, do vậy sản lượng tiêu thụ rất thấp, dẫn đến quy mô hệ thống kho cảng LPG chủ yếu là kho cảng nhỏ, năng lực nhập hàng hạn chế.

Còn với khí thiên nhiên hóa lỏng LNG, với công nghệ và thiết bị phức tạp, còn mới, ở Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm xây dựng và vận hành. Tàu vận tải khí LNG thông thường có dung tích lớn, đòi hỏi phải có các cảng nước sâu để tiếp nhận tàu, đây là khó khăn khi xây dựng kho LNG tại Việt Nam. Ngoài ra việc xây dựng mới các tuyến ống dẫn khí từ kho LNG đến các khách hàng công nghiệp và dân dụng cũng gặp nhiều khó khăn về quy hoạch do thiếu đồng bộ khi các khu công nghiệp đước quy hoạch chưa tính đến dành hành lang tuyến cho ống dẫn khí đốt.

z3670155223222_e63321fb4a4f6215851761e9fa9c2676.jpg
Phát triển thị trường khí cần thúc đẩy công tác đầu tư cơ sở hạ tầng khí

Dự kiến, để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm khí trong nước, cơ sở hạ tầng tồn trữ của các kho chứa khí phải đạt quy mô 3,5-4 triệu tấn/năm vào năm 20205 và khoảng 4,5-5 triệu tấn/năm vào năm 2035 nhằm đảm bảo yêu cầu dự trữ tối thiểu đạt trên 15 ngày cung cấp. Do vậy trước hết, cần có định hướng mở rộng và xây mới kho chứa khí LPG từ lọc dầu để nhập khẩu đủ nhu cầu phát triển các nhà máy công nghiệp và các khách hàng. Cùng đó là xây mới và mở rộng kho khí hóa lỏng LNG hiện có đáp ứng nhu cầu tiêu thụ cho các dự án điện khí, các khách hàng công nghiệp.

Ông Nguyễn Hoàng Giang – Vụ phó Vụ Kế hoạch, Bộ Công Thương cho rằng, nhìn chung, để xây dựng các định hướng phát triển hạ tầng dự trữ, cung ứng khí Việt Nam khả thi, có hiệu quả chịu ảnh hưởng bởi nhiều định hướng phát triển, quy hoạch ngành, lĩnh vực khác, như: Quy hoạch sử dụng đất; Chương trình hoạt động đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy; phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu; các chương trình hoạt động, bảo vệ môi trường, bảo tồn sinh thái cảnh quan, di tích…; Khả năng thu hút, huy động vốn của nhà đầu tư… Do vậy, cần có sự phối hợp, chung tay của nhiều Bộ, ngành, địa phương, người dân và doanh nghiệp.

Hiện tại, thực hiện Quyết định số 503/QĐ-TTg ngày 10/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, Bộ Công Thương đang trong quá trình hoàn thiện để trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt. Sau khi Quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt sẽ xác định được mục tiêu, phương án phù hợp với tình hình thực tế, đại diện Vụ Kế hoạch - Bộ Công Thương cho biết.

Việt Nam có nguồn tài nguyên dầu khí, cơ sở hạ tầng công nghiệp khí đã được xây dựng tương đối đồng bộ. Chính phủ cũng luôn quan tâm đầu tư và phát triển ngành công nghiệp khí, cùng đó là những chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia vào thị trường khí… Tuy nhiên, tại diễn đàn, ông Nguyễn Văn Vy, chuyên gia từ Hiệp hội Năng lượng Việt Nam cũng cho rằng, hiện công nghệ cho tìm kiếm khai thác vẫn phức tạp, đòi hỏi vốn đầu tư lớn, đặc biệt sự biến động của thị trường dầu khí thế giới, chịu ảnh hưởng lớn bởi các yếu tố chính trị. Cùng đó là xu hướng chuyển dịch năng lượng toàn cầu. Do vậy, để phát triển thị trường khí, cần thúc đẩy sớm công tác đầu tư các dự án khai thác mỏ, cơ sở hạ tầng khí, nhập khẩu khí, điện khí, tái hóa khí hóa lỏng LNG để đảm bảo đáp ứng nhu cầu trong nước.

Ngành công nghiệp khí và thị trường khí đã và đang khẳng định là một thành phần quan trọng của nền kinh tế, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, đáp ứng yêu cầu thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội. Trong giai đoạn 2010-2020, năng lượng khí của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 11,7% xét trên tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng, chiếm tỷ trọng 2,3%. Tuy nhiên, xét về cơ cấu năng lượng sơ cấp của Việt Nam, tỷ trọng của năng lượng khí đối với tổng nguồn năng lượng sơ cấp đang có xu hướng giảm, từ 16,1% trong năm 2010 xuống 8,2% trong năm 2020.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
ĐBQH Lý Thị Lan đề nghị sớm triển khai chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Theo Đại biểu Lý Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, việc chậm, chưa ban hành các quy định pháp luật tất yếu dẫn tới lãng phí cơ hội thụ hưởng, tiếp cận chính sách của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đừng bỏ lỡ
  • 5 công trình khoa học ngành Dầu khí đạt giải thưởng VIFOTEC 2022
    Tại Lễ trao Giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam (VIFOTEC) năm 2022, ngành Dầu khí có 5 công trình khoa học đạt giải. Đặc biệt, trong 4 giải Nhất có 2 công trình đến từ Công ty Điều hành Dầu khí Biển Đông (BIENDONG POC) và Viện Dầu khí Việt Nam (VPI).
  • PV GAS khẳng định vị thế tiên phong trong lĩnh vực kinh doanh LNG
    Đầu tháng 5/2023, Bộ Công Thương đã ban hành quyết định chứng nhận Tổng công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV GAS) đủ điều kiện là thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu LNG, đánh dấu một bước phát triển mới của PV GAS trong lĩnh vực kinh doanh khí. Với quyết định này, PV GAS tự hào là đơn vị đầu tiên có đủ điều kiện để thực hiện các hoạt động xuất, nhập khẩu và kinh doanh, phân phối LNG cho thị trường Việt Nam.
  • Kiến tạo thịnh vượng của Bất động sản Thành Đông
    Có thể nói khu Đô thị mới của Công ty Cổ phần Bất động sản Thành Đông không chỉ là những không gian sống đáng mơ ước mà còn là dấu ấn kiến tạo thịnh vượng, góp phần làm thay đổi diện mạo của các vùng đất nơi Công ty đầu tư.
  • Tuổi trẻ PV GAS tích cực tham gia Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2023 của Trung ương Đoàn
    Hưởng ứng lời kêu gọi của Trung ương Đoàn và Đoàn Thanh niên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Đoàn Thanh niên PV GAS đã tích cực tham gia Lễ ra quân Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2023 của Trung ương Đoàn tại Cà Mau và tài trợ trao tặng căn nhà nhân ái cho gia đình chính sách ở xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn.
  • Cát Bà - Hải Phòng chuyển đổi mô hình nuôi trồng thuỷ sản gắn với du lịch
    Được gọi là thành phố biển, Hải Phòng phần khẳng định tiềm năng và thế mạnh của thành phố trong phát triển du lịch. Với quy mô hơn 29.000ha mặt nước cùng với địa hình castor đẹp, Quần đảo Cát Bà, Hải Phòng vừa là điểm đến du lịch lý tưởng, vừa có những điều kiện thuận lợi trong nuôi trồng thủy hải sản.
  • Công đoàn Cơ quan Điều hành PV GAS hưởng ứng Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ
    Công đoàn Cơ quan Điều hành PV GAS (CQĐH) đã tổ chức, phối hợp tổ chức các hoạt động có ý nghĩa thực tiễn, tập trung vào chăm lo sức khỏe cho người lao động.
  • Petrolimex: Xanh hoá sản phẩm góp phần giảm phát thải
    Trong bối cảnh toàn cầu đang nỗ lực giảm phát thải, hướng đến nền kinh tế xanh, trung hòa các bon, Petrolimex đã thay đổi tư duy trong kinh doanh, sớm đưa ra thị trường các sản phẩm chất lượng cao, thân thiện với môi trường.
  • Vinamilk đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài
    Song song với việc phát triển thị trường nội địa, Vinamilk - Công ty sữa hàng đầu Việt Nam tích cực tìm kiếm cơ hội đầu tư ra nước ngoài thông qua các chi nhánh nước ngoài và xuất khẩu.
  • PVFCCo xếp thứ 2 trong “Bảng xếp hạng công ty đại chúng uy tín và hiệu quả” năm 2023
    Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) vừa được vinh danh trong “Bảng xếp hạng Top 50 công ty đại chúng uy tín và hiệu quả” năm 2023 với vị trí thứ 2.
  • Tuổi trẻ Petrolimex đồng loạt tổ chức "Ngày Chủ nhật xanh" lần thứ II năm 2023
    Vừa qua, các cơ sở Đoàn trực thuộc Đoàn Thanh niên Petrolimex đã đồng loạt tổ chức "Ngày Chủ nhật xanh" lần thứ II năm 2023. Cùng với hoạt động sản xuất kinh doanh, Petrolimex nói chung và tuổi trẻ Petrolimex nói riêng, luôn nhận thức và ý thức trong công tác bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp.
  • Petrovietnam: Tiếp tục duy trì đà tăng trưởng ấn tượng
    5 tháng đầu năm 2023, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã đảm bảo cung ứng các mặt hàng chiến lược, đặc biệt là các sản phẩm chủ lực như dầu thô, khí, điện và xăng dầu, đã góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
  • T&T Group hợp tác chiến lược với tập đoàn TOP 10 của Hàn Quốc
    (TN&MT) - Ngày 25/5 vừa qua, tại Thủ đô Seoul (Hàn Quốc), đoàn công tác của Tập đoàn T&T Group do ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch Ủy ban Chiến lược của tập đoàn dẫn đầu đã tới thăm và làm việc với DB Group (một trong những tập đoàn kinh tế hàng đầu của Hàn Quốc).
  • PV Drilling đạt giải Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam
    Tại Lễ biểu dương Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam lần thứ II, Tổng công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (PV Drilling) đã được vinh danh và trao giải ở hạng mục Top doanh nghiệp Khoa học - Công nghệ và Đổi mới sáng tạo.
  • PV Drilling nhận hai giải thưởng quốc tế về thành tích an toàn
    Vừa qua, Tổng công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PV Drilling) đã vinh dự được Hiệp hội các nhà thầu khoan quốc tế - khu vực Đông Nam Á (IADC - SEAC) trao tặng 2 giải thưởng về thành tích an toàn hoạt động trong năm 2022.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO