Phát triển nhân lực, trọng dụng nhân tài ngành tài nguyên và môi trường - Nên trở thành tất yếu

An Thanh | 09/06/2022, 08:29

(TN&MT) - Như trên đã nói, công nghệ 4.0 đã đem đến những bước tiến vượt trội cho cuộc sống, thể hiện thế mạnh rõ rệt ở vào những thời điểm biến động như các đợt dịch Covid-19 vừa qua. Ở một số môi trường học tập, điển hình trong ngành tài nguyên và môi trường, E-Learning đã kéo gần khoảng cách không gian tương tác giữa các đối tượng với nhau, lấp đầy những khiếm khuyết hạn chế do việc giãn cách xã hội mang lại.

Thế nhưng, hình thức học ưu việt này hiện mới chỉ được áp dụng trong một số ít cơ sở đào tạo của ngành và các doanh nghiệp tư nhân mà chưa được sử dụng trong hệ thống trường học chính quy do một số khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện. Việc này đặt ra câu hỏi: Hiện khó khăn đang nằm ở đâu? Để giải quyết những trì hoãn này liên quan đến vấn đề gì? Liệu có phải chỉ trong hoàn cảnh khó khăn thì mới khiến con người có động lực vươn lên, còn khi mọi việc trở nên thuận lợi suôn sẻ, những nếp cũ, thói quen cũ lại dễ dàng quay lại?

8-4-.jpg

Trước tiên phải kể đến khó khăn. Một trong những khó khăn đối với các trường đại học, đó là việc chuyển đổi số các chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng để phục vụ triển khai E-learning yêu cầu thời gian và tương đối phức tạp do phải đảm bảo thuận lợi nhất cho học viên có thể truy cập từ nhiều thiết bị khác nhau như máy tính, điện thoại Anroid, iOS với giao diện, tính năng được thiết kế riêng biệt phù hợp với điều kiện cụ thể của trường, đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin của lớp học và của học viên.

Hình thức dạy học trực tuyến này cũng sẽ gặp khó trong việc tổ chức các hoạt động bài tập nhóm, đóng vai tình huống, tham quan thực tế hoặc những nội dung cần sự hướng dẫn cụ thể của giảng viên với từng vấn đề riêng của học viên/nhóm học viên phát sinh trong quá trình trao đổi, thảo luận trên lớp.

Làm thế nào để mô hình được cho là ưu việt có thể được ứng dụng rộng và xu thế tất yếu của ngành giáo dục trở thành thiết nghĩ, các trường cần liên kết lại trên một nền tảng chung; xây dựng và ban hành Quy chế quản lý đào tạo trực tuyến. Trong đó, tập trung đến việc quản lý hệ thống đào tạo trực tuyến.

Mặt khác, phải giám sát được quá trình tổ chức đào tạo, có hệ thống thi và kiểm tra đánh giá trực tuyến đảm bảo trung thực, khách quan theo yêu cầu của chương trình bồi dưỡng; lưu được hồ sơ quản lý học tập của từng học viên…

Đồng thời, phải thường xuyên tổ chức các buổi trao đổi học thuật, kinh nghiệm giảng dạy, truyền cảm hứng giữa các giảng viên/báo cáo viên nhằm tăng sức hấp dẫn cũng như sự hào hứng của học viên trong môi trường dạy và học. Mặc dù việc triển khai E-learning còn gặp nhiều khó khăn trong các trường học, nhưng không thể phủ nhận khoảng thời gian đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp chính là thời điểm tạo chất xúc tác cho sự phát triển mạnh mẽ của E-Learning, khiến nó trở thành phương án tối ưu duy trì hoạt động giáo dục. Việc tương tác trực tuyến được nhiều nền tảng triển khai và ứng dụng dễ dàng, kết nối chưa bao giờ đơn giản đến thế.

Tuy nhiên, việc sử dụng hệ thống E-learning ở Đại học TN&MT TP. Hồ Chí Minh được tận dụng trên cơ sở của Dự án “Tính bền vững vùng ven biển và đồng bằng cho khu vực Đông Nam Á - Marine Coastal and Delta Sustainability for Southeast Asia (MARE)” chứ không phải trên một nền tảng của hệ thống giáo dục chính quy. Vì vậy, dù đến thời điểm hiện tại, MARE đã khẳng định tính ưu việt trong sử dụng đối với sinh viên Đại học TN&MT TP. HCM, đáp ứng nhu cầu của đơn vị trong việc quản lý, giám sát chất lượng dạy và học của giảng viên và sinh viên, đặc biệt trong bối cảnh như đại dịch Covid-19, tuy nhiên công nghệ này vẫn mang tính tự phát nhỏ lẻ ở một vài đơn vị và đang có chiều hướng chỉ khép lại ở các đơn vị đó bởi nhu cầu đặt ra không còn bức thiết như thời điểm giãn cách.

Liệu trong điều kiện bình thường mới, khi Covid-19 không còn là nỗi lo, không còn là hàng rào cách trở, mô hình này có được duy trì, triển khai, nhân rộng trong hệ thống và trở thành xu thế tất yếu của ngành giáo dục hay không, hay nhân tố ưu việt trong xu thế tất yếu lại trở về vai thứ yếu.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn
Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Quan Sơn.
Đừng bỏ lỡ
  • Lai Châu cảnh báo lũ quét, sạt lở, sụt lún do mưa lũ
    (TN&MT) - Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Lai Châu ngày 22/9, cảnh báo trong 06 giờ tới trên địa bàn tỉnh tiếp tục có mưa, nguy cơ xảy ra lũ quét, lũ ống trên các khe suối nhỏ; sạt lở đất trên các sườn núi dốc, taluy dương; ngập úng ở các vùng trũng, thấp.
  • Little Ba Na Hills, mang Bà Nà xuống phố
    (TN&MT) - Ngày 20/9, Công ty CPDV Cáp treo Bà Nà đã đưa vào vận hành Nhà hàng Little Ba Na Hills tại địa chỉ 36 đường Bạch Đằng, Quận Hải Châu (Đà Nẵng). Đây là một không gian thư giãn, trải nghiệm mới mẻ và mang đậm dấu ấn của miền tiên cảnh Sun World Ba Na Hills giữa lòng thành phố bên sông Hàn.
  • Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội: Khai mạc giải bóng đá sinh viên
    Chiều ngày 21/9 tại Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường đã diễn ra lễ khai mạc giải bóng đá sinh viên do Liên chi Đoàn khoa Lý luận Chính trị tổ chức.
  • Kết nối du lịch ĐBSCL với các tỉnh Tây Bắc tại Lào Cai
    (TN&MT) - Nhằm tăng cường quảng bá hình ảnh, thông tin, tiềm năng du lịch của các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long( ĐBSCL) đến với các địa phương phía Tây Bắc, ngày 21/9, Hiệp hội Du lịch ĐBSCL phối hợp tổ chức Hội nghị Xúc tiến, quảng bá du lịch ĐBSCL với các tỉnh Tây Bắc tại Lào Cai.
  • Lan tỏa phong trào khởi nghiệp ở miền núi Quảng Ngãi
    Tận dụng lợi thế về đất đai và sản vật địa phương, nhiều thanh niên ở huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi đã “dám nghĩ, dám làm” phát triển kinh tế, khởi nghiệp kinh doanh, mang lại thu nhập cho bản thân và người dân địa phương.
  • Thoát nghèo nhờ cây quế
    (TN&MT) - Hơn 20 năm về trước, cây quế bén duyên với người dân Tràng Định (Lạng Sơn). Từ mục đích ban đầu chỉ nhằm phủ xanh đất trống đồi núi trọc, giờ đây, quế đã trở thành một trong những cây trồng chủ lực đem lại giá trị kinh tế cao, giúp người dân có thu nhập ổn định, vươn lên xóa nghèo.
  • Phú Thọ: Phát triển kinh tế từ mô hình chăn nuôi tập trung
    (TN&MT) - Những năm gần đây, tình hình chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có sự chuyển biến tích cực và đã đạt được kết quả quan trọng, trong đó quy mô tổng đàn vật nuôi chủ lực phát triển khá.
  • Lan tỏa Phong trào Cựu chiến binh giúp nhau làm kinh tế giỏi
    (TN&MT)- Thời gian qua, phát huy phẩm chất, truyền thống Bộ đội Cụ Hồ trên mặt trận kinh tế trong thời kỳ đổi mới, Hội Cựu chiến binh Việt Nam đã đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, huy động được nhiều nguồn lực, phát huy được tiềm năng, trí tuệ, kinh nghiệm, sức sáng tạo, dám nghĩ, dám làm tạo nên Phong trào “Cựu chiến binh giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi” với nhiều kết quả tốt đẹp.
  • Người TNG Holdings Vietnam mang “Giọt Thương” gửi vào ngân hàng máu
    (TN&MT) - Ngày 20/9, hàng trăm người TNG và cán bộ nhân viên một số công ty tại tòa nhà TNR Tower đã nô nức tham dự ngày hội “Giọt Thương”, chung tay đóng góp vào ngân hàng máu. Chương trình do TNG Holdings Vietnam phối hợp với Bệnh viện Việt Đức tổ chức.
  • Thừa Thiên – Huế phát động phong trào “Nhà tôi có bình chữa cháy”
    (TN&MT) - UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế vừa ban hành kế hoạch phát động phong trào “Nhà tôi có bình chữa cháy” trên địa bàn tỉnh.
  • Lào Cai: Trao giải thưởng Văn học - nghệ thuật
    (TN&MT) - Ngày 21/9, Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Lào Cai tổ chức trao giải thưởng Văn học - nghệ thuật Kỷ niệm 65 năm Bác Hồ thăm Lào Cai (23/9/1958 – 23/9/2023) và ra mắt ấn phẩm mới.
  • Bảo hiểm xã hội đối thoại với 120 doanh nghiệp tiêu biểu về chính sách BHXH, BHYT
    Ngày 19/9, Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Bùi Minh Đức cùng lãnh đạo các ban, ngành thành phố tổ chức đối thoại với 120 doanh nghiệp tiêu biểu trên địa bàn về chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT).
  • Bảo hiểm xã hội Việt Nam: Giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội cho thân nhân người tử vong vụ cháy chung cư mini
    Tính đến sáng 19/9, Bảo hiểm xã hội Hà Nội và các đơn vị đã chi chế độ tử tuất cho thân nhân người lao động của 17 người tử vong trong vụ cháy chung cư mini tại Khương Hạ, Hà Nội. Đây là 17 nạn nhân có tham gia bảo hiểm xã hội trong tổng số 56 người thiệt mạng của vụ cháy.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO