Thứ Ba, 20/5/2025 5:3 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Phát triển năng lượng - Tăng trưởng xanh - BĐKH: Nỗ lực và khoảng trống

Thứ Năm 24/03/2016 , 00:00 (GMT+7)

(TN&MT) – Ngày 24/3 tại Hà Nội, Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường (C&E) tổ chức hội thảo “Phát triển năng lượng – Tăng trưởng xanh – Biến đổi khí hậu: Nỗ lực và khoảng trống”.

Quang cảnh hội thảo
Quang cảnh hội thảo

Hội thảo nhằm tạo cơ hội cho các bên liên quan cùng thảo luận, đóng góp ý kiến và khuyến nghị cho quy hoạch và phát triển năng lượng tái tạo nói chung và nhiệt điện than nói riêng theo hướng bền vững hơn trong mối liên hệ với Chiến lược tăng trưởng xanh và ứng phó với BĐKH của Việt Nam, cập nhật thông tin liên quan tới giảm phát thải, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng của Việt Nam từ COP21 tại Paris năm 2015.

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Lê Đức Chung – Chuyên gia dự án CIGG, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh thúc đẩy quá trình tái cấu trúc và hoàn thiện thể chế kinh tế theo hướng sử dụng hiệu quả hơn tài nguyên thiên nhiên, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, thông qua tăng cường đầu tư vào đổi mới công nghệ, vốn tự nhiên, công cụ kinh tế. Từ đó góp phần ứng phó với BĐKH, giảm nghèo và đảm bảo phát triển kinh tế bền vững.

Ông Lê Đức Chung – Chuyên gia dự án CIGG, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phát biểu tại hội thảo
Ông Lê Đức Chung – Chuyên gia dự án CIGG, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phát biểu tại hội thảo

Ông Lê Đức Chung cho rằng ngành năng lượng chịu nhiều áp lực như: Duy trì tăng trưởng ở mức khá cao, GDP tăng khoảng 7%/năm; đầu tư cho tăng trưởng xanh đòi hỏi nguồn tài chính lớn 30 tỷ USD; chính sách thu hút đầu tư chưa đủ hấp dẫn; đầu tư ngoài nhà nước còn hạn chế; quán tính trong quyết định chính sách; khởi nghiệp trong ngành năng lượng rất hạn chế; không có công nghệ cốt lõi trong ngành năng lượng và các ngành khác.

Theo ông Lê Đức Chung, ngành năng lượng là 1 thách thức đặc biệt đối với tăng trưởng xanh vì quy mô và những thay đổi cần thiết của các nguồn năng lượng gây ô nhiễm và phát thải khí nhà kính; nhiên liệu hóa thạch sẽ tiếp tục là nguồn chính cung cấp năng lượng trong giai đoạn tới đơn giản do đạt đến mật độ có lợi thế với các hạ tầng xã hội và kỹ thuật phát triển xung quanh nó; các nguồn năng lượng mới cần phải được triển khai trên 1 quy mô tương đương với cách mạng công nghiệp, nếu không có hành động quyết định, lượng phát thải CO2 liên quan đến năng lượng sẽ tăng gấp đôi vào năm 2050

Ông Nguyễn Anh Tuấn – Phó Viện trưởng Viện năng lượng phát biểu tại hội thảo
Ông Nguyễn Anh Tuấn – Phó Viện trưởng Viện năng lượng phát biểu tại hội thảo

Ông Nguyễn Anh Tuấn – Phó Viện trưởng Viện năng lượng cho biết phát triển năng lượng tái tạo  (NLTT) có những cơ hội như: Chiến lược phát triển NLTT đến 2030, tầm nhìn đến 2050 đã ban hành; nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước rất quan tâm, tìm cơ hội đầu tư nguồn điện NLTT. Tuy nhiên, phát triển NLTT còn gặp 1 số thách thức về cơ chế và thể chế. Theo đó, biểu giá điện chưa thực sự hấp dẫn nhà đầu tư, chưa có quy hoạch phát triển NLTT.

Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, dù không mong muốn, tỷ trọng nhiệt điện than vẫn còn tiếp tục giữ ở mức đáng kể trong cơ cấu sản xuất điện. Từ đó, ông Nguyễn Anh Tuấn đề xuất: Cần áp dụng tối đa các giải pháp công nghệ tiên tiến, hiệu quả, giảm nhẹ tác động tới môi trường – xã hội; cần sớm ban hành các cơ chế thích hợp, đủ mạnh để thực sự khuyến khích phát triển các nguồn NLTT.

Ông Nguyễn Tiến Long – Chuyên gia năng lượng, Liên minh năng lượng bền vững tại Việt Nam, bà Chu Thanh Hương - Cục Khí tượng Thủy văn và BĐKH, Bộ Tài nguyên và Môi trường và ông Lê Đức Chung trong giờ thảo luận tại hội thảo
Ông Nguyễn Tiến Long – Chuyên gia năng lượng, Liên minh năng lượng bền vững tại Việt Nam, bà Chu Thanh Hương - Cục Khí tượng Thủy văn và BĐKH, Bộ Tài nguyên và Môi trường và ông Lê Đức Chung trong giờ thảo luận tại hội thảo

Tham dự hội thảo, bà Chu Thanh Hương đến từ Cục Khí tượng Thủy văn và BĐKH, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, theo Hiệp định COP21, Bộ TN&MT được Chính phủ giao: Là đầu mối xây dựng và thực hiện Chương trình mục tiêu ứng phó BĐKH và tăng trưởng xanh 2016 – 2020 (TP-CC&GG); chủ trì xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Hiệp định Paris, trong đó xác định Chương trình dự án thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP21; hướng dẫn các Bộ, địa phương đề xuất các dự án BĐKH, phối hợp với Bộ Kế hoạch Đầu tư đề xuất dự án tăng trưởng xanh đưa vào TP-CC&GG, chú ý các dự án phù hợp với Hiệp định Paris; huy động hỗ trợ quốc tế rà soát, đánh giá độc lập các dự án  thuộc TP-CC&GG.

Để chuẩn bị xây dựng kế hoạch thực hiện Hiệp định Paris về khí hậu, bà Chu Thanh Hương cho rằng cần chuẩn bị cho Diễn đàn cấp cao giữa Ủy ban Quốc gia về biến đổi khí hậu (NCCC) và các đối tác phát triển, dự khảo khung kế hoạch thực hiện Hiệp định Paris về khí hậu (thích ứng và giảm nhẹ), tập trung các câu hỏi: Chúng ta có gì? Chúng ta cần phải làm gì? Chúng ta sẽ làm gì?


Tin & ảnh: Mai Đan

Xem thêm
BYD Việt Nam ra mắt mẫu xe SUV hybrid vượt trội Sealion 6

Với mẫu xe mới Sealion 6, BYD Việt Nam lần đầu tiên giới thiệu công nghệ DM-i Super Hybrid tiên tiến đến người tiêu dùng trong nước.

Học về tái chế qua nghệ thuật mosaic

Trường THCS Ngoại ngữ đã phối hợp cùng Viện Goethe tổ chức một buổi hoạt động giáo dục bổ ích dành cho học sinh khối 7 với chủ đề 'Rác thải và Tái chế'.

TP.HCM: Đến 2030, xử lý rác bằng công nghệ đốt phát điện đạt 100%

TP.HCM phấn đấu xử lý rác thải sinh hoạt bằng công nghệ đốt phát điện và tái chế đến năm 2025 đạt tỷ lệ ít nhất 80%, hướng tới năm 2030 đạt 100%.

Mỗi người dân, mỗi bản làng là thành lũy phòng chống thiên tai

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Nguyễn Hoàng Hiệp cho rằng, người dân có vai trò trung tâm trong phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.

Nhà khoa học Việt phát triển công nghệ định vị vệ tinh

Hệ thống RTK-VIỆT, một ứng dụng được phát minh bởi các nhà khoa học Việt Nam, đang mở ra cơ hội làm chủ công nghệ định vị vệ tinh cho người dùng Việt Nam.

Đà Nẵng: Chờ phương án mới, bãi rác xây dựng Hòa Xuân tạm ‘đóng cửa’

Trong lúc chờ thành phố Đà Nẵng thống nhất phương án xử lý, vận hành thì bãi tập kết rác xây dựng tại khu vực Sân vận động Hòa Xuân tạm dừng tiếp nhận rác.