Phát triển năng lượng tái tạo chỉ mới giới hạn trong ngành điện

Khánh Ly | 17/06/2020, 14:07

(TN&MT) - Đó là nhận định trong Báo cáo tình hình năng lượng tái tạo toàn cầu 2020 do tổ chức REN21 vừa công bố ngày 16/6. Báo cáo chỉ ra, tỷ lệ năng lượng tái tạo trong ngành điện trên toàn thế giới là 26%, trong khi tỷ lệ tương ứng ở lĩnh vực sưởi ấm và làm mát, vận tải chỉ là 10% và 3%.

Bà Rana Adib, Giám đốc điều hành của REN21 cho biết, trong vòng 5 năm trở lại đây, ngành năng lượng tái tạo đã có những bước phát triển ấn tượng, đánh bại tất cả các loại nhiên liệu khác về mặt tăng trưởng và khả năng cạnh tranh.

Những bước tiến hiện nay phần lớn là kết quả của các chính sách và quy định khởi xướng từ nhiều năm trước và tập trung vào ngành điện. Năm 2019, khu vực tư nhân đã ký các thỏa thuận mua bán điện (PPA) tạo mức tăng trưởng kỷ lục hơn 43% cho công suất điện tái tạo mới.

Tuy vậy, trong các lĩnh vực năng lượng cho sưởi ấm, làm mát và vận tải, những rào cản chuyển đổi vẫn gần như nguyên vẹn suốt 10 năm nay. Điều này dẫn đến tỷ lệ năng lượng tái tạo trong các ngành này hầu như không có thay đổi lớn.

Năng lượng tái tạo trong ngành điện được đầu tư nhiều nhất

Trong bối cảnh suy giảm kinh tế đặc biệt do COVID-19, Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA dự báo phát thải CO2 liên quan đến năng lượng sẽ giảm tới 8% vào năm 2020, nhưng chỉ là tạm thời.

Để đáp ứng các mục tiêu của Thoả thuận Paris về biến đổi khí hậu, thế giới sẽ cần duy trì mức giảm hàng năm ít nhất là 7,6% trong 10 năm tới. Báo cáo nhấn mạnh, thế giới cần một cuộc phong toả toàn diện đối với nhiên liệu hóa thạch để đi đến cách mạng khí hậu.

Các cuộc biểu tình vì khí hậu toàn cầu đã lan rộng ở phạm vi chưa từng thấy, với hàng triệu người tham gia ở 150 quốc gia. Tính đến tháng 4/2020, 1.490 khu vực trải rộng trên 29 quốc gia đã ban hành các tuyên bố khẩn cấp về khí hậu, trong đó bao gồm các kế hoạch và mục tiêu cho các hệ thống năng lượng dựa trên năng lượng tái tạo.

Trong khi một số quốc gia đang dần loại bỏ than trong sản xuất điện, nhiều nước khác vẫn tiếp tục đầu tư xây dựng thêm các nhà máy nhiệt điện than. Kể từ khi các nước ký Thỏa thuận Paris, mức tài trợ các ngân hàng tư nhân cho những dự án nhiên liệu hóa thạch vẫn tăng lên mỗi năm, với tổng trị giá 2,7 nghìn tỷ USD trong ba năm qua.

Theo bà Rana Adib, các quốc gia đang đứng trước cơ hội chuyển đổi sang nền kinh tế các-bon thấp khi ban hành gói phục hồi kinh tế để ứng phó với dịch Covid-19. Tuy vậy, vẫn có một số gói phục hồi trực tiếp thúc đẩy khí đốt tự nhiên, than hoặc dầu mỏ. Hoặc có quốc gia dù tuyên bố đặt trọng tâm xanh, lại chỉ xây phần mái mà quên đi nền móng. “Lấy ví dụ xe ô tô chạy bằng điện và hydrogen chẳng hạn. Những công nghệ này chỉ được tính là xanh nếu có nguồn gốc từ năng lượng tái tạo”, bà Rana Adib nhận định.

Báo cáo tình hình năng lượng tái tạo toàn cầu 2020 chỉ ra rằng, các biện pháp phục hồi “xanh” (như đầu tư vào năng lượng tái tạo và vào hiệu suất năng lượng của các tòa nhà) tiết kiệm chi phí tốt hơn các biện pháp kích thích kinh tế truyền thống và cũng mang lại nhiều lợi nhuận hơn. Báo cáo cũng ghi nhận năng lượng tái tạo cung cấp cơ hội việc làm, quyền tự quyết năng lượng, tăng tốc quá trình tiếp cận năng lượng ở các nước đang phát triển, giảm khí thải và ô nhiễm không khí.

“Chính phủ các nước cần hành động mạnh mẽ hơn, không chỉ dừng ở gói phục hồi kinh tế.  Họ cũng cần tạo ra các quy tắc và môi trường phù hợp để chuyển đổi sang một hệ thống năng lượng hiệu quả và dựa trên nhiên liệu tái tạo để thực hiện trên toàn cầu. Ngay từ bây giờ."  Arthouros Zervos, Chủ tịch của REN21 nhấn mạnh.

Bài liên quan
  • Scotland công bố quỹ 78 triệu USD để hỗ trợ ngành năng lượng
    (TN&MT) - Chính phủ Scotland vừa mới cho biết nước này đã thành lập một quỹ 62 triệu bảng (tương đương 78 triệu USD) để giúp ngành công nghiệp năng lượng phục hồi sau các tác động của cuộc khủng hoảng COVID-19 và sự sụp đổ của giá dầu và khí đốt.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
  • Xây dựng nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao thích ứng với chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn
    (TN&MT) - Phát biểu tại Chương trình gặp mặt cán bộ đoàn các thời kỳ và Tọa đàm “Khát vọng tuổi trẻ - Hành động của Đoàn” do Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bộ TN&MT tổ chức chiều 28/3, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành mong muốn trong thời gian tới, Đoàn Thanh niên Bộ cần tập trung thường xuyên trau dồi kỹ năng, kiến thức cho mỗi đoàn viên, thanh niên nhằm thực hiện mục tiêu “Xây dựng nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao thích ứng với chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn”.
  • Phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam
    (TN&MT) - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 40/NQ-CP 2023 về Chiến lược phát triển ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam và xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
  • Sửa đổi chính sách lồng ghép thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP 26
    (TN&MT) - Từ nay đến năm 2025, Bộ TN&MT sẽ sửa đổi Luật Đất đai, Luật Tài nguyên nước, Luật Địa chất và khoáng sản, trong đó lồng ghép các nội dung thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26.
  • Hà  Nội: Bổ nhiệm tân Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường
    (TN&MT) - Ngày 23/3, tại quận Nam Từ Liêm, Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị công bố và trao Quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về việc điều động ông Nguyễn Huy Cường, Phó Bí thư Quận uỷ, Chủ tịch UBND Quận Nam Từ Liêm đến nhận công tác tại Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội để bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Sở.
  • Công bố quyết định thành lập Công đoàn cơ sở Cục Khoáng sản Việt Nam
    (TN&MT) - Chiều 20/3, tại Hà Nội, Cục Khoáng sản Việt Nam tổ chức lễ công bố Quyết định thành lập Công đoàn Cục Khoáng sản Việt Nam và ra mắt Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời Cục Khoáng sản Việt Nam. Ông Dương Trung Thành - Chủ tịch Công đoàn Bộ TN&MT dự và trao Quyết định.
  • Ngành TN&MT cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp hướng tới kinh tế xanh
    (TN&MT) - Phát biểu tại phiên cấp cao Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên (VBF) sáng 19/3, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Quý Kiên khẳng định: Ngành tài nguyên và môi trường cam kết luôn lắng nghe, đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp trong nước và ngoài nước để hoàn thiện cơ chế chính sách, nhằm mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, phát triển bền vững hướng tới nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.
  • Bộ TN&MT hướng dẫn tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới, Chiến dịch Giờ trái đất năm 2023
    (TN&MT) - Bộ TN&MT vừa có Công văn gửi các Bộ, ban ngành, đoàn thể Trung ương; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Các Đại sứ quán, tổ chức quốc tế tại Việt Nam đề nghị quan tâm, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các hoạt động thiết thực, hiệu quả, phù hợp chủ đề Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới và Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023.
  • Thúc đẩy nghiên cứu biến đổi khí hậu phục vụ quá trình phát triển bền vững
    (TN&MT) - Ngày 17/3, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu (KHKTTV&BĐKH) đã tổ chức Hội thảo Khoa học thường niên lần thứ XXV với chủ đề “Thúc đẩy ứng dụng chuyển đổi số và khoa học mở trong lĩnh vực khí tượng thủy văn, môi trường và biến đổi khí hậu phục vụ phát triển bền vững đất nước”.
  • Phổ biến các quy định pháp luật ứng phó BĐKH trong Luật Bảo vệ môi trường cho các tỉnh, thành miền Trung
    (TN&MT) - Sáng ngày 16/3, tại Đà Nẵng, Cục Biến đổi khí hậu (Bộ TN&MT) phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường TP Đà Nẵng tổ chức “Hội nghị tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật ứng phó với biến đổi khí hậu trong Luật Bảo vệ môi trường” cho đại diện các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức chính trị ở khu vực miền Trung.
  • Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong ứng phó với biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Ngày 16/3, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức Hội thảo “Khí hậu Việt Nam - Hợp tác giáo dục nhằm đạt được sự thay đổi bền vững tại các vùng đồng bằng Việt Nam” do Chính phủ Hà Lan tài trợ trong khuôn khổ Chương trình Tri thức Orange và được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt cho giai đoạn 2019 - 2023, nhằm nâng cao nguồn chất lượng nhân lực và giải quyết những thách thức trong bối cảnh biến đổi khí hậu mà Việt Nam đang phải đối mặt.
  • Bà Rịa - Vũng Tàu quản lý, khai thác quỹ đất công: Triển khai nhiều giải pháp
    (TN&MT) - Thời gian qua, công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã từng bước đi vào nền nếp và đạt được một số kết quả nhất định. Điển hình là công tác quản lý, khai thác quỹ đất công luôn được các sở, ngành, địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát để đảm bảo hiệu quả quản lý, sử dụng hợp lý, từ đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • Tiếp tục rà soát, thể chế hóa đầy đủ các chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước để hoàn thiện Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)
    Chiều 15/3, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tiến hành xem xét cho ý kiến về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành Phiên họp.
  • Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, phát huy nguồn lực từ đất đai
    Chiều 15/3, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân cùng Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Đoàn Thị Thanh Mai chủ trì buổi Hội thảo lấy ý kiến doanh nghiệp, liên hiệp hội, chuyên gia, nhà khoa học và các cơ quan, đơn vị cho dự thảo Luật Đất đai (Sửa đổi).
  • Bổ nhiệm 3 lãnh đạo Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Tài nguyên và Môi trường
    (TN&MT) - Ngày 15/3, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Thị Phương Hoa chủ trì Lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm Hiệu trưởng và 2 Phó Hiệu trưởng Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Tài nguyên và Môi trường.
  • Khối thi đua số VI, Bộ TN&MT: Thi đua tạo động lực hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị
    (TN&MT) - Sáng 15/3, tại Hà Nội, Khối thi đua số VI, Bộ TN&MT tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi đua – khen thưởng năm 2022 và ký kết giao ước thi đua năm 2023. ông Trương Văn Đạt, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và bà Vũ Thị Mai Lan, Phó Chánh Văn phòng Đảng – Đoàn thể dự và chỉ đạo Hội nghị.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO