Phát triển mô hình giữa Nhà nước và doanh nghiệp trong chuyển đổi số ngành Tư pháp

Phạm Oanh | 11/06/2021, 18:19

(TN&MT) - Đây là một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện thành công Kế hoạch chuyển đổi số ngành Tư pháp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 vừa được Bộ Tư pháp ban hành.

Cụ thể, tại Quyết định số 983/QĐ-BTP ban hành Kế hoạch chuyển đổi số ngành Tư pháp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Bộ xác định, chuyển đổi số là nhiệm vụ quan trọng, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và nâng cao chất lượng dịch vụ công của ngành Tư pháp. Trong đó, xác định thể chế và công nghệ là động lực của chuyển đổi số. Đặc biệt, chuyển đổi số phải xác định phục vụ người dân, doanh nghiệp là trung tâm trên cơ sở một tầm nhìn tổng thể và lộ trình, bước đi, ưu tiên cụ thể, phù hợp, khả thi, hiệu quả và an toàn trong điều kiện thực tế ngành Tư pháp.

Kế hoạch cũng đề ra các mục tiêu cụ thể như, năm 2025, 80% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động; 90% hồ sơ công việc tại cơ quan được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước); 100% báo cáo định kỳ (không bao gồm nội dung mật) của cơ quan Bộ được cập nhật, chia sẻ trên Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia, phục vụ hiệu quả hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành.

Chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm của ngành Tư pháp và nhiều bộ ngành khác trong thời gian tới

Trong khi đó, đến năm 2030 là 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động; nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến; 100% hồ sơ công việc tại cơ quan được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước); Hình thành nền tảng dữ liệu cho các lĩnh vực trọng điểm dựa trên dữ liệu của các cơ quan Nhà nước và hạ tầng kết nối mạng Internet, kết nối, chia sẻ rộng khắp giữa các cơ quan Nhà nước, giảm 30% thủ tục hành chính; mở dữ liệu cho các tổ chức, doanh nghiệp, tăng 30% dịch vụ sáng tạo dựa trên dữ liệu phục vụ người dân, doanh nghiệp…..

Để đạt được những mục tiêu này, ngành Tư pháp đề ra hàng loạt các giải pháp như: Nâng cao nhận thức bằng các hình thức phù hợp và thường xuyên để phổ biến, tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đến cán bộ, công chức, viên chức và người lao động về Chính phủ điện tử, chuyển đổi số; Kiến tạo thể chế theo hướng khuyến khích, sẵn sàng tiếp nhận sản phẩm, giải pháp, mô hình số, thúc đẩy phương thức quản lý mới đối với những quan hệ mới phát sinh.

Đồng thời là đầu tư, nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin hoặc thuê hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, trang thiết bị phục vụ Chính phủ điện tử, tiến tới Chính phủ số của Bộ Tư pháp; Phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa các đơn vị trực thuộc Bộ, các cơ quan tư pháp địa phương bằng các phương thức phù hợp. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn quá trình thực hiện Kế hoạch định kỳ hàng năm bằng hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến các nội dung trong Kế hoạch.

Nhất là việc phát triển các mô hình kết hợp giữa các cơ quan, nhà nước, doanh nghiệp. Trong đó, cần huy động sự tham gia của cộng đồng, cho phép các tổ chức, doanh nghiệp cùng khai thác các hệ thống công nghệ thông tin, các nền tảng và cơ sở dữ liệu của Bộ phục vụ việc phát triển hệ sinh thái sản phẩm Chính phủ điện tử, Chính phủ số ứng dụng công nghệ mới….

 

Bài liên quan
  • Chuyển đổi số ngành TN&MT: Các giải pháp kỹ thuật đã sẵn sàng để đạt được mục tiêu
    (TN&MT) - Ngày 10/3/2021 tại Quyết định số 417/QĐ-BTNMT, Bộ trưởng Bộ TN&MT đã ban hành Chương trình chuyển đổi số TN&MT đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Để tìm hiểu rõ hơn về những nhiệm vụ và công tác triển khai nhằm đạt được các mục tiêu đề ra của Chương trình, phóng viên Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Trần Văn Đoài - Phó Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin và Dữ liệu tài nguyên môi trường - đơn vị được Bộ giao chủ trì, điều phối về Chương trình chuyển đổi số này.

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Bình Định công khai loạt dự án khu đô thị chưa đủ điều kiện giao dịch
    Sở Xây dựng tỉnh Bình Định vừa công khai danh sách các dự án khu dân cư, khu đô thị chưa đủ điều kiện của bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh tính đến tháng 9/2023.
  • TNG Holdings Vietnam tài trợ xây 100 căn nhà Đại đoàn kết tại Hậu Giang
    (TN&MT) - Hưởng ứng lời kêu gọi vì người nghèo để không ai bị bỏ lại phía sau, TNG Holdings Vietnam vừa đóng góp hỗ trợ 5 tỷ đồng cho Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hậu Giang để xây dựng 100 căn nhà Đại đoàn kết.
  • Honda Việt Nam: Trao tặng mũ bảo hiểm cho các em học sinh năm học 2023 - 2024
    Đây là hoạt động ý nghĩa và thiết thực của chương trình “Trao tặng mũ bảo hiểm cho học sinh lớp Một” do Công ty Honda Việt Nam, Ủy ban ATGT Quốc gia, Bộ Giáo dục & Đào tạo triển khai trên toàn quốc từ năm 2018 đến 2020.
  • EVNNPT tăng cường hợp tác với Ngân hàng Thế giới
    Vừa qua, tại Hà Nội, Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) đã có buổi làm việc với bà Zayra Romo - Trưởng nhóm cơ sở hạ tầng Khu vực Đông Á và Thái Bình Dương - Ngân hàng Thế giới (WB) về khả năng hợp tác trong các lĩnh vực.
  • Dự án Khu nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp Vĩnh Hy: Hướng tới sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên
    Dự án Khu nghỉ dưỡng cao cấp Vĩnh Hy thuộc xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận, có quy mô 64,65 ha. Dự án được thiết lập với mục tiêu xây dựng khu du lịch sinh thái kết hợp khu nghỉ dưỡng khai thác hợp lý lợi thế về cảnh quan, thân thiện và tôn trọng hiện trạng môi trường, đảm bảo phù hợp với quy hoạch phát triển tổng thể của tỉnh Ninh Thuận và Vườn Quốc gia Núi Chúa. Đồng thời cung cấp những dịch vụ du lịch chất lượng cao, có bản sắc riêng, hướng tới sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên, phát triển du lịch bền vững.
  • NCSP hoàn thành bảo dưỡng sửa chữa hệ thống khí Nam Côn Sơn 1
    Công ty Đường ống khí Nam Côn Sơn (NCSP) đã hoàn thành thắng lợi công tác bảo dưỡng sửa chữa hệ thống khí Nam Côn Sơn 1 và Nhà máy xử lý khí NCSP năm 2023. Đây là công tác được thực hiện định kỳ 2 năm/lần nhằm đảm bảo độ tin cậy tuyệt đối của hệ thống đường ống khí Nam Côn Sơn.
  • Bát Xát – Lào Cai: Nhân rộng các mô hình làm kinh tế giỏi
    (TN&MT) - Những năm qua, để công tác giảm nghèo đi vào thực tế và bền vững huyện Bát Xát( Lào Cai) đã cùng với người dân tích cực triển khai các dự án phát triển kinh tế. Từ đó nhân rộng mô hình giảm nghèo theo hướng góp vốn đối ứng, phát huy được hiệu quả nguồn vốn của ngân hàng chính sách.
  • Kinh tế Quảng Nam 9 tháng đầu năm 2023 gặp nhiều khó khăn
    Kinh tế Quảng Nam trải qua 9 tháng đầu năm 2023 trong bối cảnh khó khăn, thách thức nhiều hơn thuận lợi. Hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh (SXKD) gặp không ít khó khăn, chủ yếu là do kinh tế thế giới vẫn chưa phục hồi hoàn toàn hậu Covid-19, nhu cầu thị trường giảm sút; mặc dù ngành du lịch, dịch vụ có khởi sắc vẫn chưa phục hồi hoàn toàn…
  • Vietsovpetro: Nâng cao sức mạnh truyền thông nội bộ và văn hóa doanh nghiệp
    Với mục tiêu nâng cao kiến thức nền tảng về truyền thông trong doanh nghiệp, đẩy mạnh công tác tuyên truyền xây dựng văn hóa doanh nghiệp và kết nối đội ngũ truyền thông nội bộ, Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro đã tổ chức Hội thảo “Sức mạnh của Truyền thông nội bộ và Văn hóa doanh nghiệp”.
  • Nhiều hoạt động thiết thực chào mừng 33 năm thành lập PV GAS
    Nhân dịp kỷ niệm 33 năm ngày thành lập Tổng công ty Khí Việt Nam - PV GAS (20/09/1990 - 20/09/2023), các đơn vị trực thuộc Tổng công ty đã tổ chức các hoạt động ý nghĩa với sự tham gia hưởng ứng của đông đảo cán bộ công nhân viên, người lao động (CBCNV-NLĐ).
  • Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn trầm lắng
    (TN&MT) - Thời gian qua, phân khúc bất động sản (BĐS) nghỉ dưỡng gồm biệt thự, nhà phố/shophouse, condotel gần như gặp khó khăn nhất trên thị trường BĐS. Ngoài việc khó khăn về pháp lý thì thanh khoản thấp, hàng tồn kho cao, khiến nhiều chủ đầu tư đuối sức.
  • Thanh Hóa: Khát vọng làm giàu từ mô hình trồng rừng
    Chính sách giao khoán trồng rừng kết hợp chăn nuôi là điểm sáng trong công tác xoá đói giảm nghèo tại xã Hà Tân, huyện Hà Trung (Thanh Hóa). Mô hình đang được Cựu chiến binh Lê Văn Bình vận dụng hiệu quả, phủ xanh đồi trọc, góp phần phát triển kinh tế bền vững, ổn định thu nhập cho nhiều lao động địa phương.
  • Thái Bình đa dạng kênh cho vay vốn giúp hộ nghèo phát triển kinh tế
    (TN&MT) - Đảng và Nhà nước ta luôn xác định công tác giảm nghèo bền vững là chủ trương lớn, quan trọng, nhất quán, xuyên suốt trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước. Nhận thức rõ điều này, tín dụng chính sách luôn được Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thái Bình quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện, nhờ đó công tác giảm nghèo đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật giúp các hộ nghèo thoát nghèo, nhiều hộ có cuộc sống trung bình, khá giả, đồng thời ý chí vươn lên của người nghèo tăng cao.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO