Phát triển kinh tế tuần hoàn trong ngành chế biến gỗ

Ngân Hà | 09/02/2023, 10:09

(TN&MT) - Vốn là ngành gắn liền với kinh tế sinh thái, ngành công nghiệp chế biến gỗ đang phát triển theo chiều hướng đáp ứng được các mục tiêu của KTTH.

Giải quyết phụ phẩm, phế phẩm ngành gỗ
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, mỗi năm Việt Nam có hơn 160 triệu tấn phụ phẩm được tạo ra từ sản xuất nông nghiệp, trong đó, phụ phẩm ngành gỗ, cấp độ sản xuất hàng hóa là rất lớn. PGS.TS Vũ Huy Đại - Trường Đại học Lâm nghiệp nhận định, mô hình KTTH trong chế biến gỗ cũng ngày càng phát huy thế mạnh. Những trụ cột chính trong mô hình này là phát triển kinh tế rừng trồng, phát triển kinh tế công nghiệp chế biến gỗ và phát triển hệ sinh thái các ngành công nghiệp phụ trợ. Trong các nhà máy chế biến gỗ luôn có các phụ phẩm chế biến gỗ ở các dạng khác nhau. Khi sử dụng được các phụ phẩm chế biến gỗ, sẽ nâng cao giá trị và hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh của nhà máy, đồng thời tạo môi trường xanh, sạch, không gây ô nhiễm môi trường.

thumbnail_anh-2-1-.jpg
Sản xuất công nghiệp tận dụng được mọi thành phần của gỗ để tạo nên sản phẩm

Thực tế, việc sử dụng phế liệu gỗ nhằm mục đích cung cấp nhiệt cho lò hơi, nồi hơi thay than đá hoặc dầu đã trở nên phổ biến, nhất là khi phụ phẩm gỗ chiếm khối lượng khá lớn, ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp. Đơn cử như Công ty Cổ phần Phú Tài đã tận dụng phụ phẩm từ gỗ làm viên nén năng lượng và chất đốt cho hệ thống nồi hơi của nhà máy. Ông Nguyễn Sĩ Hòe - Phó Tổng Giám đốc Công ty cho biết, việc tận dụng các phụ phẩm trong chế biến làm chất đốt cho nồi hơi sấy gỗ đã giúp Công ty tiết kiệm được hàng trăm tỷ đồng và doanh thu từ sản xuất viên nén năng lượng đã đưa tổng lợi nhuận tăng 2 - 3%. Công ty hiện đang liên kết với các công ty trồng rừng địa phương, xây dựng nhà máy viên nén năng lượng sử dụng cành, ngọn và phụ phẩm của các nhà máy chế biến gỗ trong khu vực và các tỉnh lân cận; Thiết lập chuỗi kinh tế lâm nghiệp tuần hoàn khép kín, từ trồng rừng bao tiêu toàn bộ sản phẩm rừng trồng, chế biến sâu các sản phẩm đồ gỗ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Đặc thù của ngành chế biến gỗ là nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, phân tán nên đối với các doanh nghiệp quy mô nhỏ, làng nghề đã hình thành các cơ sở chuyên thu gom các phụ phẩm chế biến gỗ để tái sử dụng phụ phẩm sản xuất các sản phẩm như viên nén gỗ, ván dăm, ván MDF, giấy và bột giấy. Từ đó đã hình thành mối liên kết giữa các công ty chế biến gỗ với các cơ sở thu mua phế phụ phẩm.
Một số nhà máy lớn, cụm chế biến gỗ đã áp dụng mô hình tận dụng nguyên liệu bỏ trong ngành chế biến gỗ của nhà máy để tạo sản phẩm tái chế ngay tại doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên liệu và bảo vệ môi trường.

Trở thành một khâu trong dây chuyền thế giới

Với nhiều nước trên thế giới, sản phẩm từ phế phẩm gỗ như dăm gỗ, viên nén là nguồn tài nguyên, là đầu vào quan trọng cho nhiều lĩnh vực, tạo ra một nền KTTH, bền vững. Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, năm 2022, hầu như các mặt hàng gỗ xuất khẩu đều chững lại nhưng riêng giá trị xuất khẩu viên nén 10 tháng năm 2022 đã đạt 602,7 triệu USD, tăng 81% so với cùng kỳ 2021.

Ông Đỗ Xuân Lập - Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết, viên nén gỗ được làm hoàn toàn từ phụ phẩm lâm nghiệp như vỏ cây, lá cây, cành cây nhỏ, đầu mẩu gỗ vụn. Nguồn phế - phụ phẩm này được thải ra từ hệ thống các xưởng xẻ, xưởng ván bóc, xưởng dăm… Hiện sức mua của thế giới tăng rất cao trong bối cảnh nhiên liệu hóa thạch ngày càng đắt đỏ và khan hiếm. Nhóm nhiên liệu thay thế có tính chất bảo vệ môi trường như viên nén gỗ có thị trường rất lớn.

Viên nén gỗ được làm hoàn toàn từ phụ phẩm lâm nghiệp như vỏ cây, lá cây, cành cây nhỏ, đầu mẩu gỗ vụn

Theo PGS.TS Vũ Huy Đại, các mô hình KTTH trong lĩnh vực lâm nghiệp, chế biến gỗ đã cho thấy hiệu quả lớn tại Phần Lan, Nhật Bản và một số nước châu Âu, Đây có thể là những bài học kinh nghiệm phù hợp cho Việt Nam trong thời gian tới.

Ưu điểm của sản phẩm ngành công nghiệp gỗ là tạo ra sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường. Khi hết vòng đời, sản phẩm của chuỗi có thể tái tạo vòng đời mới, tạo nguồn năng lượng mới thay thế năng lượng tái tạo hoặc phân hủy nhanh, ít gây ảnh hưởng đến môi trường, thậm chí làm phân bón hữu cơ cho nông nghiệp và trồng rừng. Bởi vậy, xu hướng của thế giới là sẽ sử dụng gỗ và sản phẩm gỗ sẽ tăng rất mạnh trong thời gian tới.

Để phát triển KTTH trong ngành chế biến gỗ, cần thiết phải đẩy mạnh các ngành kinh tế lâm nghiệp, bao gồm kinh tế trồng rừng, kinh tế công nghiệp chế biến gỗ. Các ngành này phải phát triển mạnh và song song với nhau, trồng rừng và khai thác tới đâu thì tiêu thụ và chế biến sâu tới đó. Nhà nước cần có cơ chế chính sách cho các doanh nghiệp là các chủ rừng, phát triển liên kết trồng, khai thác và chế biến tiêu thụ, để từ đó tạo vòng KTTH lớn. Có thể thiết lập khu liên hợp, tổ hợp chế biến gỗ tập trung quy mô lớn; đầu tư, xây dựng các mô hình điểm về KTTH trong chuỗi sản xuất, chế biến gỗ phù hợp với điều kiện của các doanh nghiệp…

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Sơn La: 50 đoàn viên thanh niên đạp xe diễu hành hưởng ứng Giờ Trái đất 2023
    (TN&MT) - Ngày 25/3, Đoàn thanh niên Sở Công Thương phối hợp với Công ty Điện lực Sơn La tổ chức ra quân tuyên truyền hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023.
  • Yên Bình (Yên Bái): Ra quân hưởng ứng Đề án trồng một tỷ cây xanh
    (TN&MT) - Sáng 25/3, tại tổ 7 thị trấn Yên Bình, UBND huyện Yên Bình (Yên Bái) tổ chức phát động trồng cây Phong Linh vàng và cây Hoa Ban trắng hưởng ứng Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025” của Thủ tướng Chính phủ.
  • Mưa đá xuất hiện tại miền núi Thừa Thiên – Huế
    Một trận mưa đá vừa xảy ra tại huyện miền núi A Lưới của tỉnh Thừa Thiên – Huế, không thiệt hại về người.
  • Thời tiết ngày 25/3: Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày và đêm 25/3, ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi cục bộ có mưa vừa, mưa to.
  • Lạng Sơn: Giữ gìn, bảo tồn đa dạng sinh học giúp dân thoát nghèo
    (TN&MT) - Được ví như “lá phổi xanh” vùng Đông Bắc, với trên 8.200ha rừng trải rộng trên địa bàn 5 xã thuộc 3 huyện của tỉnh Lạng Sơn, rừng đặc dụng Hữu Liên là địa bàn sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc từ bao đời nay. Nhờ được giao khoán bảo vệ rừng, giữ gìn, bảo tồn đa dạng sinh học, làm du lịch sinh thái đã tạo nguồn sinh kế ổn định cho bà con, đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
  • Thời tiết ngày 24/3: Nắng nóng gay gắt trước khi giảm nhiệt
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, trong ngày 24/3, khu vực từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-38 độ, vùng núi phía Tây có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ trên 39 độ. Độ ẩm tương đối thấp nhất 35-45%.
  • Ngay sau nắng nóng diện rộng, miền Bắc sắp đón không khí lạnh
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn quốc gia, từ chiều tối và đêm 24/3 trở đi, có một đợt không khí lạnh ảnh hưởng đến khu vực vùng núi phía Bắc, gây mưa rào và dông mạnh ở khu vực Việt Bắc, Đông Bắc.
  • Các nước Bắc Âu chia sẻ kinh nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn
    (TN&MT) - Chiều 23/3, tại Hà Nội, Đại sứ quán các nước Bắc Âu tại Việt Nam (Đan Mạch, Phần Lan, Na Uy và Thụy Điển) đã phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức tọa đàm “Giải pháp xanh cho kinh tế tuần hoàn và quản lý chất thải: Kinh nghiệm của Bắc Âu và hàm ý chính sách cho Việt Nam”.
  • Tham vấn xây dựng định mức chi phí tái chế sản phẩm, bao bì
    (TN&MT) - Sáng 23/03, Vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) phối hợp với Đại sứ quán Na Uy và một số đơn vị tổ chức Hội thảo tham vấn xây dựng định mức chi phí tái chế sản phẩm, bao bì (Fs).
  • Nắng nóng ở đồng bằng đến sớm hơn trung bình 1 tháng
    (TN&MT) - Đó là thông tin vừa được ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, Tổng cục KTTV cung cấp khi ông trao đổi về tình hình nắng nóng thời gian tới.
  • Văn Yên (Yên Bái): Sâu rộng phong trào bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Văn Yên (Yên Bái) vừa tổ chức Lễ phát động Phong trào “Mỗi người - Mỗi ngày một việc, góp phần làm sạch môi trường”, phong trào đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của cán bộ, các tổ chức chính trị - xã hội và người dân.
  • Hà Tĩnh: Chặn ô nhiễm từ thuốc bảo vệ thực vật
    (TN&MT) - Nông nghiệp đã và đang chiếm ưu thế về thu hút lực lượng lao động trên địa bàn Hà Tĩnh, nhất là ở khu vực nông thôn. Song song đó làm gia tăng nhiều sức ép lên môi trường, yêu cầu cần triển khai các giải pháp để chủ động kiểm soát, đặc biệt là việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong sản xuất.
  • Công nghệ cao - giải pháp đột phá cho dự báo thiên tai
    (TN&MT) - Những năm qua, để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH), ngành khí tượng thủy văn (KTTV) luôn chú trọng ứng dụng công nghệ hiện đại nhằm nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo thiên tai. Mục tiêu chung là giảm nhẹ rủi ro thiên tai, phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh trên phạm vi cả nước.
  • Thông tin KTTV: Đầu vào quan trọng của các hoạt động kinh tế - xã hội
    (TN&MT) - Nắm bắt thông tin KTTV giúp con người chủ động hơn trong các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, là điều kiện đảm bảo để quá trình phát triển hạn chế được các rủi ro từ thời tiết, khí hậu. Vì vậy, thông tin KTTV được đánh giá là đầu vào quan trọng của các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội, góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO