Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp

Thứ Ba, 13/5/2025 1:39 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Thứ Ba 24/08/2021 , 21:15 (GMT+7)

Phát triển kinh tế rừng gắn với bảo vệ môi trường ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi

Thứ Ba 24/08/2021 , 21:15 (GMT+7)

(TN&MT) - Tỉnh Quảng Ngãi đặt mục tiêu đến năm 2025, có từ 15-20% diện tích rừng trồng sản xuất trên địa bàn tỉnh theo mô hình liên kết và được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững, góp phần nâng cao giá trị của rừng trồng, cải thiện sinh kế bền vững cho người dân miền núi.

Chuyển từ trồng rừng gỗ nhỏ sang trồng rừng gỗ lớn đang mang lại hiệu quả kinh tế cao

Theo Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ngãi, toàn tỉnh hiện có gần 194.000 ha rừng trồng sản xuất, chủ yếu là keo lai (trong và ngoài quy hoạch), chiếm 58% diện tích rừng hiện có, với diện tích khai thác hàng năm từ 35.000-40.000 ha. Chu kỳ khai thác rừng trồng trên địa bàn tỉnh của hộ gia đình cá nhân chỉ đạt khoảng từ 4-5 năm/chu kỳ; sau khi đã trừ các loại chi phí giá trị lợi nhuận sau khai thác khoảng từ 40-50 triệu đồng/ha/chu kỳ.

Theo đánh giá, trong những năm qua, thực hiện nhiều chương trình, kế hoạch, đề án, dự án quan trọng về bảo vệ, phát triển rừng và phát triển lâm nghiệp, ngành lâm nghiệp đã đạt nhiều thành tựu quan trọng, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, đến nay, toàn tỉnh mới chỉ có hơn 2.987 ha, bằng 2,5%/tổng diện tích rừng trồng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững. Diện tích này là quá nhỏ so với diện tích rừng của tỉnh.

Do vậy, tỉnh Quảng Ngãi xác định thời gian tới phải tái cơ cấu ngành lâm nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ, gắn với phát triển vùng nguyên liệu ổn định được cấp chứng chỉ chứng chỉ quản lý rừng bền vững.

Tỉnh Quảng Ngãi cũng đặt mục tiêu đến 2025 phải địa phương phải có từ 15-20% diện tích rừng gỗ lớn theo tiêu chuẩn quốc tế (FSC).

Theo quy hoạch vùng nguyên liệu rừng trồng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2016-2020 Quảng Ngãi trồng 507ha và giai đoạn 2021-2030 trồng thêm 1.933ha. Đây là diện tích rất lớn mang lại giá trị kinh tế cao, phục vụ cho nhu cầu chế biến và xuất khẩu sản phẩm lâm nghiệp của tỉnh Quảng Ngãi trong tương lai; góp phần tăng thu nhập, bảo vệ môi trường và hệ sinh thái bền vững.

Ông Trần Phước Hiền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX đã xác định: “Phát triển lâm nghiệp bền vững gắn với công nghiệp chế biến gỗ theo hướng xuất khẩu”; tái cơ cấu ngành lâm nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng các sản phẩm từ rừng trồng sản xuất để mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần giảm nghèo bền vững tại các huyện miền núi của tỉnh là một trong những mục tiêu lớn của ngành Nông nghiệp.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu các địa phương phải tuyên truyền, vận động tập hợp người dân liên kết, trồng rừng gỗ lớn tạo vùng nguyên liệu liền thửa, liền vùng để tiến đến thành lập Hợp tác xã. Phấn đấu đến cuối năm 2025, toàn tỉnh có từ 15-20% diện tích rừng trồng theo mô hình liên kết và được cấp chứng chỉ chứng chỉ quản lý rừng bền vững.

 

  • Đặc sắc Ngày hội hoa đào Lóng Luông
    Dân tộc thiểu số 10/02/2025 - 16:15

    (TN&MT) – Ngày hội hoa đào là hoạt động được xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La tổ chức thường niên vào dịp đầu xuân mới, khi hoa đào nở rộ, nhằm tôn vinh nét đẹp của hoa đào Lóng Luông; quảng bá, giới thiệu tiềm năng, bản sắc văn hóa các dân tộc xã Lóng Luông với nhiều hoạt động hấp dẫn, độc đáo.

  • Lào Cai: Độc đáo Lễ cúng “Thần Nước, Thần Rừng” của người Hà Nhì
    Dân tộc thiểu số 05/02/2025 - 18:50

    (TN&MT) - Sau Tết Nguyên Đán, đồng bào dân tộc Hà Nhì ở Ý Tý, Lào Cai lại cùng nhau cúng “Thần Nước, Thần Rừng” cầu mong bình an, no ấm, hạnh phúc và giáo dục con cái bảo vệ rừng, bảo vệ hệ sinh thái, bảo vệ môi trường. Đây là một nét văn hoá đặc sắc riêng của dân tộc Hà Nhì ở vùng cao Lào Cai.

  • Hòa Bình: Tục để cây mía bên ban thờ của người Mường
    Dân tộc thiểu số 31/01/2025 - 22:10

    (TN&MT) - Tết Nguyên đán không chỉ là dịp để sum vầy, mà còn là thời điểm để mỗi người tìm về cội nguồn văn hóa, gìn giữ những phong tục truyền thống tốt đẹp. Trong văn hóa của người Mường ở tỉnh Hòa Bình, cây mía không chỉ là một loại cây trồng thông thường, mà còn mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc.

  • Dọc đại ngàn Trường Sơn
    Dân tộc thiểu số 28/01/2025 - 22:55

    (TN&MT) - Trên đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Cơ Tu, Kor, Xơ Đăng, Bhnoong ở Quảng Nam đang từng ngày thay đổi nhờ sự trợ lực từ những chính sách của Đảng, Nhà nước. Hàng loạt các chính sách vùng đồng bào đang được phát huy hiệu quả đã tạo ra sức bật lớn trong đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng, tạo sinh kế bền vững để đời sống hơn xưa.

  • Nâng cao hiệu quả của trung tâm học tập cộng đồng vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi
    Dân tộc thiểu số 03/01/2025 - 22:51

    Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1716/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đến năm 2030.

  • Bát Xát (Lào Cai): Khai mạc Phiên chợ văn hóa thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc thiểu số và miền núi
    Dân tộc thiểu số 19/12/2024 - 15:49

    (TN&MT) - Ngày 19/12, tại chợ trung tâm thị trấn, UBND huyện Bát Xát (Lào Cai) phối hợp với Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển chợ phía Bắc tổ chức “Phiên chợ văn hóa thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc thiểu số và miền núi”, Ngày hội hướng nghiệp và giới thiệu việc làm; công bố các sản phẩm OCOP năm 2024 và khánh thành chợ trung tâm thị trấn Bát Xát.

  • Những người Khơ Mú (Mường Chà) giữ hồn dân tộc
    Dân tộc thiểu số 04/12/2024 - 17:26

    (TN&MT) - Cuối năm, trời Điện Biên nắng vàng như rót mật. Quốc lộ 12 đen lĩnh như tấm lụa vắt ngang giữa đại ngàn. Độ này, hoa dã quỳ nở khắp cung đường, vàng xuộm. Bản Khơ Mú bình yên, khiêm tốn bên dòng Nậm Mức. Cả bản Púng Giắt , xã Mường Mươn có 92 hộ, hơn 400 nhân khẩu, 100% là người dân tộc Khơ Mú. Năm 2024 tỷ lệ hộ nghèo của bản giảm mạnh còn 22,85%. Dù cuộc sống vẫn còn không ít khó khăn, nhưng họ vẫn hào sảng say sưa hát, say sưa múa… lạc quan và yêu đời như vốn tự nhiên có của mảnh đất này...

  • Tưng bừng ngày hội các dân tộc vùng Đông Bắc
    Dân tộc thiểu số 03/11/2024 - 08:37

    (TN&MT) - Tối 2/11, tại TP. Lạng Sơn, Bộ VHTT&DL phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI năm 2024.

  • Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc
    Dân tộc thiểu số 19/10/2024 - 21:45

    Đến năm 2030, phấn đấu 100% đội ngũ công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra tại các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, nâng cao năng lực về nghiệp vụ, kỹ năng thanh tra, kiểm tra trong thực hiện chính sách dân tộc.

  • Quảng Nam: Đến năm 2025 giảm tỷ lệ hộ nghèo khu vực miền núi còn dưới 10%
    Dân tộc thiểu số 24/09/2024 - 18:49

    Ngày 24/9, tại TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam đã khai mạc Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Quảng Nam lần thứ IV - năm 2024.

  • E-magazine: Thần tốc vì ngày mai Làng Nủ
    Dân tộc thiểu số 22/09/2024 - 21:20

    (TN&MT) - Làng Nủ - cái tên mà trong những ngày qua, hầu như bất kỳ ai, đã là con dân của đất Việt hầu như đều đau đáu trông về. Làng Nủ - là nơi mà gần như bất kỳ con tim người Việt trên mảnh đất hình chữ S đều hướng về. Làng Nủ là nơi bàn chân của con Lạc, cháu Hồng đều muốn đến... Và dù là ai, ở cương vị nào, ở công việc nào, tất cả đều hối hả, thần tốc để có thể bù đắp, để có thể sẻ chia, đồng hành và tất cả đều cùng vì mục tiêu - vì ngày mai Làng Nủ.

  • Điều kỳ diệu ở Lào Cai: Người dân Làng Nủ nhanh chóng có nơi ở mới
    Dân tộc thiểu số 21/09/2024 - 16:55

    (TN&MT) - Đúng 7 ngày, khu tạm cư mới gồm 23 ngôi nhà cho các hộ dân làng Nủ đã chính thức hoàn thành trong sự đón chờ của dân làng và nhân dân đồng bào cả nước.

Xem thêm